Đề kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 8 - Trường THCS Ngô Văn Nhạc

Đề kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 8 - Trường THCS Ngô Văn Nhạc

Câu 1. Cho biết tình hình kinh tế, chính trị xã hội Pháp trước cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? ( 3đ)

Câu 2. Nước Mĩ trong những 20 của thế kỉ XX đã diễn ra như thế nào? Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới của Ph.Ru-dơ-ven?(3đ)

Câu 3. Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868? Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? (3đ)

Câu 4. Nêu suy nghĩa của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? (1đ)

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Lịch sử 8 - Trường THCS Ngô Văn Nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Cái Bè 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Ngô Văn Nhạc 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Lịch sử 8
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
ĐỀ
Câu 1. Cho biết tình hình kinh tế, chính trị xã hội Pháp trước cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? ( 3đ)
Câu 2. Nước Mĩ trong những 20 của thế kỉ XX đã diễn ra như thế nào? Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới của Ph.Ru-dơ-ven?(3đ)
Câu 3. Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868? Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? (3đ)
Câu 4. Nêu suy nghĩa của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? (1đ)
Hướng dẫn chấm
Môn: lịch sử 8
Câu 1. Trình bày đầy đủ các ý mỗi ý 0.5đ
Tình hình kinh tế
Giữa thế kỉ XVIII, nông nghiệp lạc hậu công cụ canh tác thô sơ, năng xuất thấp, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân cơ cực (0.5đ)
Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, đơn vị tiền tệ chưa thống nhất (0.5đ)
Tình hình chính trị xã hội
Trước cách mạng, Pháp vẫn là quân chủ chuyên chế do vua Lu-i đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn gây gắt với nhau (0.5đ)
Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm Tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi phải đóng là giai cấp nghèo khổ nhất (0.5đ)
Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với tăng lữ và quý tộc ngày càng gây gắt (0.25đ)
Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp tích cực tham gia cách mạng (0.25đ)
Ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản Pháp
Cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều cản trở của chế độ phong đưa CNTB phát triển (0.25đ)
CMTS Pháp là cuộc cách mạng triển để nhất, tuy nhiên người người lao động chưa được hưởng các quyền lợi chỉ có giai cấp TS (0.25đ)
Câu 2. Trình bày đầy đủ các ý mỗi ý 0.5đ
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20 nước mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới (0.5đ)
Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu nhiều nghành công nghiệp và nắm 60% trữ lượng vàng thế giới (0.5đ)
Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng xuất và tăng cường lao động của công nhân(0.5đ)
Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển. Tháng 5- 1921, Đảng cộng sản Mĩ được thành lập, đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Mĩ. (0.5đ)
Nội dung chính sách kinh tế mới Ph. Ru-dơ- ven. 
Để thoát khỏi khủng hoảng Ph. Ru-dơ-ven đưa ra đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các nghành kinh tế- tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước (0.5đ)
Các biện pháp của chính sách kinh tế mới góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế, đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng (0.5đ)
Câu 3. Trình bày đầy đủ các ý mỗi ý 0.5đ
Nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 
Giữa thế kỉ XIX phong kiến Nhật lâm vào khủng hoảng trong khi đó các nước TB phương tây tìm cách xâm nhập nước này (0.5đ)
Đầu 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành hàng loạt cải cách tiến bộ: (0.25đ)
+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản, ban hành hiến pháp 1889, thiết lập bộ máy quân chủ lập hiến (0.25đ)
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng(0.25đ)
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương tây (0.25đ)
+ Giáo dục: thi hành giáo dục bắt buộc đưa du học sinh du học ở phương tây (0.25đ)
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật trở thành một nước TB công nghiệp (0.25đ)
Sự kiện chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
Kinh tế phát triển nhanh các công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi, Mít-su-bi-siSự lũng đoạn của các công ty độc quyền đối với kinh tế, chính trị Nhật (0.5đ)
Kinh tế phát triển tạo ra sức mạnh quân sự, chính trị Nhật, chính quyền Nhật tiến hành xâm lược Trung Quốc, Nga, Triều Tiên. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm đế quốc phong kiến quân phiệt (0.5đ)
Câu 4. Nội dung trả lời phù hợp, sắc sảo được trọn điểm 1.0đ
Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì quyền lợi các nước đế quốc, mà các nước này đẩy nhân loại vào chỗ chết, tiêu tốn nhiều tiền của trong khi đó nhân loại còn đói nghèo cần phải giúp đỡ. Vì vậy chúng ta cần lên án hành động gây chiến tranh bảo vệ hòa bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hki ls8.doc