Câu 3: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914- 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng
C. Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia
D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản
Câu 4: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã:
A.Tăng cường bóc lột người lao động
B. Cải cách kinh tế
C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh
D. Không làm gì cả
Trường ............. Lớp ................... Họ và tên ......... ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Câu 1: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân Câu 2: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào? Kinh tế, chính trị, văn hóa B. Kinh tế, chính trị, xã hội C. Văn hóa, giáo dục, quân sự D. Cả 2 ý b và c. Câu 3: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914- 1918 được gọi là chiến tranh thế giới? Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng C. Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản Câu 4: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã: Tăng cường bóc lột người lao động B. Cải cách kinh tế C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh D. Không làm gì cả II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917? (2,0 điểm) Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 nước Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của các biện pháp đó? (2,0 điểm) Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? (4,0 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 Đáp án B B C B II. TỰ LUẬN Câu 1: Ý nghĩa lịch sử: - Đối với nước Nga: + Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh nước Nga. + Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền. + Xây dựng chế độ xã hội mới – Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn. - Đối với thế giới: + Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới. + Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp: - Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra chính sách kinh tế mới. - Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát cùa nhà nước. - Tác dụng: Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. Câu 3: * Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai - Nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. - Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. - Sự hình thành phe phát xít Đức, Italia, Nhật âm mưu phát động chiến tranh. * Kết cục: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước Phát xít Đức – Italia – Nhật Bản. - Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. * Suy nghĩ của bản thân về chiến tranh: (1,5 điểm) - Sự tàn phá, hủy diệt, sự thiệt hại về người và của cho toàn nhân loại - Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới - Cần phải lên án, đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, - Tăng cường giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau để thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghị
Tài liệu đính kèm: