Câu 3: Nhiệt lượng là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng? (1,5 điểm)
Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên chất? ( 1,5 điểm)
Câu 5:Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? ( 1 điểm)
Câu 6. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? (2 điểm)
KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết 28 ND: /3/2012 Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức về công, công suất, cơ năng, cấu tạo chất - phân tử, nhiệt năng. Qua đó đánh giá mức độ học tập của học sinh và có hướng giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng vận dụng công thức để giải bài tập về công suất, giải thích hiện tượng về phân tử, nguyên tử. Thái độ: Tự giác học tập, trung thực nghiêm túc khi làm bài. Chuẩn bị: GV: Đề - đáp án HS: Ôn tập các kiến thức từ tiết 20 đến tiết 26 Phương pháp: Kiểm tra tự luận Tiến trình: 4.1/ Ổn định: KTSS 4.2/ Lập ma trận đề: a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 26 theo PPCT (sau khi học xong bài 21: Nhiệt năng). b. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số LT VD LT VD 1. Cơ học 5 3 2,1 2,9 23,3 32,2 2. Nhiệt học 4 3 2,1 1,9 23,3 21,2 Tổng 9 6 4,2 4,8 46,6 53,4 c. Tính số câu hỏi cho các chủ đề: Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Cấp độ 1,2 (Lí thuyết) 1. Cơ học 23,3 1,40 ≈ 2 4 2. Nhiệt học 23,3 1,40 ≈ 2 3 Cấp độ 3,4 (Vận dụng) 1. Cơ học 32,2 1,93 ≈ 1 2 2. Nhiệt học 21,2 1,27 ≈ 1 1 Tổng 100 10 10 (điểm) d. Ma trận: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Cơ học (5 tiết) 1. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. 2. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa. 3. Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. 4. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. 5. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. 6. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. 7. Vận dụng được công thức: Số câu hỏi 0,5 (C1.2c,d) 1,5 (C2.1) (C5,6.2a,b) 1 (C7.6) 3 Số điểm 1 3 2 6 (60%) 2. Nhiệt học (4 tiết) 8. Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. 9. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 10. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. 11. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. 12. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. 13. Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 14. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. 15. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 16. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 17. Giải thích được hiện tượng khuếch tán. Số câu hỏi 2 (C8,9.4) (C12.3) 1 (C17.5) 3 Số điểm 3 1 4 (40%) TS câu hỏi 2,5 1,5 2 6 TS điểm 4 3 3 10,0 (100%) 4.3/ Đề: Câu 1. Phát biểu định luật về công? Cho 1 ví dụ (2 điểm) Câu 2. Cơ năng của từng vật sau thuộc dạng năng lượng nào? (2 điểm) a/ Quả táo đang ở trên cây. b/ Quả bóng bay bị bóp lại c/Viên bi đang lăn trên mặt đất. d/ Một máy bay đang bay trên trời. Câu 3: Nhiệt lượng là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng? (1,5 điểm) Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên chất? ( 1,5 điểm) Câu 5:Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? ( 1 điểm) Câu 6. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? (2 điểm) Đáp án Điểm Câu 1: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Ví dụ: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công. Câu 2: a/ thế năng hấp dẫn b/ thế năng đàn hồi c/ động năng d/ Vừa có động năng, vừa có thế năng hấp dẫn Câu 3: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. -Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q. - Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J) Câu 4 : Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử. -Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng -Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách Câu 5 : Vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. Câu 6: Cho biết A1 = 36kJ t1 = 10 phút = 600s A2 = 42kJ t2 = 14ph = 840s Ai làm việc khỏe hơn? Giải Công suất làm việc của An: Công suất làm việc của Bình: Ta thấy P1 > P2 Þ An làm việc khoẻ hơn Bình. 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1 điểm Tóm tắt 0,5đ 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5điểm 4.4/ Củng cố và luyện tập: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 4.5/ Hướng dẫn về nhà: Xem và chuẩn bị bài “Dẫn nhiệt” - Dẫn nhiệt là gì? - So sánh tính dẫn nhiệt của các chất - Tìm các ví dụ về dẫn nhiệt. 5. Rút kinh nghiệm: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu 81 40 82 38 83 38 84 36
Tài liệu đính kèm: