Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 3 đến 17 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 3 đến 17 - Năm học 2009-2010

HĐ1: Lực cân bằng:

Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2.

- Hãy chỉ ra các lực cân bằng tác dụng lên cuốn sách, quả cầu trái banh?

- Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ?

*Hãy trả lời câu hỏi C1?

Từ đó ta rút ra kết luận gì?

Còn nếu 2 lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động thì sẽ như thế nào?

HĐ2: Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động.

* Yêu cầu các nhóm học sinh dự đoán trên 2 cơ sở:

+ Thay đổi vận tốc.

+ Không thay đổi vận tốc.

* Tổ chức thí nghiệm.

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.

-Các tiến hành thí nghiệm.

- Phát phiếu thí nghiệm cho các nhóm.

- Yêu cầu đại diện nhóm lên thao tác thí nghiệm tuần tự theo như hình 5.3a, b, c, d.

* Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi từ C2, C3, C4, C5 qua phiếu thí nghiệm và bảng 5.1.

* Giáo viên thu hồi phiếu và khắc sâu lại kiến thức.

Ta thường nghe nói đến quán tính là gì? Như ta đi xe đạp xuống dốc thì ta không đạp xe vẫn chạy do đâu.

HĐ3: Quán tính.

- Yêu cầu học sinh đọc nhận xét và tìm hiểu kết luận về quán tính.

- Giáo viên giới thiệu sơ về tính chất bảo toàn vận tốc của quán tính. Từ đó hãy giải thích thí dụ đi xe đạp.

* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời.

HĐ4: Vận dụng:

Từ trên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm 5.4 và trả lời câu C6, C7, C8.

 

doc 29 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 3 đến 17 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng 9 năm 2009
Tiết: Bài : 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I ) MỤC TIÊU :
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều .
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều và nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp . Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian .
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một quãng đường .
II ) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs : + Một máng nghiêng + Một bánh xe + Một đồng hồ.
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : ( 7 phút )
1 – Kiểm tra bài cũ
-HS 1 : Vận tốc là gì ? Viết công thức tính vận tốc . Sửa bài tập 2.1 SBT
-HS2 : Sửa bài tập 2.5SBT
2 – Tổ chức tình 
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều 
* Hoạt động 2 : ( 15 phút )
-Gv cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết và rút ra định nghĩa về mỗi loại chuyển động 
-GV giới thiệu và hướng dẫn HS lắp như hình 3.1 SGK
-Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ( bảng 3.1 SGK )
-Gv chỉnh sửa nếu cần
- Hs hoàn thành câu C1 
-Gv hướng dẫn trả lời câu C2
* Hoạt động 3 : ( 13 phút )
- Gv nêu rõ khái niệm vận tốc trung bình 
-Yêu cầu Hs tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường AB , BC , CD và trả lời câu hỏi C3
-GV cần chốt lại 2 ý : Vận tốc trung bình trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
* Hoạt động 4 : 
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C4
-GV có thể tổ chức nhóm cho Hs trả lời câu C5 vào bảng phụ 
-Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C6
-GV nêu câu hỏi củng cố bài và cho hs đọc phần ghi nhớ SGK
-Hướng dẫn về nhà
-Hoàn thành câu C7
-Làm các bài tập 3.1à 3.7 SBT
-Đọc trước bài 4 : Biểu diễn lực
-HS1 trả lời câu hỏi của giáo viên vàsửa bài tập 2.1 . HS khác chú ý lắng nghe
-HS2 sửa bài tập 2.5
-HS chú ý nghe và nắm được định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều . Ghi vở định nghĩa này
-HS nhận dụng cụ thí nghiệm và nghe sự hướng dẫn của giáo viên . Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
-Thực hiện đúng yêu cầu giáo viên đề ra
-Hs dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi C1 
-Hs trả lời câu C2
C2 : a ) là cđ đều
b , c , d ) là cđ không đều
-HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 để tính vận tốc trung bình trong các quãng đường AB , BC , CD và trả lời câu hỏi C3
C3 : VAB = 0,017 m/s ; 
VBC = 0,05m/s ; VCD= 0,08m/s
Từ A đến D : Chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần
-Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu C4
C4 : Chuyển động của ôtô từ HN đến HP là cđ không đều . 50km/h là vận tốc trung bình
-HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C5
C5 : vtb1= 4m/s ; vtb2 = 2,5m/s
VTTB trên cà 2 quãng đường 
Vtb = 3,3m/s
-HS trảlời câu C6
C6 : s = vtb . t = 30.5 = 150km
-HS đọc phần ghi nhớ SGK
I ) ĐỊNH NGHĨA :
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
II ) VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 
-Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết quãng đường
+ Công thức :
vtb = s/t trong đó : 
s là quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường đó
III ) VẬN DỤNG :
Sgk / 12,13
 Thứ ngày tháng 9 năm 2009
Tiết 4 Bài 4 . BIỂU DIỄN LỰC 
I./ Mục đích , yêu cầu : 
 - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc .
 - Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ . Biểu diễn được véctơ lực .
