Giáo án Công nghệ 6 kì 2 - Trường THCS Mỹ Phúc

Giáo án Công nghệ 6 kì 2 - Trường THCS Mỹ Phúc

Tuần 19

Tiết 37

Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ

I. Mục tiêu:

HS nắm được:

- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

- Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa

II. Chuẩn bị:

GV: + Đọc sgk, tài liệu hướng dẫn, phân bố thời gian bài dạy.

T1(37): Vai trò các chất dinh dưỡng: đạm, đường bột, chất béo.

T2(38): Chất sinh tố, nước, muối khoáng, chất xơ.

Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn VN.

T3(39): Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

+ Các mẫu hình vẽ, tranh ảnh

 

doc 46 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 kì 2 - Trường THCS Mỹ Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37
Chương III: 	Nấu ăn trong gia đình
 Cơ sở của ăn uống hợp lý
I. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa
II. Chuẩn bị:
GV: + Đọc sgk, tài liệu hướng dẫn, phân bố thời gian bài dạy.
T1(37): Vai trò các chất dinh dưỡng: đạm, đường bột, chất béo.
T2(38): Chất sinh tố, nước, muối khoáng, chất xơ.
Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn VN.
T3(39): Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Các mẫu hình vẽ, tranh ảnh
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
? Trong thực tế hàng ngày, con người cần ăn những chất đinh đưỡng nào? Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng ? 
GV: Chất xơ và nước là thành phần chủ yếu trong bữa ăn, mặc dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng rất cần cho sự chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.
GV: Có 2 nguồn cung cấp chất đạm là động vật và thực vật.
? Đạm động vật có trong thực phẩm nào?
GV mở rộng: Đậu tương chế biến thành sữa đậu nàn, mùa hè uống rất mát bổ, người mắc bệnh béo phì hoặc huyết áp cao uống rất tốt.
? Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý
GV: cho HS quan sát thực tế 1 bạn H trong lớp phát triển tốt về chiều cao, cân nặng. Từ đó em they chất đạm có vai trò như thế nào đối với cơ thể
GV phân tích: Prôtêin có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Nói theo Angghen “Sự sống là khả năng tồn tại của vật thể prôtêin”
? Vậy nó quan trọng ở chỗ nào
? Theo em những đối tượng nào cần nhiều chất đạm?
Hoạt động 2
? Chất đường bột có trong các thực phẩm nào?
? Chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể.
GV phân tích thêm:
- Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và rẻ tiền cho cơ thể: hơn 1/2 năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày là do chất đường bột cung cấp. Nguồn lương thực chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể là gạo (1kg gạo ằ 1/5kg thịt ị khi cung cấp năng lượng ị hiệu quả, rẻ tiền)
+Gluxit liên quan tới quá trình chuyển hoá prôtêin và lipit.
Hoạt động 3:
? Chất béo thường có trong các thực phẩm nào
? Theo em chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể
GV phân tích thêm:
+ Lipit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng 1g lipit ằ 2g gluxit hoặc prôtêin khi cung cấp năng lượng.
+ Là dung môi hoà tan các Vitamin trong dầu mỡ như vitamin A, E.
+ Tăng sức đề kháng(nhất là về mùa đông)
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng
H: Kể tên: chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng.
1. Chất đạm (prôtêin)
a. Nguồn cung cấp
H: Các loại đậu: đậu tương, xanh, đen, trắng, đỏ, lạc, vừng, hạt sen, hạt điều
H: dùng 50% đạm động vật và 50% đạm thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày (phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ)
b. Chức năng dinh dưỡng (vai trò của prôtêin)
H: Đọc phần 1b/67sgk
H: + Tham gia chức năng tạo hình, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức của cơ thể (kính thước, chiều cao, cân nặng)
+ Cấu tạo các men tiêu hoá, các chất của tuyến nội tiết (tuyến thận, tuỵ, sinh dục, giáp trạng)
+ Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị huỷ hoại (rụng tóc, đứt tay)
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
H: phụ nữ có thai, người già yếu, trẻ em
2. Chất đường bột (gluxit)
a. Nguồn cung cấp:
H: Chất đường: keo, mía, mạch nha
Chất bột: các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn, các loại củ quả: chuối, mít, đậu cô ve.
b. Vai trò
H: Trả lời như sgk
3. Chất béo (lipit)
a. Nguồn cung cấp
H: - Có trong mỡ động vật: mỡ lợn, phomát, sữa, bơ, mật ong
- Dầu thực vật: chế biến từ các loại đậu, hạt: vừng, lạc, ô liu
H: Trả lời như sgk
Hoạt động 4: Củng cố
? Vai trò của chất đạm, đường bột, chất béo
Hoạt động 5: HĐVN
Học bài sgk + vở ghi
Tiết 38
Cơ sở của ăn uống hợp lý (tiếp)
I. Mục tiêu: như tiết trước
II. Chuẩn bị: như tiết trước
III. Các hoạt động:
GV đặt vấn đề: ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Theo em, ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng trên, cơ thể con người cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa?
=> Vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước
Hoạt động 1
? Hãy kể tên những loại Vitamin mà em biết?
? Vitamin A có trong thực phẩm nào trong thực đơn của gia đình em?
Giáo viên bổ xung: 
+ Trong gan, lòng đỏ trứng, bơ, dầu cá
+ Chuối, táo, cam, ổi, dứa, mít, lêkima, 
+ Rau dền, khoai tây, 
? Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể như thế nào? 
GV: Nhóm Vitamin này rất phong phú: B1, B2, B6, B12, 
? Vitamin B1 thường có trong thực phẩm nào? Tác dụng của nó với cơ thể?
? Vitamin C có trong thực phẩm nào?
? Vitamin D có trong thực phẩm nào? Vai trò của nó đối với cơ thể? 
* GV kluận: cơ thể con người còn cần rất nhiều Vitamin khác như B6, B12, K, E, PB, 
Mỗi loại Vitamin có một chức năng đặc biệt không thể thay thế lẫn nhau. Nếu thiếu Vitamin này hay khác sẽ dẫn đến những bệnh đặc trưng do thiếu Vitamin tương ứng
Hđộng 2: chất khoáng – nước – xơ
? Chất khoáng gồm những chất gì?
Can xi và phốt pho có trong những thực phẩm nào?
? Iốt có trong thực phẩm nào?
Vai trò của nó đối với cơ thể?
? Chất sắt có trong thực phẩm nào?
? Nước quan trọng như thế nào?
Hoạt động 3
Hoạt động 4:
? Vitamin, khoáng, sắt, có trong những thực phẩm nào? có vai trò như thế nào? 
Hoạt động 5: hđ về nhà
Học bài SGK + vở ghi
Các loại Vitamin
4) Các loại Vitamin
H: trả lời những loại Vitamin chính.
a. Vitamin A
H: các loại có mầu đỏ như: cà chua, cà rốt, gấc, xoài, đu đủ, dưa hấu
H: trả lời: 
- Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ đôi mắt 
- Giúp cấu tạo bộ răng đều, xương nở, bắp thịt phát triển hoàn toàn, da đỏ hang hào
- Tăng sức đề kháng, tăng khả năng cung cấp sữa cho các bà mẹ
- Nhu cầu: Người lớn 4000 – 5000 đvị
Trẻ em 1500 – 5000 đvị.
b. Vitamin B
H: +Có trong cám gạo, men bia, thịt lợn nạc, tim gan, thịt gà, thịt vịt, trứng, sò huyết, lươn tôm, cá khô, giá đỗ, nấm, rau muống, ngũ cốc, đỗ xanh, đậu nành
+ Tác dụng: điều hoà hệ TK, ngăn ngừa bệnh phù thũng, giúp tiêu hoá thức ăn
+ Nhu cầu: Trẻ em 0,5 – 1 mg/ngày
Người lớn 1 – 1,6 mg/ngày
c. Vitamin C
- Có trong rau quả tươi
- Giúp cơ thể phòng chống những bệnh truyền nhiễm, bệnh về da, 
- Nhu cầu: Trẻ em 30 – 75 mg/ngày
Người lớn 70 – 75 mg/ngày
d. Vitamin D
- Có trong bơ, dầu, gan cá thu, lòng đỏ trứng, 
- Giúp cơ thể chuyển hoá chất vôi, chất lân, giúp bộ xương răng phát triển tốt
- Nhu cầu 400 đvị/ngày
5. Chất khoáng
Gồm phốt pho, can xi, iốt, sắt, 
a. Can xi và phốt pho
- Có trong cá, sữa, tôm, cua, trứng, rau quả tươi,
- Vai trò: giúp răng và xương phát triển tốt
b. Chất Iốt
- Có trong rong biển, cá tôm, sò biển, các loại sữa, 
- Giúp tuyến giáp tạo hoóc môn điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
Nếu thiếu, tuyến giáp không làm đúng chức năng, gây cáu gắt, mệt mỏi
c. Chất sắt
6. Nước:
- Là thành phần chủ yếu của cơ thể
- Là môi trường cho mọi chuyển hoá
7. Chất xơ:
Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc giúp:
- Tạo TB mới, cung cấp năng lượng để hoạt động, bổ xung những hao hụt mất mát, điều hoà mọi hoạt động
II. Giá trị dinh dưỡng các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm
a. Cơ sở khoa học
b. ý nghĩa
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau
Củng cố
Tuần 20
Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý
I. Mục tiêu: như tiết trước
II. Chuẩn bị: như tiết trước
III. Các hoạt động
Hđ 1: Kiểm tra bài cũ
? Có mấy nhóm thức ăn
? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm
GV cho điểm
Hđ 2: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
GV đvđ: Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng theo các em có nên ăn quá nhiều không, tại sao?
GV cho HS quan sát hình ảnh một người gầy còm, nhận xét xem người đó có phát triển bình thường không, tại sao?
GV kluận: nếu thiếu chất đạm cơ thể chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ
? Vậy nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm?
GV đvđ: Tại sao trong lớp học có những bạn trông lúc nào cũng không nhanh nhẹn, vẻ mệt mỏi hiện ra trên nét mặt?
? Trong lớp có những bạn béo quá, tại sao?
? Có bạn nào bị sâu răng không? Tại sao?
? Theo em làm như thế nào để giảm cân?
?Nếu thiếu chất béo?
? Nếu thừa?
? Nhu cầu?
* GV kluận: Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ
H lên bảng trả lời
H: Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thu với một lượng vừa đủ không thừa, không thiếu, nếu không sẽ gây hậu quả xấu
1. Chất đạm
a. Thiếu đạm
H: + phát triển không bình thường
+ Do thiếu chất đạm
b. Thừa đạm
Gây một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt thận hư vì phải làm việc nhiều vì phải đào thải cặn bã của chất đạm (urê, axit unis và những chất gây ngộ độc cho cơ thể)
H: 0,50 g/kg thể trọng
2. Chất đường bột
a. Thiếu
H: Do ăn thiếu chất đường bột, cơ thể ốm yếu, đói mệt
b. Thừa
- Một số bạn thừa cân do ăn nhiều chất bột làm cơ thể phát triển thiếu cân đối 
-> bệnh béo phì
- Một số bạn bị hỏng men răng, sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt (nhất là ăn vào buổi tối)
- Giảm chất đường bột và chất béo, tăng rau xanh và hoa quả
- Tăng cường vận động
- Nhu cầu: Người lớn 6 – 8 g/kg thể trọng
Trẻ em 6 – 10 g/kg thể trọng
3. Chất béo
a. Thiếu: không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống đỡ bệnh tật kém
b. Thừa: 
- Tăng trọng nhanh, bụng to, tim có mỡ bao quanh, dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim
- Nhu cầu:
+ Phụ thuộc lứa tuổi: tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm
+ Phụ thuộc mùa khí hậu: mùa hè giảm, mùa đông tăng
* Ngoài ra các chất sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ cần được quan tâm sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp. Nên ăn nhiều rau, củ, quả phối hợp với nhiều loại thực phẩm đa dạng, thay đổi trong các bữa ăn thường ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể
Hoạt động 3: Tổng kết bài giảng, dặn dò
- GV đọc – cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nêu câu hỏi củng cố bài và luyện kỹ năng vận dụng kiến thức 
- Quan sát tháp dinh dưỡng cân đối và tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết” SGK/75
- Chuẩn bị xem trước bài 16
Tiết 40: Vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Mục tiêu: HS hiểu
- Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn
II. Chuẩn bị:
- Tìm hiều tư liệu, sách báo, qua thực tế về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm 
- Chuẩn bị câu hỏi phát huy tính sáng tạo của HS
- Phân bố:
T1: vệ sinh an toàn thực phẩm
T2: an toàn thực phẩm
Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
- Đồ dùng:
+ Các hình vẽ phóng to hình 3.14, 3.15, 3.16 SGK
+ Tranh ảnh, mẫu vật sưu tầm để minh hoạ cho bài giảng và khắc sâu kiến thức cho HS
III. Các hoạt động
Hđ 1: Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai  ... gần kết thúc.
- Không lạng phần vỏ quá dày vì cánh hoa sau khi cuốn cánh dễ dính nhau, dễ đứt, hoa chóng khô, không đẹp.
- Khi cuốn lòng bàn tay phải đỡ cuống hoa.
- Bày sản phẩm và đĩa sứ trắng.
H: Các loại rau, củ, quả: Hành lá, hành củ, dưa chuột, cà chua, đu đủ.
2. Dụng cụ SGK
1. Tỉa hoa từ quả cà chua – tỉa hoa hồng.
- Hoa hang cuốn vỏ
+ Chọn quả nhỏ, tròn đều, chín vừa tới
+ Ngồi thoải mái, vài thẳng, đầu hơi cúi, mắt chăm chú nhìn vào dao.
+ Tay trái cầm ngliệu, tay phải cầm dao, ngón tay cái tì lên sống dao, ngón tay trỏ áp vào má dao, chỗ dao tiếp xúc với ngliệu làm cữ cho dao khỏi trật ra, trật vào để tỉa hoa cho đều. Ba ngón tay còn lại nắm chặt chuôi dao.
+ Thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động 4: Đánh giá tiết thực hành, dặn dò
- Cho từng bàn tự đánh giá nhận xét sản phẩm của bàn khác.
- Gv có thể chấm những sản phẩm tiêu biểu.
- Nhận xét , rút kinh nghiệm giờ thực hành
- Hs dọn vệ sinh
- Gv thu dao tỉa tập trung 1 chỗ.
- Dặn dò: + Mang thớt (mỗi bàn 1 cái)
+ Mang đĩa sứ trắng hình tròn hoặc bầu dục.
Tiết 60
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- Gv phát nguyên liệu và dụng cụ cho hs.
- Gv nhắc lại yêu cầu về kỷ luật.
