Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Huỳnh Thị Nga

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Huỳnh Thị Nga

Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm)

 Đọc ki các câu hỏi, sau đó bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu hỏi trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

 “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó

 Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm , tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

 Tiếng Việt như môt thứ tiếng đẹp và “ rất rành mạch trong lói nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ “ Tiếng Việt chúng ta gồm một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng Việt ta lại giàu thanh điệu ”

1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? ( 0,5 điểm).

 A. Ý nghĩa văn chương B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

 C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt D. Tinh thần yêu nước của người dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Huỳnh Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA	Môn: Ngữ văn 7
GV: Huỳnh Thị Nga	Thời gian: 90 phút.
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm)
	Đọc kiõ các câu hỏi, sau đó bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu hỏi trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
	“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó
	Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm , tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
	 Tiếng Việt như môït thứ tiếng đẹp và “ rất rành mạch trong lói nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ “ Tiếng Việt chúng ta gồm một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng Việt ta lại giàu thanh điệu”
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? ( 0,5 điểm).
	A. Ý nghĩa văn chương 	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 	D. Tinh thần yêu nước của người dân tộc.
2/ Tác giả đoạn văn trên là ai? ( 0,5 điểm).
	A. Đặng Thai Mai.	B. Hoài Thanh
	C. Hồ Chí Minh	D. Phạm Văn Đồng.
3/ Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( 0,5 điểm).
	A. Tự sự	B. Nghị luận.
	C. Biểu cảm	D. Miêu tả.
4/ Câu rút gọn “ Và để tin tưởng hơn nữa vaò tương lai của nó” đã lựơc bỏ thành phần nào ? ( 0,5 điểm).
	A. Chủ ngữ	B. Vị ngữ
	C. Chủ ngữ- vị ngữ	D. Trạng ngữ.
5/ Việc một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn, nhằm mục đích gì?( 0,5 điểm).
Làm cho câu gọn hơn 	
Giúp cho tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong những câu đứng trước.
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người .
Tất cả đều đúng.
6/ Về ý nghĩa trạng ngữ của câu “ Người Việt Nam hiện nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được thêm vào câu để làm gì ? ( 0,5 điểm).
	A. Để xác định thời gian.	B. Để xác định mục đích 
	B. Để xác định nguyên nhân	D. Để xác định nơi chốn.
7/ Dấu chấm lửng ở cuối câu: “ Tiếng Việt như  tiếng Việt ta lại giàu về thanh 
điệu .” được dùng để làm gì ? ( 0,5 điểm).
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng .
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
Chuẩn bị cho sự xuất hiện từ, ngữ, biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm.
8/ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay( 0,5 điểm).
Hài hòa về mặt âm hưởng.
Tế nhị uyển chuyển trong cách đặc câu.
Diễn đạt tình cảm, tư tưởng.
Tất cả đều đúng.
Phần II. Tự Luận ( 6 điểm).
Đề bài: 
	“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
	Người trong một nước phải thương nhau cùng”
 Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ
TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA.
GV: Huỳnh Thị Nga.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- Năm học 2006 – 2007.
Môn: Ngữ văn 7
I/ Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm). Câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
C
D
B
B
D
II/ Tự Luận: ( 6 điểm).
1/ Yêu cầu chung cần đạt:
	- Theo phương pháp lập luận giải thích, cần có những hiểu biết chính xác, cụ thể về một câu ca dao nói về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người: đó là một chân lí.
	- Yêu cầu bài văn cần có ba phần đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
	 - Không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp , chữ viết rõ ràng sạch đẹp .
2/ Yêu cầu cụ thể:
a/ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” mà câu tục ngữ đã đúc kết . Đó là môït chân lí .
b/ Thân bài: 
	* Luận cứ:
	- Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương” -> Nhiễu điều che gương, chịu bụi bậm để gương luôn trong sáng.
	- Giải thích nghĩa bóng : Người trong một nước thì phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoạn nạn . Vì sao? Vì con người sống trong xã hội không phải lẻ loi đơn độc , mà ai nấy đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. Hơn nữa chúng ta đều được sinh ra từ “ Bọc trứng của mẹ Aâu Cơ”, cùng mang dòng máu Việt kết hợp bằng tinh hoa của Rồng và Tiên
	 * Luận chứng:
	- Khi nghe tin bão lụt: ở miềm trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng bào cả nước đều hết lòng giúp đỡ quần áo, tiền bạc, thuốc men
	- Dẫn chứng thơ văn: - Lá lành đùm lá rách
	 - Chị ngã em nâng
	 - Bầu ơi thương lấy bí cùng
	 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
	 * Mở rộng ý nghĩa câu tục ngữ:
	- Tình thương đối với những người khác màu da.
	- Những dân tộc trên thế giới.
	=> Đó là tấm lòng : “ Tứ hải giai huynh đệ”
c/ Kết bài: Mọi người tu dưỡng đạo đức, rèn luyện những phẩm chất, những đức tính tốt đẹp, đó là truyền thống “ Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
3/ Biểu điểm:
	- Nội dung( 6 điểm)
+ Mở bài: ( 1 điểm)
( Nếu chưa nêu được vấn đề, chưa hấp dẫn trừ 0,5 điểm)
+ Thân bài: ( 4 điểm)
( Nếu thiếu 1 ý trừ 1 điểm – làm bài kết hợp với giải thích, chứng minh, biểu cảm tốt thì cộng điểm).
+ Kết bài: ( 1 điểm).
( Nếu chưa khẳng định lại vấn đề, chưa liên hệ thực tế trừ điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_huynh_thi.doc