II./ Đồ dùng dạy học :
	Nhắc HS xem lại bài : “LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG” (Bài 6 – SGK Vật lý 6)
III./ Các bước lên lớp :
1./ Ổn định lớp,kiểm tra bài cũ : a. Thế nào là chuyển động không đều ?
 b. Viết công thức tính vận tốc trung bình ? 
 c. Yêu cầu HS làm bài tập 3.6 / Trang 7 SBT .
2./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’)
 - Y/C HS đọc vấn đề trong SGK 
Hoạt động 2 : 
Ôn lại khái niệm “Lực” (10’)
 - Yêu cầu HS đọc câu C1 
 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C4 :
	+ Trả lời hình 4.1 
	+ Trả lời hình 4.2
 - Vậy lực là gì ?
 - Để biểu diễn lực , ta cần dùng mấy yếu tố ?
Hoạt động 3 : Cách biểu diễn lực bằng véctơ (10’)
 - Yêu cầu HS đọc ª1. 
 - Thế nào là đại lượng véctơ ?
 - Yêu cầu HS đọc ª2.
 - Để biểu diễn Véctơ ta dùng gì?
 - Cần những yếu tố nào nữa để diểu diễn Véctơ lực đó ?
 - Yêu cầu HS ghi vào vở
 - Véctơ lực được kí hiệu là gì ? 
 - Cường độ lực được kí hiệu là ?
 - Y/C HS đọc ví dụ trong SGK
Hoạt động 4 : Vận dụng (7’)
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C2 
 - Lưu ý HS : Trọng lực thường được biểu diễn ở trọng tâm của vật
 - Vật có khối lượng 5 kg thì có trọng lượng là bao nhiêu ?
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C3 
 - Lưu ý :Tỷ lệ xích ở H.a và H.b 
 Hoạt động 5 : Củng cố (7’)
 - Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất :
A./ Vận tốc không đổi 
B./ Vận tốc tăng dần 
C./ Vận tốc giảm dần 
D./ Vận tốc có thể tăng hoặc giảm 
 - Biểu diễn các Véctơ lực sau đây :
* Trọng lực của một vật là 1500N với tỷ lệ xích tuỳ chọn .
* Lực kéo của một xà lan theo phương ngang , chiều từ trái sang phải , tỷ lệ xích 1cm ứng với 500N
 - HS đọc vấn đề trong SGK
 - HS đọc câu C1
 - HS hoạt động cá nhân trả lời câu C4 :
 + NC tác dụng lên xe làm xe thay đổi vận tốc .
 + Vợt tác dụng lực lên quả bóng làm nó bị biến dạng .
 - HS đọc ª1.
 - HS hoạt động cá nhân trả lời, HS khác nhắc lại và ghi vào tập 
 - HS đọc ª2.
 - Dùng mũi tên 
 - 3 yếu tố : 
* Điểm đặt
* Phương chiều 
* Độ lớn 
 - 
 - F
 - HS đọc ví dụ trong SGK
 - HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C2
 - 50N
 - HS làm việc cá nhân trả lời câu C3
 - HS nhắc lại tỷ lệ xích ở H.a và H.b
 - HS : ..
 - HS : ..
I./ Khái niệm lực :
 Lực là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
II./ Biểu diễn lực :
 1. Lực là một đại lượng Véctơ : 
 Đại lượng Véctơ là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều .
 2. Cách biểu diễn lực : Lực là một đại lượng Véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
* Gốc là điểm đặt của lực 
* Phương,chiều trùng với phương , chiều của lực
* Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ xích cho trước .
Véctơ lực kí hiệu : 
II./ Vận dụng : 
C2 : 
3./ Dặn dò : 	 + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 4.2 , 4.3 4.4 / Trang 8 trong SBT
	 + Xem trước bài 5 : “SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH”
 Thứ ngày tháng 9 năm 2009
 TIẾT 5: BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I/ MỤC TIÊU: 
	- Nắm được hai lực cân bằng, chuyển động theo quán tính của 1 vật.
	- Nêu được ví dụ về 2 lực cân bằng, đặc điểm và biểu thị bằng vectơ lực.
	- Từ dự đoán, qua thí nghiệm học sinh khẳng định được: “Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.
	- Nêu được thí dụ về quán tính và giải thích được 1 số hiện tượng về quán tính trong đời sống.
II/ CHUẨN BỊ: 
	- Hình vẽ 5.1, 5.2 SGK.
	- Bộ thí nghiệm H 5.3, 5.4 SGK.
	- 1 bàn phẳng cao 1 m.
