Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân khối 8 tuần 9 – tiết 9

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân khối 8 tuần 9 – tiết 9

ĐỀ 1

A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )

 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 1đ )

 Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì:

 a. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung.

 b. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

 c. Công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

 d. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự.

 Câu 2: Pháp luật do ai ban hành ?

 a. Quốc hội ban hành c. Hội đồng nhân dân xã ban hành

 b. Bộ Công an ban hành d. Chính phủ ban hành

 Câu 3: Nữ Bác học Ma-ri Quy-ri là người nước nào ?

 a. Anh b. Nhật c. Pháp d. Đức

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân khối 8 tuần 9 – tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUÝ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS TAM THANH MÔN: GDCD KHỐI 8 
Hä vµ tªn ..................................... TUẦN 9 – TIẾT 9
Líp: 8... 
 ĐIỂM
 LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 1
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )
 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 1đ )
 Câu 1: Tôn trọng lẽ phải là gì:
 a. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung. 
 b. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
 c. Công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
 d. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự.
 Câu 2: Pháp luật do ai ban hành ?
 a. Quốc hội ban hành c. Hội đồng nhân dân xã ban hành
 b. Bộ Công an ban hành d. Chính phủ ban hành
 Câu 3: Nữ Bác học Ma-ri Quy-ri là người nước nào ?
 a. Anh b. Nhật c. Pháp d. Đức
 Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự liêm khiết ?
 a. Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích
 b. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi
 c. Không hám danh, hám lợi, không toan tính nhỏ nhen, ích kỉ
 d. Giúp đỡ người khác để họ giúp lại mình khi cần thiết. 
 II/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các ý nghĩa sau: ( 1đ )
 Câu 1: Người biếtsẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người đối với mình, giúp mọi người  và dễ dàng hợp tác với nhau.
 Câu 2: .sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người góp phần làm cho xã hội
 III/ Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp: ( 1đ )
 Cột A 
 Cột B 
Trả lời
1. Quân tử nhất ngôn.
a. Pháp luật, kỷ luật.
1+
2. Phép vua thua lệ làng.
b. Tình bạn.
2+
3. Nói thật không sợ mất lòng.
c. Tôn trọng lẽ phải.
3+
4. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
d. Liêm khiết
4+
e. Giữ chữ tín.
B/ TỰ LUẬN: ( 7đ )
 Câu 1: Pháp luật là gì ? Kỉ luật là gì ? Cho ví dụ minh họa từng khái niệm. ( 3đ )
 Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu một số việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác của bản thân em. ( 2đ )
 Câu 3: Xử lí tình huống: ( 2đ )
Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau. Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ rất lạc hậu, chỉ có những nước phát triển có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”.
Còn Hòa lại bảo: “Ngay cả những nước đang phát triển cũng có nhiều điều đáng để cho ta phải học tập”.
 Em đồng ý với ý kiến của Toàn hay Hòa? Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao em đồng ý ? 
. 
 ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )
 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 1đ )
 1c 2a 3d 4c
 II/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các ý nghĩa sau: ( 1đ )
 Câu 1: Giữ chữ tín - đoàn kết.
 Câu 2: Sống liêm khiết - trong sạch, tốt đẹp hơn
 III/ Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp: ( 1đ )
 1 +e 2+a 3+c 4+b
B/ TỰ LUẬN: ( 7đ )
 Câu 1: (3đ) Mỗi ý 1,5 điểm
 - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 VD: Luật ATGT, Luật dân sự...
 - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể ) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
 VD: Nội quy học sinh, nội quy bệnh viện...
 Câu 2: ( 2đ ) Mỗi ý 1 điểm
 - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
 - Gợi ý nêu biểu hiện:
 + Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện
 + Lắng nghe ý kiến của mọi người... 
 Câu 3: Gợi ý xử lí tình huống: ( 2đ )
 Đồng ý với ý kiến của Hòa vì: Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật riêng như về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và học hỏi. 
PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUÝ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS TAM THANH MÔN: GDCD KHỐI 8 
Hä vµ tªn ..................................... TUẦN 9 – TIẾT 9
Líp: 8... 
 ĐIỂM
 LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 2
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )
 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 1đ )
 Câu 1: Giữ chữ tín là:
 a. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung. 
 b. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
 c. Công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
 d. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự,
 Câu 2: Pháp luật do ai ban hành ?
 a. Quốc hội ban hành c. Hội đồng nhân dân xã ban hành
 b. Bộ Công an ban hành d. Sở Tài chính ban hành
 Câu 3: Nữ Bác học Ma-ri Quy-ri là người có đức tính gì ?
 a. Tự chủ b. Dân chủ c. Liêm khiết c. Giữ chữ tín
 Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự liêm khiết ?
 a. Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích
 b. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi
 c. Không hám danh, hám lợi, không toan tính nhỏ nhen, ích kỉ
 d. Giúp đỡ người khác để họ giúp lại mình khi cần thiết. 
 II/ Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp: ( 1đ )
 Cột A 
 Cột B 
Trả lời
1. Kỉ luật
a. Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. 
1+
2. Tôn trọng lẽ phải
b. Bản nội quy trường lớp
2+
3. Tình bạn trong sáng, lành mạnh
c. Luật An toàn giao thông
3+
4. Liêm khiết
d. Không lạm dụng của công
4+
e. Chấp hành tốt luật An toàn giao thông.
 III/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao sau: ( 1đ )
 Câu 1: Trống.ai đánh thì thùng
 Của .ai khéo vẫy vùng thành riêng.
 Câu 2: Thuyền dời nào..có dời
 Khăng khăng quân tử một lời..
B/ TỰ LUẬN: ( 7đ )
 Câu 1: Pháp luật là gì ? Kỉ luật là gì ? Cho ví dụ minh họa từng khái niệm. ( 3đ )
 Câu 2: Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Nêu một số việc làm thể hiện sự tôn trọng lẽ phải của bản thân em. ( 2đ )
 Câu 3: Xử lí tình huống: ( 2đ )
Một trong những hiện tượng đáng buồn trong đời sống hàng ngày, đó là nạn sai hẹn: Mời họp lúc 8 giờ thì 9 giờ mới thấy mọi người đến; Cuộc giao lưu văn nghệ tổ chức lúc 7 giờ thì 8 giờ khách mời mới đông đủ. Phải chăng sự sai hẹn này đã thành thói quen khó sửa ?
 Em có chấp nhận hiện tượng đó không ? Vì sao ?
............................................
 ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )
 I/ Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 1đ )
 1b 2a 3c 4c
 II/ Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp: ( 1đ )
 1 +b 2+e 3+a 4+d
 III/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các ý nghĩa sau: ( 1đ )
 Câu 1: Chùa - Chung
 Câu 2: Bến - Nhất ngôn 
B/ TỰ LUẬN: ( 7đ )
 Câu 1: (3đ) Mỗi ý 1,5 điểm
 - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 VD: Luật ATGT, Luật dân sự...
 - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể ) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
 VD: Nội quy học sinh, nội quy bệnh viện...
 Câu 2: ( 2đ ) Mỗi ý 1 điểm
 - Tôn trọng lẽ phải công nhận, ủng hộ, tuân theo, và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
 - Gợi ý nêu biểu hiện:
 + Chấp hành tốt nội quy trường, lớp
 + Lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng sẵn sàng tranh luận để tìm ra lẽ phải. 
 Câu 3: Gợi ý xử lí tình huống: ( 2đ )
 Sự sai hẹn này đã thành thói quen nhưng em không thể chấp nhận hiện tượng này Vì: Nếu càng sai hẹn càng dẫn chất lượng công việc không đạt hiệu quả, bị trì trệ có thể dẫn đến đình đốn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 Tuan 9 Tiet 9.doc