Câu1: (2 điểm)
Nhận xét sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến).
Câu2: (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như mầu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng- Mùa xuân của tôi).
1. Thống kê các từ ghép, từ láy.
2. Xác định phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn.
3. Xác định các trạng ngữ và tác dụng của nó.
đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: ngữ văn 8 năm học: 2009-2010 Câu1: (2 điểm) Nhận xét sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến). Câu2: (2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như mầu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. (Vũ Bằng- Mùa xuân của tôi). Thống kê các từ ghép, từ láy. Xác định phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn. Xác định các trạng ngữ và tác dụng của nó. Câu 3.(6 điểm) Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. ............... đáp án và biểu điểm chấm đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn: ngữ văn 8 năm học: 2009-2010 Câu 1(2,0) Yêu cầu: Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta với ta trong hai bài thơ. -Trong bài “Qua Đèo Ngang” + Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình. + Sự cô đơn bé nhỏ của con người trước non nước bao la. -Trong bài “Bạn đến chơi nhà” + Chỉ tác giả với người bạn. + Sự chan hoà, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết. Câu 2:( 2.0) 1a. Từ ghép (0.5) Bắt đầu, thay thế, làm cho, pha lê, cửa sổ, xanh tươi, cảm thấy, niềm vui, siêng năng, rung động, hoa lí, con ong, nhị hoa, con ve. b. Từ láy (0.5) Đùng đục, rạo rực, sáng sủa, thường thường, trong trong, hồng hồng. 2. Phép so sánh (0.5) nền trời đùng đục /như /mầu pha lê mờ. Những làn sóng hồng hồng rung động/ như /cánh con ve mới lột. Trạng ngữ (0.5) -Thường thường vào khoảng đó. -Sáng dậy. {trạng ngữ chỉ thời gian} -chỉ độ tám chín giờ sáng. -Trên giàn hoa lí. -Trên nền trời trong trong. {trạng ngữ chỉ địa điểm} Câu 3 (6.0) Yêu cầu chung: Đề yêu cầu nghị luận chứng minh đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn. Trình bầy sạch đẹp, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có nhiều cách trình bầy nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Nêu vấn đề: (2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp) Thân bài: -Giải thích: Hai câu tục ngữ tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa: Cũng nêu lên bài học về lẽ sống, đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người: lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả với những người tạo ra nóĐó là một truyền thống tốt đẹp. -Sắp xếp dẫn chứng: +Con cháu biết ơn, kính yêu tổ tiên, ông bà, cha mẹ Tục thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng +Tôn sùng và nhớ ơn những vị anh hùng dân tộc, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. +Biết ơn Đảng, Bác Hồ. +Biết ơn chú công nhân, nông dân, bác sĩ Biết ơn thầy cô giáo Kết bài: -Khẳng định lòng biết ơn -Suy nghĩ và liên hệ đến bản thân 3. Cho điểm -Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ. (6.0) -Đáp ứng 2/3 số yêu cầu trên, còn một số sai sót. (4.5) -Đáp ứng khoảng 1/2 số yêu cầu trên, còn một số sai sót. (3.0) -Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi. (2.0) -Bài viết lạc đề. (0.0) Giáo viên tuỳ theo bài làm của học sinh để đánh giá, cho điểm hợp lí. Đặc biệt chú ý khuyến khích, thưởng điểm cho những bài có khả năng diễn đạt tốt, cách viết sáng tạo dù cho bài viết đó không đảm bảo đầy đủ những yêu cầu trên./.
Tài liệu đính kèm: