Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ I - Phan Thị Minh Hạnh

Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ I - Phan Thị Minh Hạnh

I. Trắc nghiệm khách quan : (4 điểm)

Câu 1 : (1 điểm) Điền vào chỗ . nội dung thích hợp nói về nhiệm vụ của liên Hợp quốc :

Nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là ., phát triển . thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.

Câu 2 : (2 điểm) Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ? Điền chữ đúng (Đ) trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất :

 Thế giới luôn trong tình trạng bất ổn vì xung đột và chiến tranh xảy ra liên miên.

 Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển

 Tăng cường thực hiện chính sách khủng bố và ly khai nhằm làm suy yếu các cường quốc.

 Nội chiến thường xảy ra do mâu thuẫn về Tôn giáo, dân tộc và tranh chấp lãnh thổ.

 Các nước tích cực chạy đua vũ trang để khẳng định thế mạnh của mình.

 Câu 3 : (1 điểm) Khoanh tròn đứng đầu câu trả lời đúng nhất. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II ở Việt Nam, Pháp bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ?

A. Thương nghiệp B.Đồn điền cao su, khai mỏ

C. Công nghiệp chế biến D.Giao thông vận tải

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ I - Phan Thị Minh Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ 	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	Môn: Lịch Sử Lớp 9
Người ra đề : Phan Thị Minh Hạnh	 Thời gian : 45 phút 
I. Trắc nghiệm khách quan : (4 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) Điền vào chỗ. nội dung thích hợp nói về nhiệm vụ của liên Hợp quốc :
Nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là .., phát triển.. thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.
Câu 2 : (2 điểm) Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ? Điền chữ đúng (Đ) trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất :
 Thế giới luôn trong tình trạng bất ổn vì xung đột và chiến tranh xảy ra liên miên.
	Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển 
 Tăng cường thực hiện chính sách khủng bố và ly khai nhằm làm suy yếu các cường quốc.
 Nội chiến thường xảy ra do mâu thuẫn về Tôn giáo, dân tộc và tranh chấp lãnh thổ.
 Các nước tích cực chạy đua vũ trang để khẳng định thế mạnh của mình.
 Câu 3 : (1 điểm) Khoanh tròn đứng đầu câu trả lời đúng nhất. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II ở Việt Nam, Pháp bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ?
A. Thương nghiệp 	B.Đồn điền cao su, khai mỏ
C. Công nghiệp chế biến 	D.Giao thông vận tải 
Câu 4 : (1 điểm)Đánh dấu (X) vào ô trống	trước câu đúng thể hiện chính sách cai trrị về văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam :
Mở trường học hạn chế, chủ yếu là trường Tiểu học.
 Xuất bản sách, báo chí ca ngợi chính sách “khai hoá” của thực dân Pháp .
 Triệt để thi hành chính sách văn hoá nô dịch đối với Nhân dân ta .
 Tổ chức các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống.
 Khuyến khích các tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè, mại dâm
II. Phần tự luận : (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào ? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam?
Câu 2 : (2điểm) Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II ? (theo mẫu sau)
ĐỐI NỘI
ĐỐI NGOẠI
.
.
.
.
.
.
.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ 	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	Môn: Lịch Sử Lớp 9
Người ra đề : Phan Thị Minh Hạnh	 Thời gian : 45 phút 
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm khách quan : ( 4đ)
Câu 1 : (1đ) 	Học sinh trả lời đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm :
Ý 1 : Duy trì hoà bình và an ninh thế giới . (0,5đ)
Ý 2 : Mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc (0,5đ)
Câu 2 : (1đ)
 	Ý 2 Đ	Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển (1đ)
Câu 3 : (1đ)
	Ý 2 B Đồn điền cao su, khai mỏ 
Câu 4 : (1đ) ( Mỗi ý đúng đạt 0,25đ)
Ý 1 : x	 Mở trường học hạn chế, chủ yếu là trường tiểu học 
Ý 2 : x Xuất bản sách, báo chí ca ngợi chính sách “khai hoá” của thực dân Pháp 
Ý 3 : x Triệt để thi hành chính sách văn hoá và nô dịch với nhân dân ta 
Ý 5 : x Khuyến khích các tệ nạn xã hội : cờ bạc, rượu chè  
II/ Phần tự luận : (6đ)
Câu 1: (4đ) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá ngày càng sâu sắc (0,5đ)
- Giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn ngày càng cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp. Chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức bóc lột kinh tế, kìm kẹp đàn áp nông dân. Một bộ phận (địa chủ vừa và nhỏ ) có tinh thần yêu nước đã tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện (1đ)
- Giai cấp tư sản : Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp phần đông họ là tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khoán, hoặc là đại lí hàng hoá cho Pháp. Sau khi kiếm được khá vốn họ đứng ra kinh doanh.
Giai cấp tư sản phân hoá thành hai bộ phận :
+ Tư sản mại bản : quyền lợi gắn với đế quốc 
+ Tư sản dân tộc : Có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định.
 ( HS trả lời đúng đầy đủ đạt 1 điểm )
- Tầng lớp tiểu tư sản : Tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, khinh rẻ  dễ bị phá sản thất nghiệp. Bộ phận trí thức, sinh viên học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng trong cách mạng dân tộc dân chủ. (0,5đ)
- Giai cấp nông dân : chiếm hơn 90% số dân bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột, bị bần cùng, phá sản. Đây là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng. (0,5đ)
- Giai cấp công nhân : phát triển nhanh trong thời kỳ khai thác lần thứ hai cả về số và chất lượng, họ bị ba tầng áp bức bớc lột có quan hệ tự nhiên với nông dân, có truyền thống yêu nước bất khuất  Họ trở thành lực lượng chính trị độc lập, tự giác, nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Vệt Nam (0,5đ)
Câu 2 : (2đ) Nét nổi bậc trong chính sách đối nội - đối ngoại của Mĩ
Đối nội (1đ)
Đối ngoại (1đ)
- Hai Đảng : dân chủ và cộng hoà thay nhau cầm quyền phục vụ lợi ích cảu tư bản độc quyền. 
- Chống phong trào công dân, những người cộng sản : ( ban hành nhiều đạo luật phản động, chống phong trào công nhân, phong trào đình công, loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi Đảng cộng sản.
- Phân biệt chủng tộc 
 Đề ra “Chiến lược toàn cầu” :
- Mục đích : Chống phá các nước XHCN, đẩy lên phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên thế giới.
- Biện pháp : Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo các nước nhận viện trợ, lập khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược 
- Mĩ đã thực hiện được một số mưu đồ song cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề ( ở Việt Nam trật tự hai cực tan vỡ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mon_lich_su_lop_9_hoc_ky_i_phan_thi_m.doc