Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Đoàn Thị Thanh Tâm

Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Đoàn Thị Thanh Tâm

I. TRẮC NGHIỆM : (4 đ)

 Phần A : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.

 Câu 1: (0,5đ) Nhận định chưa chính xác về đặc điểm chất lượng nguồn lao động của nước ta là:

A. Cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.

B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

D. Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên.

Câu 2 : (0,5đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành biểu hiện như thế nào?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông – Lâm – Ngư nghiệp.

B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Đoàn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn văn Trỗi KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2007 – 2008
Giáo viên ra đề : Đoàn Thị Thanh Tâm Môn : Địa lý 9
	 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Điểm 
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM : (4 đ)
 Phần A : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.
 Câu 1: (0,5đ) Nhận định chưa chính xác về đặc điểm chất lượng nguồn lao động của nước ta là:
Cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên.
Câu 2 : (0,5đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành biểu hiện như thế nào?
Giảm tỉ trọng khu vực nông – Lâm – Ngư nghiệp.
Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
Cả A, B đều đúng.
Cả A, B đều sai.
Câu 3 : (0,5 đ) Nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng năm nào?
A. Tháng 7/2006	 B. Tháng 11/2006	 C. Tháng 10/2006 D. tháng 1/2007
Câu 4 : ( 0,5 đ) Đi từ Bắc vào Nam vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung bao gồm:
Thừa Thiên Huế – Quảng Nam – Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định.
Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Ngãi –Quảng Nam –Bình Định.
Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Bình Định – Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Phần B : Điền vào chỗ trống ( .) cho thích hợp.
Câu 1 : ( 1 đ)
- Công nghiệp ở nước ta có cơ cấu (1) ........ Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên thế mạnh về (2) ... hoặc dựa trên thế mạnh về nguồn lao động.
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (3) ... Cao nhất trong (4) . Phân bố rộng khắp cả nước.
Câu 2 : (1đ)
- Nối cột A và B cho phù hợp (1đ)
Cột A
Cột B
Cột C
1. Động Phong Nha Kẻ Bàng
2. Chợ Bến Thành
3. Bãi biển Sầm Sơn
4. Chùa Một Cột
5. Thủy điện Yaly
a. Hà Nội
b. Thanh Hóa
c. Thành phố Hồ Chí Minh
d. Quảng Bình
1. 
2. 
3.
4.
II. Tự luận : (6 đ)
Câu 1 : (2 đ) Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện như thế nào?
Câu 2 : (4đ) Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
 Năm
 Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn qủa, cây khác
9040,0
6474,6
1199,3
1366,1
12831,4
8320,3
2337,3
2173,8
a, Hãy vẽ biểu đồ hình tròn diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ 1990có bàn kính là 20mm, biểu đồ 2002 có bán kính là 24mm.
b. Từ bảng số liệu va biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ..
Hà Tam, ngày tháng năm 2007
	 Giáo viên ra đề
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Môn : Địa lý Lớp 9. Học kỳ I 2007-2008
I. Trắc nghiệm : (4đ)
Phần A : Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. ( 2đ)
 - Mỗi câu đúng 0,5đ.
 Câu 1:	C	0,5đ
 Câu 2: 	C	0,5đ
 Câu 3:	B	0,5đ
 Câu 4:	B	0,5đ
Phần B : Điền vào chỗ trống ( ) cho thích hợp (1đ)
 Câu 1: ( 1đ)
 1. Đa dạng 	0,25đ
 2. Tài nguyên thiên nhiên 	0,25đ
 3. Có tỉ trọng	0,25đ
 4. Cơ cấu sản xuất công nghiệp 	0,25đ
Câu 2 : ( 1đ)
- Nối cột A và B cho phù hợp (1đ)
 1- d (0,25đ)
 2-c 	(0,25đ)
 3-b (0,25đ)
 4-a (0,25đ)
 II. Tự luận : (6 đ)
Câu 1 : (2đ)
- Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ( 0,5đ).
- Thể hiện ở 3 mặt chủ yếu
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành. ( 0,5đ).
- Giảm tỉ trọng của khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực Công Nghiệp-Xây dựng.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. (0,5đ)
Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. ( 0,5đ)
Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nông nghiệp và tập thể, sang nền kinh tế nhiều thành phần.
( Nếu chỉ khi được 3 sự chuyển dịch mà không giải thích thì cho mỗi ý 0,25đ).
Câu 2 : ( 4đ)
a. Xử lý số liệu. ( 1đ)
Loại cây
Cơ cấu diện tích 
gieo trồng (%)
Góc ở tâm độ
Năm 1990
Năm 2002
Năm 1990
Năm 2002
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
100,0
71,6
13,3
15,1
100,0
64,8
18,2
16,9
360
258
48
54
360
233
66
61
Vẽ biểu đồ. ( 1đ) 
	16,9%
 15,1% 	
	 71,1%	
 13,3%	 18,2%	 64,8% 
 	Năm 1990	
- Chú thích : 	Năm 2002
 Cây lương thực
 Cây công nghiệp
 Cây ăn qủa, cây thực phẩm, cây khác
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
- Vẽ đúng biểu dồ cơ cấu : Biểu đồ tròn, vẽ đúng ở góc tâm. ( 1đ)
( Nếu không đúng biểu đồ tròn không cho điểm).
- Có chú thích .	( 0,25đ)
- Tên biểu đồ thể hiện.	( 0,25đ)
b. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực cây công nghiệp. (1,5đ)
- Cây lương thực : Diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% xuống 64,8%. ( 0,5đ)
- Cây công nghiệp : Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, và tỉ trọng cũng tăng 13,3% lên 18,2%. 	(0,5đ)
- Cây lương thực thực phẩm , cây ăn quả , cây khác : Diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỷ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9% .	(0,5đ)
	Hà Tam, ngày tháng năm 2007
	 Giáo viên ra đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_doan_thi_thanh_tam.doc