Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Văn bản ôn dịch thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận nào?
a. Lập luận và thuyết minh c. Tự sự và biểu cảm
b. Thuyết minh và tự sự d. Biểu cảm và thuyết minh
Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ “Ôn dịch” được dùng trong nhan đề của văn bản?
a. Nói về một căn bệnh rất dễ lây lan c. Nói về một loại động vật có hại
b. Nói về một căn bệnh rất nguy hiểm d. Là từ dùng làm tiếng chửi rủa.
Câu 3. Theo em câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bảo thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Nhân hoá c. Liệt kê
b. So sánh d. Tương phản
Câu 4. Trong cụm từ “tằm ăn dâu”, dâu được ví với cái gì?
a. Sức khoẻ con người c. Khói thuốc lá
b. Thuốc lá d. Giặc ngoại xâm
Câu 5. Từ “mà còn” trong câu “Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu” có phải là từ có quan hệ bổ sung không?
a. Có b. Không
TRƯỜNG TH&THCS ĐÀO DUY TỪ GV: Lê Thị Thanh Huyền ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 8 Thời gian 90 phút Đề: Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Văn bản ôn dịch thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận nào? a. Lập luận và thuyết minh c. Tự sự và biểu cảm b. Thuyết minh và tự sự d. Biểu cảm và thuyết minh Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ “Ôn dịch” được dùng trong nhan đề của văn bản? a. Nói về một căn bệnh rất dễ lây lan c. Nói về một loại động vật có hại b. Nói về một căn bệnh rất nguy hiểm d. Là từ dùng làm tiếng chửi rủa. Câu 3. Theo em câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bảo thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hoá c. Liệt kê b. So sánh d. Tương phản Câu 4. Trong cụm từ “tằm ăn dâu”, dâu được ví với cái gì? a. Sức khoẻ con người c. Khói thuốc lá b. Thuốc lá d. Giặc ngoại xâm Câu 5. Từ “mà còn” trong câu “Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu” có phải là từ có quan hệ bổ sung không? a. Có b. Không Câu 6. Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa? a. Mẹ đi làm còn em đi học c. Mẹ đi làm, em đi học b. Mẹ đi làm nhưng em đi học d. Mẹ đi làm và em đi học Câu 7. Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì? a. Tương phản b. Đồng thời c. Nối tiếp d. Lựa chọn Câu 8. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? a. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm c. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc b. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động d. Có tính cá thể và giàu hình ảnh Phần II. Tự luận (6 điểm) Đề bài: Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Hết GV ra đề Lê Thị Thanh Huyền ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VĂN 8 Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm mỗi câu đúng được 0,5 điểm ) Câu 1. (a) Câu 2. (a) Câu 3. (b) Câu 4. (a) Câu 5. â) Câu 6. (b) Câu 7. (b) Câu 8. (b) Phần II. Tự luận (6 điểm) Yêu cầu chung: Viết đúng thể loại văn thuyết minh. Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. Mỡ bài, thân bài, kết bài. Văn phong rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: Mỡ bài: Giới thiệu về di tích, thắng cảnh.(1 điểm) Thân bài: (4 điểm) Giới thiệu vị trí địa lý và lịch sử của di tích, thắng cảnh. Nêu các đặc điểm nổi bật, các thần thoại hoặc truyền thuyết gắn liền với di tích, thắng cảnh. Vai trò và tầm quan trọng của di tích, thắng cảnh đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ý nghĩa giáo dục của di tích, thắng cảnh đối với hiện tai và tương lai. (Mỗi ý đúng đạt 1 điểm) Kết bài: Vị thế của di tích thắng cảnh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. (1 điểm) Hết
Tài liệu đính kèm: