Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu

I/ Trắc nghiệm: (3đ)

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu dưới đây:

Câu 1: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?

a. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới.

b. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.

c. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

d. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.

Câu 2: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

a. Cuộc sống lao động của con người.

b. Tình yêu lao động của con người.

c. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

d. Do lực lượng thần thánh tạo ra.

Câu 3: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?

a. Để câu văn đó nổi bật hơn.

b. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

c. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.

d. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
GV: Nguyễn Thị Thu Diệu Môn : Ngữ văn 7 
 Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)
Điểm
 Lời phê:
I/ Trắc nghiệm: (3đ)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?
Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới.
Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.
Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Câu 2: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Cuộc sống lao động của con người.
Tình yêu lao động của con người.
Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 3: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?
Để câu văn đó nổi bật hơn.
Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.
Để câu văn đó đa nghĩa hơn.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu?
Mẹ về khiến cả nhà đều vui.
Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỷ, ở phòng khách.
Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào”
Trạng ngữ.
Chủ ngữ.
Vị ngữ.
Bổ ngữ.
Câu 6: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
Lập dàn ý đại cương.
Xác định các lý lẽ cho bài văn.
Tìm dẫn chứng cho bài văn.
Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
II/ Tự luận (7đ)
Câu 1: (2đ) Văn bản hành chính là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: (5đ) Hãy giải thích câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG	 Giáo viên ra đề
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: (3,0 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
d
c
b
d
b
a
II/ Tự luận:
Câu 1: (2đ)
* Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. (1,5đ)
 * Ví dụ: (0,5đ)
 Thông báo về kế hoạch trồng cây.
Báo cáo về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào vì môi trường xanh, sạch, đẹp.
Giấy đề nghị.
Câu 2: (5đ)
 * Mở bài: (1đ) Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm nhận xét, đánh giá sự vật, sự việc nào đó và rộng ra là con người.
 * Thân bài: (3đ) Lần lượt giải thích được các nội dung:
Tốt gỗâ là gì? (0,5đ)
Tốt nước sơn là gì? (0,5đ)
Vì sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn? (0,5đ)
Làm thế nào để tốt gỗ và tốt cả nước sơn? (0,5đ)
Vì sao có gỗ tốt rồi thì không cần nước sơn tốt nữa? (0,5đ)
Ý nghĩa sâu xa câu tục ngữ trên trong cách đánh giá con người không chỉ dựa vào hình thức bề ngoài mà cần nhìn nhận từ phẩm chất bên trong và khuyên con người cần hoàn thiện bản thân cả 2 mặt hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong. (0,5đ)
 * Kết bài: (1đ) Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn có ý nghĩa đối với hôm nay trong nhiều lĩnh vực.
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
GV: Nguyễn Thị Thu Diệu Môn : Ngữ văn 6 
 Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)
Điểm
 Lời phê:
I/ Trắc nghiệm: (3đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
 (Trong Cô Tô, ngữ văn 6, tập 2
 NXB Giáo dục 2002)
Câu 1: Cảnh mặt trời mọc trên biển qua đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào?
Duyên dáng và mềm mại.
Rực rỡ và tráng lệ.
Dịu dàng và bình lặng.
Hùng vĩ và lẫm liệt.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong đoạn văn trên?
So sánh.
Nhân hóa.
Hoán dụ.
Ẩn dụ.
Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh?
1 lần.
2 lần.
3 lần.
4 lần.
Câu 4: Trong câu văn “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết”. Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
Động từ.
Cụm đồng từ.
Tính từ.
Cụm tính từ.
Câu 5: Từ nào có thể thay thế cho từ “nhú lên” trong câu văn trên?
Vùng lên.
Nhô lên.
Tiến lên.
Trỗi dậy.
Câu 6: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì.
Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
Quốc hiệu, tên đơn, lý do gửi.
II/ Tự luận (7đ)
Câu 1: (2đ) Thế nào là phép so sánh? Cho ví dụ và chỉ ra mô hình cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ đó?
Câu 2: (5đ) Em hãy miêu tả người thân và gần gũi nhất với mình?
 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG	 Giáo viên ra đề
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
a
c
b
b
b
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ)
* Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1đ)
* Ví dụ và chỉ ra cấu tạo phép so sánh (1đ)
Ví dụ: Mặt trăng tròn như chiếc mâm con.
Mặt trăng: 	sự vật được so sánh.
Tròn: 	phương diện so sánh.
Như:	từ so sánh.
Chiếc mâm con: sự vật so sánh.	
Câu 2: 
 * Mở bài: (1đ) Giới thiệu khái quát về người định tả (có thể là ông, bà, cha, mẹ,  ) về tên, tuổi, quan hệ với mình.
 * Thân bài: (3đ) Miêu tả chi tiết về người định tả vềû các mặt:
Ngoại hình: Nét mặt, mái tóc, mắt, mũi, làn da,  (0,75đ)
Cử chỉ, hành động, lời nói,  (0,75đ)
Quan hệ với mọi người xung quanh. (0,75đ)
Kỷ niệm sâu sắc của bản thân với người đó. (0,75đ)
 * Kết bài: (1đ) Tình cảm của bản thân đối với người đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nguyen_th.doc