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 
	1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 
* Lực là gì? * Hãy nêu các đặc điểm của lực. *Cho ví dụ vẽ hình minh hoạ.
	3. Giới thiệu bài mới: 
Tác dụng 2 lực cân bằng lên1 vật đang đứng yên thì vật đó sẽ như thế nào? Còn nếu ta tác dụng lên vật đang chuyển động 2 lực cân bằng liệu vật đó chuyển động không? Và theo các em nó sẽ chuyển động như thế nào? Vận tốc của chúng ra sao? Để tìm hiểu lời giải đáp này ta đi vào bài học hôm nay. Để xem câu trả lời của bạn nào là đúng nhé.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND Ghi bảng
HĐ1: Lực cân bằng:
Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2.
- Hãy chỉ ra các lực cân bằng tác dụng lên cuốn sách, quả cầu trái banh?
- Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ?
*Hãy trả lời câu hỏi C1?
Từ đó ta rút ra kết luận gì?
Còn nếu 2 lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động thì sẽ như thế nào?
HĐ2: Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động.
* Yêu cầu các nhóm học sinh dự đoán trên 2 cơ sở: 
+ Thay đổi vận tốc.
+ Không thay đổi vận tốc.
* Tổ chức thí nghiệm.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
-Các tiến hành thí nghiệm.
- Phát phiếu thí nghiệm cho các nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên thao tác thí nghiệm tuần tự theo như hình 5.3a, b, c, d.
* Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi từ C2, C3, C4, C5 qua phiếu thí nghiệm và bảng 5.1.
* Giáo viên thu hồi phiếu và khắc sâu lại kiến thức.
Ta thường nghe nói đến quán tính là gì? Như ta đi xe đạp xuống dốc thì ta không đạp xe vẫn chạy do đâu.
HĐ3: Quán tính.
- Yêu cầu học sinh đọc nhận xét và tìm hiểu kết luận về quán tính.
- Giáo viên giới thiệu sơ về tính chất bảo toàn vận tốc của quán tính. Từ đó hãy giải thích thí dụ đi xe đạp.
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời.
HĐ4: Vận dụng: 
Từ trên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm 5.4 và trả lời câu C6, C7, C8.
Học sinh quan sát hình vẽ 5.2.
* Các nhóm thảo luận và vẽ hình phân tích lực vào phiếu của các nhóm và trả lời.
Học sinh trả lời C1.
Học sinh rút ra kết luận và ghi vào tập.
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên thảo luận để đưa ra dự đoán của nhóm mình.
-Học sinh các nhóm nghe phổ biến về cách giới thiệu dụng cụ thí nghiệm thao tác thí nghiệm nhóm trưởng nhận phiếu thí nghiệm.
* Đại diện các nhóm lên thao tác.
* Các nhóm tích cực thảo luận ghi chép vào phiếu thí nghiệm.
* Đại diện từng nhóm trả lời và nhận xét.
- Học sinh ghi vào tập.
- Học sinh đọc nhận xét và thu nhận thông tin về quán tính.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi vào tập kết luận về quán tính.
 Các nhóm quan sát, thảo luận xây dựng trả lời câu hỏi C6, C7, C8.
I/ Lực cân bằng:
1. Hai Lực cân bằng là gì?
- Hai lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng chiều ngược nhau.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a: Dự đoán.
b: Thí nghiệm.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
II/ Quán tính 
a. Nhận xét: 
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
b. Vận dụng: 
IV/ Củng cố và dặn dò: 
	* Đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
	* Qua bài học hôm nay ai có thể trả lời cho tình huống đầu bài học?
	* Hãy giải thích hiện tượng rũ áo ướt khi chúng ta đi mưa về ha ... tác trong công việc
B/ Chuẩn bị: *Giáo viên: - Hình 15.1 phóng to bảng kẽ sẵn câu C3, C4 và công thức.
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Ghi vở
I Hoạt động 1: Ktra bài cũ, tổ chức.
-Ycầu 1 hs tbình nêu lại công thức tính công, đơn vị; 1 hs ghi công thức, đơn vị.
- Gv đặt vấn đề hay yc hs đọc phần TTTT hs dự đoán.
-Yc hs dùng phiếu học tập làm câu C1.
-Gv nhận xét chung.
-Yc hs đọc ,thảo luận C2; gv phân tích thêm.
-Yc đại diện các nhóm lên điền vào chỗ trống C3.
II Hoạt đôïng 2: Tìm hiểu công thức tính công suât.
-Yc hs yếu đọc phần TTTT hoặc gv thông báo công thức tính công suất. 
III Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị công suất.
-Gv thông báo hoặc có thể cho hs yếu đọc TTTT về đơn vị công suất.
-Có thể đưa ra bài tập vận dụng đơn giản đổi các bội số KW, MW sang đơn vị W và ngược lại.
IV Hoạt động 4: Vận dụng.
-ycầu hs làm C4 trong phiếu học tập. 1hs lên bảng giải.
-Yc 1 hs yếu đọc C5, các nhóm thảo luận cho kq.
V Hoạt động5: Hướng dẫn về nhà.
C4,C5; làm bt 15.1đến 15.4. Hs khá giỏi làm thêm15.5; 15.6 và C6 SGK.
-Nếu còn thời gian gv hướng dẫn hs phương pháp giải C6 và bt 15.5
-Hs làm theo yc,cả lớp chú ý theo dõi góp ý.
-Các nhóm thảo luận dự đoán.
-Hs hđ cá nhân, thống nhất kq.
-1 hs dọc, các nhón thảo luận nêu ý kiến, chọn kq cuối cùng sau đó điền vào C3.
-1 hs đọc hs yếu khác nhắc lại.
-Đại diện nhóm lên ghi kết quả 
Giữa các nhóm góp ý thống nhất kq chung.
-Hs đọc 
-Hs khá giỏi trình bày phương án giải quyết C6.
I Ai làm việc khoẻ hơn:
-C2: c và d
-C3: (1) Dũng
 (2)Cùng thời gian anh Dũng thực hiện công lớn hơn hoặc cùng một công anh Dũng tốn ít thời gian hơn.
-II Công suất:
 P=A/t 
III Đơn vị công suất.
Đơn vị công suất là oat, kí hiệu là W.
1W= 1J/s
1KW(kilooat)=1000W
1MW(mêgaoat)=1000KW
=1000000W
IV Vận dụng:
C4: Csuất An: P=A/t =10.16.4/50=12,8W Csuất Dũng:
P=A/t=15.16.4/60=16W
 Thứ ngày tháng năm 2009
Tiết 19 Bài 16 CƠ NĂNG
A/ Mục tiêu: - Nắm vững các khái niệm cơ năng 
 - Thấy được một cách định tính , thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật 
 - Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng 
B/ Chuẩn bị:*Giáo viên: - Hình vẽ thí nghiệm H.16.1a, 16.1b SGK, H. 164a,b,c , thiết bị thí nghiệm ở h.16.2, 16.3 sgk 
	*Học sinh: lò xo 1 quả nặng, 1 sợi dây, 1 bao diêm, 1 khúc gỗ, 2 miếng ván 
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Ghi vở
 Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3’)
- GV: NL là gì?Cơ năng ? 
- GV thông báo KN cơ năng
HĐ 2 : Hình thành KN TN 15p
- Gv chỉ hình 16.1 a,b qủa nặng A nằm trên mặt đất, có khả năng sinh công không ?Vì sao 
- Yêu cầu hs đọc, trả lời C1
- Gv: Cơ năng có được trog h. 16.1b là thế năng
- Công càng lớn thì thế năng của vật như thế nào ? Suy ra thế năng phụ thuộc yếu tố nào
- Gv : Thế năng hấp dẫn được xác định như thế nào ?
-- Gv lấy ví dụ 
a Kluận chung. Sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn
- Vtrí giữa các phần của vật? Nếu buông sợi dây thì ra sao ?
- Lò xo có thực hiện công không? Lò xo có cơ năng không? ÒThế năng. ? Ò Thế năng đàn hồi 
a Kluận chung: Thế năng đàn hồi 
 Hoạt động 3 :Hình thành khái niệm động năng (15 ph) 
- Gv yêu cầu Hs đọc sgk, quan sát h16.3
-Gv cho qủa cầu A lăn từ vị trí 1 trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ B. Kết qủa? - Gv: Qủa cầu A c/động có khả năng thực hiện côngÒ cơ năng: dạng động năng Ò Động năng là gì ? 
Ò Kết luận: Động năng phụ thuộc gì ? 
- Gv làm tiếp TN h 16.3 nhưng thay qủa cầu A’ khác có khối lượng lớn hơn cho lăn từ vị trí (2) trên máng xuống gỗ B. KQ dự đoán ?
- H tượng xảy ra có gì khác so với TN làn trước? Công thực hiện của qủa cầu A và A’ ? 