- Kiểm tra phần chuẩn bị thực hành của hs.
Hoạt động 2: Thực hiện mẫu
Gv đặt vấn đề: Từ quả dưa chuột người ta có thể tỉa được rất nhiều các hình tượng khác nhau như: 1lá,2 lá, 3 lá, bó lúa, con trâu trong điều kiện thời gian có hạn -> tỉa 1 lá, 3 lá, bó lúa.
Gv treo hình vẽ các bước thao tác được phóng to lên bảng.
Gv nêu một số yêu cầu trước khi thao tác.
Gv thao tác mẫu
* Gv lưu ý hs:
- Tỉa 1 lá: dính nhau ở phần sống thẳng.
- Tỉa 3 lá: dính nhau ở một đầu.
- Sản phẩm này được trang trí ở các món ăn chế biến theo phương pháp đun nóng khô hoặc bày viền xung quanh đĩa.
Gv treo hình vẽ các bước thao tác được phóng to lên bảng.
Gọi hs đọc Sgk phần 3b,3c.
Gv thao tác
Gv hướng dẫn
* Sau khi hs hoàn thành sản phẩm, gv liên kết các nhỏ hs thực hiện thành 1 sản phẩm lớn. Ví dụ:
- Từ một lá lật ra từng miếng đôi theo dạng cánh hoa, xếp thành đoá hoa, xếp thêm 1 lớp trên lớp đã xếp. Hoa đã hoàn thành đặt quả sêri vào giữa để làm nhuỵ.
- Từ một lá dính nhau ở phần sống, tỉa 1 lá dính nhau ở 1đầu, xoè 2 cánh của bông 1, cắm bông 2 vào cứ thế sẽ tạo thành 1 dãy dài uốn cong cả dây theo dáng cành, đặt bông hoa vừa xếp lên 1 đầu cành tạo thành cành hoa.
- Một lá dính nhau ở phần đầu uốn cong 1 bên cài vào giữa. Xếp một vòng cà chua (cắt ngang 1/2 quả) quanh thành đĩa sau đó xếp tiếp vòng dưa.
- Từ tỉa 3 lá có thể tỉa 5 lá, 7 lá tạo thành những bông hoa to.
- Gv thao tác mẫu, H quan sát.
- Gv yêu cầu hs sáng tạo mẫu mới trên cơ sở mẫu cơ bản.
* Tỉa hoa từ quả dưa chute.
a. Tỉa 1 lá và 3 lá.
+ Nguyên liệu: Chọn quả dưa vừa, ít hột, thẳng.
+ Kỹ thuật: Các lát dưa phải chẻ đều nhau nếu không khi uốn cánh không xoè đều, sản phẩm xấu. Nếu chẻ dầy uốn dễ gãy. Nếu chẻ mỏng không uốn cánh được.
Sau khi tỉa xong, ngâm nước sạch 5 phút để ráo sản phẩm sẽ cứng và tươi lâu hơn.
b. Tỉa cành lá.
c. Tỉa bó lúa.
Hs quan sát
Hs thao tác
Hs quan sát gv thao tác mẫu.
Hs sáng tạo.
Hoạt động 3: Đánh giá tiết thực hành
- Gv cho từng bàn tự đánh giá nhận xét sản phẩm của bàn khác.
- Gv có thể chấm những sản phẩm tiêu biểu.
- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ thực hành (ý thức kỷ luật của hs)
- Hs dọn vệ sinh.
- Gv trả dao yêu cầu hs gói vào giấy.
- Dặn dò: chuẩn bị bài ôn tập.
Tuần 31
Chương IV
Thu chi trong gia đình
Tiết 62:
Thu nhập của gia đình
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong:
- Biết được thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu: tiền – hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
- Biết các nguồn thu nhập trong gia đình: Bằng tiền – bằng hiện vật.
II. Chuẩn bị: 
* Nội dung:
- Khái niệm về thu nhập cần có các tài liệu, sách báo.để làm sáng tỏ: + Thu nhập là tổng các khoản thu: bằng tiền, bằng hiện vật (nhờ có lao động) nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.
+ Vài hình nảh về lao động: làm việc bằng chân tay, khối óc (Sức lực và trí tuệ) tạo ra thu nhập. Đó là lao động chân chính.
- Các nguồn thu nhập của gia đình gồm tài liệu, sách báo, trích dẫn về nguồn thu nhập như:
+ Bằng tiền: Tiền lương – Tiền phúc lợi – Tiền tiết kiệm.
	Tiền thưởng – Tiền hưu trí – Tiền bảo hiểm.
+ Bằng hiện vật: (Các sản phẩm vật chất tạo ra)
	Lúa, rau , ngô, quả, khoai, sắn, cá, mây, tre..
* Đồ dùng: 
- Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, về kinh tế trong gia đình.
- Các sơ đồ.
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
? Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của một gia đình bao gồm những gì? 
? Để đáp ứng được nhu cầu đó chúng ta phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Gv: yếu tố quan trọng nhất là thu nhập của gia đình mình.
Vậy thu nhập là gì? Thu nhập dưới nhữg hình thức nào? Đó là nội dung bài hôm nay.
- May mặc, ăn uống, giải trí
- Nhu cầu khác (kiến thức cũ.)
H phát biểu
Hoạt động 2: Thu nhập của gia đình là gì? 
Gv cho hs quan sát một số hình ảnh về hoạt động lao động.
? Vậy nhu cầu hàng ngày là không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Nhưng phải làm cách nào để tạo ra thu nhập đáp ứng những nhu cầu đó?
? Vậy em hiểu lao động là gì? Và mục đích của lao động để làm gì?
Gv: như vậy, thu nhập là không thể thiếu đối với cuộc sống. Và con ngườicần phải làm việc (lao động) để tạo ra thu nhập đáp ứng cho nhu cầu của mình (phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi người).
Gv chốt lại: thu nhập của gia dình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. 
Những phần tiền và hiện vật nhận được hoặc có được của các thành viên trong gia đình một cách thường xuyên từ các hoạt động lao động, chính là thu nhập của gia đình. Muốn có thu nhập con người phải lao động.
Cho hs quan sát một số hình ảnh về hoạt động lao động.
H: Phải lao động để tạo ra thu nhập.
H: Phải làm việc, sử dụng bàn tay, khối óc, đó là lao động chân chính để tạo nguồn thu nhập chính đáng.
Hoạt động 2: Các hình thức thu nhập.
Các em vừa thấy ở phần trên có nhiều hình thức lao động. Và đó cũng là lí do hình thành nên nhiều hình thức thu nhập. Có 2 hình thức thu nhập chính bằng tiền và bằng hiện vật.
? dựa vào hình 1.4 bổ xung thêm các khoản thu: Tiền phúc lợi – Tiền hưu trí – Tiền trợ cấp xã hội..
? Bạn nào có thể giải thích được các hình thức thu nhập trên?
Gv yêub cầu: Quan sát hình 4.2, điền tiếp những ô sản phẩm còn trống: sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ.
? Dựa vào 2 hình 4.1, hình 4.2 em hãy cho biết hình thức thu nhập chính của gia đình mình.
? Có gia đình nào trực tiếp sản xuất ra sản phẩm không?
Gv bổ xung: Mỗi gia đình có một hình thức thu nhập riêng. Song thu nhập bằng hình thức nào là còn tuỳ thuộc vào từng địa phương, từng vùng. ở thành thị, hình thức thu nhập chủ yếu của các gia đình là thu nhập bằng tiền, nông thôn chủ yếu bằng hiện vật. Tuy nhiên cũng tuỳ từng địa phương mà có các loại sản phẩm khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và hình thức thu nhập của từng hộ gia đình ở Việt nam ra sao. Bài sau ta tiếp tục tìm hiểu.
1. Thu nhập bằng tiền
- Tiền lương: Mức thu nhập này tuỳ thuộc kết quả lao động của mỗi người.
- Tiền thưởng: là phần thu nhập bổ xung cho những người lao động làm việc tốt, có năng suất lao động cao, kỷ luật tốt.
- Tiền phúc lợi: chi cho cán bộ viên chức vào dịp lễ,tết, hiếu, hỷ từ quỹ phúc lợi.
- Tiền bán sản phẩm: người lao đọng tạo ra sản phẩm vật chất trên mảnh vườn hoặc bằng sức lao động của mình, một phần để dùng, một phần bán lấy tiền nhằm chi tiêu cho những nhu cầu khác.
