Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)

Đề bài :

I/ TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)

 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc càng vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lỡng phải ngồi đè lên ngườilão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đường lo gì cho cái vườn lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về tôi sẽ trào lại cho hắn và bảo hắn “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”.

(Ngữ văn 8, tập một)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS YA HỘI	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
GV: Lê Thị Thanh Huyền 	Môn : Ngữ văn 8
	Thời gian : 90 phút
Đề bài : 
I/ TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc càng vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lỡng phải ngồi đè lên ngườilão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đường lo gì cho cái vườn lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về tôi sẽ trào lại cho hắn và bảo hắn “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”.
(Ngữ văn 8, tập một)
1. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
a. Ngô Tất Tố	c. Nam Cao
b. Nguyên Hồng	d. Thanh Tịnh
2. Trong đoạn văn trên, tác giã đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
a. Miêu tả + biểu cảm
b. Tự sự + miêu tả + biểu cảm
c. Biểu cảm + tự sự + lập luận
d. Lập luận + biểu cảm
3. Dòng nào thể hiện rõ nội dung chính của đoạn văn?
a. Tái hiện lại cái chết dữ dội của Lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
b. Miêu tả cái chết dữ dội của lão Hạc.
c. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với Lão Hạc.
d. Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của Lão hạc thật dữ dội.
4. Người xưng “Tôi” trong đoạn trích là ai ?
a. Binh Tư	c. Ông giáo
b. Vợ ông giáo	d. Lão Hạc
5. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” buồn theo một nghĩa khác ở đây là nghĩa nào?
a. Buồn vì Lão hạc đã chết thật thương tâm.
b. Buồn vì con người tốt như Lão Hạc tại sao lại phải chết.
c. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ bất công.
d. Vì cả ba điều.
6. Từ nào có thể thay thế được từ “Bất thình lình” trong câu “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”
a. Nhanh chóng	c. Dữ dội
b. Đột ngột	d. Quằn quại
7. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
a. Rữ rượi	c. Xộc xệch
b. Hu hu	d. Vật vã
8. Trong các từ sau từnào không phải là từ tượng hình?
a. Vật vã	c. Xôn xao
b. Rũ rượi	d. Xộc xệch
9. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
b. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão
c. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
d. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
10. Trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật dụng?
a. Tôi đi học	c. Muốn làm thằng cuội
b. Ôn dịch, thuốc lá	d. Chiếc lá cuố cùng
Phần II/ TỰ LUẬN : (5 điểm)
Đề : Hãy viết bàivăn thuyết minh ngắn,giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện ngắn Lão Hạc.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM : (5đ)
Câu số 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
b
a
c
d
b
b
c
d
b
II/ TỰ LUẬN : (5đ)
Yêu cầu chung cần đạt : 
Người viết cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời cần có những hiểu biết cơ bản,chính xác về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc đã học. Dù viết ngắn hay dài, bài viết cũng cần có ba phần đầy đủ ; mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
Một số ý cần có : 
1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
+ Nam cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám.
+ Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.
2.Thân bài : 
Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao (dựa vào phần chú thích sao ở cuối văn bản Lão Hạc trong SGK ngữ văn 8).
- Giới thiệu vắn tắc giá trị của truyện ngắn Lão Hạc.
+ Nội dung : Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ. (lấy dẫn chứng)
+ Nghệ thuật : Tài năng nghệ thuật đặc sắc của Nam cao trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện (lấy dẫn chứng).
3. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
* Biểu điểm : 
1. Hình thức : (0,5đ) Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày.
2. Nội dung : (4,5đ) : mở bài : 0,5đ; thân bài : 3,5đ (giới thiệu nhà văn Nam Cao 1,5đ, giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc 2đ), kết bai : 0,5đ.
Ghi chú : Trên đây chỉ là những gợi ý chung, vì đề văn văn thuộc kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, nên giáo viên chấm bài căn cứ vào đề văn và tình hình làm bài cụ thể của học sinh để đánh giá cho điểm một cách linh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_le_thi_thanh_huyen_co.doc