Ò đ/ năng còn phụ thuộc gì ? 
- Đnăng phụ thuộc vận tốc như thế nào ?
Ògv nhấn mạnh : Đnăng của vật phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật 
Chú ý : Động năng và thế năng là 2 dạng của cơ năng. 1 vật vừa có thể có cả động năng và thế năng, lúc đó cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. Ví dụ :
Hoạt động 4 : BT củng cố khái niệm đ/năng và t/năng (7ph) 
- Gv:nêu câu hỏi, hs thảo luận nhóm và trả lời
C9: VD vật có cả động năng và thế năng?
C10 : Yêu cầu hs quan sát h. 16.4a,b,c và chỉ ra dạng cơ năng của vật 
Hoạt động 5 :Củng cố,bài tập về nhà ( 5 ph) 
+Khi nào nói vật có cơ năng
+Tr/hợp nào cơ năng của vật là thế năng?động năng? 
+TN, đnăng phụ thuộc gì ?
-Bài tập về nhà : 
Soạn bài 17 : từ C1 đến C9 
- Hs đọc Sgk mở bài 
- Hs đọc SGK mục I
- Hs trả lời câu hỏi của Gv và nhắc lại khái niệm cơ năng, đơn vị của cơ năng 
- Hsđọc C1. trả 
C1 . . . có cơ năng,vì : qủa nặng chuyển động xuống dưới làm căng sợi dây và làm gỗ chuyển động. Vậy qủa nặng khi đưa lên độ cao nào đó,nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng 
 Kết luận về thế năng và sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn
- Hs làm TN, trả lời câu hỏi Ò hs làm C2Ò KL
C2 . . . ta đốt sợi dây, lò xo đẩy bao diêm lên cao tức là thực hiện công, lò xo khi biên dạng có cơ năng
Ò Kết luận :
- Hs đọc sgk, quan sát h16.3 dự đoán, trả lời câu hỏi 
- Hs quan sát TN, trả lời
C3 : C4 : C5 : . . . sinh công . . . 
-Hs quan sát TN ,trả lời câu hỏi 
C6 :lần này gỗ B c/động dài hơn, v qủa cầu lớn hơn, khả năng thực hiện công của qủa cầu lớn hơn lần trước 
. . .động năng của qủa cầu phụ thuộc vào v của nó, v càng lớn thì động năng càng lớn 
- Hs quan sát TN, trả lời? 
C7 : . . miếng gỗ B chuyển động đoạn đường dài hơn . . lớn hơn . . .
. . . động năng của qủa cầu còn phụ thuộc vào khối lượng . khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn
C8. . .vận tốc và khối lượng của nó 
Ví dụ :
-Hs thảo luận C9,C10 theo nhóm và trả lời, nhận xét 
C9 : diều đang bay trên trời, con lắc lò xo dao động
C10 : a) Thế năng
 b) Động năng
 c) Thế năng 
 Hs đọc “có thể em chưa biết 
I- Cơ năng : 
- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
II- Thế năng :
1) Thế năng hấp dẫn : 
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với 1 vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thiế năng hấp dẫn càng lớn
2) Thế năng đàn hồi :
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi .
III- Động năng : 
1) Khi nào vật có động năng : 
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng 
2) Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào 
- Vật có khối lượng càng lớn và c/ động càng nhanh thì động năng càng lớn 
- Động năng và thế năng là 2 dạng của cơ năng
- Cơ năng của 1 vật bằng tổng thế năng và động năng của nó
IV- Vận dụng : 
 NXTùng/C2Nho-Hòa/VLý8/2009-2010
 Thứ ngày tháng năm 2009
Tiết 20 Bài 17 :SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
A/ Mục tiêu: 
- Hs phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ diễn đạt như trong Sgk
- Biết nhận ra sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế 
- Vận dụng nội dung của ĐL để giải thích 1 số hiện tượng về cơ học 
B/ Chuẩn bị:
a- Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm hs
b- Gv: Tranh h17.1 ( sgk tr 59), tranh vẽ ứng dụng nguồn năng lượng trong thiên nhiên
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
Nội dung ghi bài
 Hoạt động 1: Ktra bài cũ, tổ chức tình huống họa tập (5ph)
a- KTBC:
+ Thế năng hấp dẫn là gì? Cho VD
+ Thế năng đàn hồi là gì? Cho VD
+ Động năng là gì
+ Nêu khái niệm cơ năng 
b- Tổ chức tình huống học tập 
?- Một hòn bi A được thả lăn từ trên cao theo 1 máng nghiêng xuống dưới. Trong qúa trình lăn từ trên cao xuống, thế năng của hòn bi A có thay đổi không ? Động năng của hòn bi A có thay đổi không ? (Gv chốt ý kiến)
Gv: Sự thay đổi đó được giải thích nhưn thế nào, ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay 
GV ghi đề bài lên bảng :
Hoạt động 2: Thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong qúa trình cơ học 
- Cho Hs đọc thông tin và từng cá nhân qsát H17.1
- Gv thực hiện thả qủa bóng rơi từ 1 độ cao nhất định
- Gv đặt câu hỏi:
C1: Độ cao và vận tốc của qủa bóng thay đổi như thế nào trong thời gian qủa bóng rơi? Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
-Tương tự với C2,C3 và C4
- Gv nhận xét, sửa sai câu trả lời của các nhóm (Gv dành thời gian cho hs ghi phần trả lời vào vở bài tập )
-Yêu cầu hs đọc TN 2 
- Gv giới thiệu TN2 sau đó hướng dẫn hs làm TN
-- Y/c hs lần lượt đọc, thảo luận và trả lời C5, C6, C7, C8
- Gv cho từng nhóm nhận xét lẫn nhau
- Từ 2 TN trên ta rút ra được những kết luận gì 
- Hv nhận xét 
- Cho Hs đọc kết luận trong sgk
-Gv nhắc lại Kl rút ra từ 2 TN 
- Gv chốt ý cho hs ghi ý 1 cần ghi nhớ 
 Hoạt động 3 : Thông báo định luật bảo toàn cơ năng ( 5 ph) 
- Gv thông báo 2 TN trên và nhiều TN khác đã chứng tỏ kết luận trên là đúng trong qúa trình cơ học: Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng thì không đổi, ta nói cơ năng được bảo toàn 
- Cho Hs ghi ý 2 cần ghi nhớ 
- Gv nêu phần chú y trong sgk/ 61 
 Hoạt động 4 : Củng cố kiến thức. Vận dụng (12 ph ) 
- Cho hs đọc C9
- Qua bài đọc các em cầnghi nhớ những gì ? 
- Yc hs đọc phần có thể em chưa biết 
- Gv giới thiệu tranh vẽ ứng dụng nguồn năng lượng trong t/ nhiên 
- Đánh gía tiết học 
- Dặn dò : Làm Bt 17.2 và BT bổ sung trong vở BT, ôn bài chi tiết sau TK 
Bài tập ra thêm : Moät hs neùm 1 quûa boùng roå leân cao, quûa boùng leân ñeán 1 ñoä cao, rôi xuoáng ñaát, naåy leân ñeán ñoä cao nhoû hôn roài rôi xuoáng ñaát, vaø laïi naåy leân 1 ñoä cao nhoû hôn nöõa. Sau nhieàu laàn nhö vaäy quûa boùng ñöùng yeân treân maët ñaát. Coù söï bieán ñoåi cô naêng nhö theá naøo trong quaù trình naøy ? 
Hs trả lời câu hỏi
-HS 1 trả lời 
-HS 2 trả lời
- đọc thông tin và q/sát hình của TN 1
- Hs quan sát 
- Hs thảo luận nhóm và trả lời C1
-Hs trả lời C2,C3 và C4
- Hs ghi bài
- Hs đọc TN 2
- Hs làm TN để q/sát
- Hs thảo luận và trả lời C5, C6, C7, C8
- Hs : . . . 
- 1 hs đọc, cả lớp lắng nghe
- Hs ghi bài 
- Hs chú ý lắng nghe 
- Hs nhắc lại 
- Hs ghi nội dung ghi nhớ 2 
- Hs đọc C9
- Hs làm việc cá nhân để trả lời C9
- Hs ghi bài 
- Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
- Hs đọc
- Hs trả lời BT 17.1 và 17.3 (sBT)
1/ Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng : 
1-TN1 :(với qủa bóng rơi ) 
C1
C2
C3
C4
2- TN2 : (Với con lắc dao động ) 
C5
C6
C7
C8
 Ghi nhớ 1 :Đ/năng có thể c/hóa thành t/năng, ngược lại t/năng có thể chuyển hóa thành động năng 
II) Bảo toàn cơ năng :
 Ghi nhớ 2 :Trong qúa trình cơ học, đ/năng và t/năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn 
III/ vận dụng :
C9: Mũi tên được bắn từ chiếc cung
a- T/ năng của cánh cung c/hóa thành đ/năng của mũi tên
b- Nước từ trên cao chảy xuống t/năng c/hóa thành đ/năng
c-Ném 1 vật lên cao theo phương thẳng đứng, khi vật đi lên,đ/ năng chuyển hóa thành thế năng, khi vật rơi xuống t/năng c/hóa thành đ/năng

Tài liệu đính kèm:

  • docVatly 8 HKI.doc