- Tiền lãi bán hàng
- Tiền lãi tiết kiệm
- Tiền trợ cấp xã hội
- Tiền công làm ngoài giờ
2. Thu nhập bằng hiện vật
H trả lời
 Hoạt động 3: Tổng kết – Dặn dò
- Gọi hs trả lời câu hỏi 1 Sgk
+ Thu nhập của gia đình là gì?
+ Có những loại thu nhập nào?
- Cho hs đọc lần thứ 1 của ghi nhớ.
- Cho hs đọc phần “có thể em chưa biết”
- Dặn dò: + Học thuộc bài phần I, II
+ Đọc trước các mục III, IV.
Tiết 63
Thu nhập của gia đình (tiếp)
I. Mục tiêu: sau khi học xong bài, hs nắm được:
- Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
- Biết cách để làm tăng thu nhập của gia đình
- Xác định được những việc hs có thể làm để giúp đỡ gia đình
II. Chuẩn bị:
- Nội dung: (Nghiên cứu sgk + tham khảo)
- Đồ dùng: Tranh ảnh, biểu đồ
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Thu nhập của gia đình là gì
? Có những loại hình thu nhập nào
Hoạt động 2: Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
? Hãy kể tên các loại hộ gia đình ở Việt Nam
? Ghi vào vở những từ trong khung bên phải vào chỗ trống của mục a, b, c, d, e trang 126 sgk
Gv yêu cầu: tiếp tục điền vào chỗ trống trong sgk /126
Gv: điền tiếp vào ô trống trong sgk/126
? Liên hệ gia đình mình thuộc loại hộ nào
? Thu nhập gia đình gồm những loại nào
? Thu nhập gia đình em bằng gì
? Ai là người tạo ra thu nhập chính cho gia đình
? Vậy nguồn thu nhập của các hộ gia đình kể trên thuộc hình thức thu nhập nào
? Thu nhập của các gia đình thành phố có gì khác so với nông thôn không? Giải thích sự hiểu biết của em
Hoạt động 3: Biện pháp tăng thu nhập gia đình
? Theo em, những ai có thể tham gia đóng góp vào thu nhập cho gia đình
Gv yêu cầu: HS ghi vào vở những nội dung thích hợp ở bảng bên vào chỗ trống của các mục a, b, c trong sgk/126
? Theo em ngoài các hình thức trên để phát triển kinh tế gia đình cần có hình thức nào khác
? Em có thể làm gì để có thể giúp đỡ gia đình
? Em có thể giúp đỡ gia đình phát triển chăn nuôi không
? Em hãy liệt kê các công việc mình làm để giúp đỡ gia đình
H lên bảng trả lời
H: - Gia đình công nhân viên chức
- Gia đình sản xuất
- Người buôn bán, dịch vụ
1. Thu nhập của gia đình công nhân viên chức
H ghi:
a. Tiền lương, tiền thưởng
b. Lương hữu, lãi tiết kiệm
c. Học bổng
d. Trợ cấp xã hội, lãi tiết kiệm
2. Thu nhập của gia đình sản xuất
a. Tranh sơn mài, khảm trai, hàng ren, khăn thêu, giỏ mây, nón
b. Khoai, sắn, ngô thóc, lợn, gà.
c. Rau, hoa, quả
d. Cá, tôm, hải sản
e. muối
3. Thu nhập của người buôn bán, dịch vụ.
a. Tiền lãi
b,c. Tiền công
- Thu nhập của gia đình sản xuất bằng hiện vật
- Thu nhập của công nhân viên chức bằng tiền
- Thu nhập của người buôn bán dịch vụ bằng tiền
H: mọi thành viên đều phảit ham gia đóng góp
1. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ
a. Tăng năng xuất lao động, tăng ca sắp xếp, làm thêm giờ
b. Làm kinh tế phụ, làm gia công tại gia đình
c. Dạy thêm (gia sư) tận dụng thời gian tham gia quảng cáo, bán hàng
2. Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
- Tiết kiệm không lãng phí
- Chi tiêu đủ, khoa học
H tự do trả lời
Hoạt động 4: Tổng kết – dặn dò
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3
- Đọc phần ghi nhớ - Học thuộc bài cũ, đọc trước bài 26

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 6.doc