1/ Thơ trữ tình:
Văn bản: "NHỚ RỪNG".
Tác giả: Thế Lữ.
Nhớ Rừng
(trích 8 dòng)
Lời con hổ ở vườn bách thú
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đờ chơi.
Chịu ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
**Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ giàu nhạc điệu trữ tình, dễ đọc, dễ hiểu.
- Qua bài ta hiểu được giai đoạn tư tưởng của các nhà văn bị bế tắc.
Văn Bản 1/ Thơ trữ tình: Văn bản: "NHỚ RỪNG". Tác giả: Thế Lữ. Nhớ Rừng (trích 8 dòng) Lời con hổ ở vườn bách thú Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đờ chơi. Chịu ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự... **Ý nghĩa văn bản: - Bài thơ giàu nhạc điệu trữ tình, dễ đọc, dễ hiểu. - Qua bài ta hiểu được giai đoạn tư tưởng của các nhà văn bị bế tắc. Văn bản: "QUÊ HƯƠNG". Tác giả: Tế Hanh. Quê Hương Chim bay dọc biển đen tin cá Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe", Những con ca tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! ** Ý nghĩa văn bản: dù sống ở đâu thì hình ảnh dân làng, chài lưới vẫn ở trong lòng tác giả. Văn bản: "KHI CON TU HÚ". Tác giả: Tố Hữu. Khi Con Tu Hú Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời cao càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ** Ý nghĩa văn bản: bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù. Văn bản: "TỨC CẢNH PẮC PÓ". Tác giả: Hồ Chí Minh. Tức Cảnh Pắc Pó Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng, Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời Cách Mạng thật là sang. ** Ý nghĩa văn bản: Lời lẽ thơ giản dị; tinh thần vượt khó, rèn luyện chất thép cách mạng. Văn bản: "NGẮM TRĂNG". Tác giả: Hồ Chí Minh. Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) Phiên âm: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân): Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ** Ý nghĩa văn bản: bài thơ thể hiện nét đẹp tôn vinh về tâm hồn của người tù cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Văn bản: "ĐI ĐƯỜNG". Tác giả: Hồ Chí Minh. ** Ý nghĩa văn bản: dựa vào bài đi đường tác giả rút ra triết lí bài học: "Người cách mạng trước gian khổ, sau vinh quang. Đi Đường (Tẩu lộ) Phiên âm: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san: Trùng san đăng cáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miệng gian. Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân): Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. 2/Văn bản nghị luận Văn bản: "CHIẾU DỜI ĐÔ".(chiếu) Tác giả: Lý Công Uẩn (974-1028) tức Lý Thái Tổ, là người sáng lập ra triều Lý. Một vị vua anh minh, chí lớn. ** Ý nghĩa văn bản: Đây là sự kiệ lịch sử lớn của việc dời đô, dưới triều Lý Công Uẩn. Văn bản: "HỊCH TƯỚNG SĨ".(hịch) Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tức Hưng Đạo Vương, là một danh tướng xuất sắc của dân tộc trong việc đánh đuổi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta. ** Ý nghĩa văn bản: Khích lệ lòng yêu nước, dân tộc. Phân biệt giai cấp: xưng hô "ta", "ngươi". Văn bản: "NƯỚC ĐẠI VIỆT TA".(cáo) Tác giả: Nguyễn Trãi, là một nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. ** Ý nghĩa văn bản: Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta, thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc. Văn bản: "BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC".(tấu) Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804) quê ở Hà Tĩnh, là người học rộng, hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê và được nhiều người kính trọng. ** Ý nghĩa văn bản: đây là quan điểm tiến bộ về cái nhìn giáo dục. Văn bản: "THUẾ MÁU".(văn chính luận) Tác giả: Hồ Chí Minh. ** Ý nghĩa văn bản: - Tố cáo chế độ đàn áp dã man của bọn thực dân Pháp. - Nói lên tình cảnh khốn cùng của người dân thuộc địa, thể hiện ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc bị áp bức. - Nghệ thuật: trào phúng, mỉa mai. Văn bản: "ĐI BỘ NGAO DU". Tác giả: Ru xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. ** Ý nghĩa văn bản: từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ-tư tưởng tiến bộ của thời đại. Văn bản: "ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC".(kịch) Tác giả: Mô-li-e (1622-1673), nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp. ** Ý nghĩa văn bản: - Phê phán những tên giàu có nhưng không chịu học, lại thích làm quý tộc. - Cần lên án những trò lừa bịp. Tiếng Việt 1/ CÁC KIỂU CÂU * Câu nghi vấn: - Đặc điểm hình thức: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...không, (đã)...chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Chức năng: chức năng chính là dùng để hỏi. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,.. và không yêu cầu người đối thoại trả lời. *** Nếu không dùng dể hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Câu cầu khiến: - Đặc điểm hình thức: Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điện cầu khiến. Thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. - Chức năng: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, Vd: Thôi! Bạn im đi! * Câu cảm thán: - Đặc điểm hình thức: + Câu cảm thán có những từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, hay, xiết bao, + Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than. - Chức năng: bộc lộ cảm xúc của người nói (viết); xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày hay văn chương. Vd: Ôi! Hôm nay trời đẹp quá ! * Câu trần thuật : - Đặc điểm hình thức : + Không có đặc điểm hình thức câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán. + Kết thúc câu thường là dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc dấu chấm than. - Chức năng: + Dùng để kể, thông báo, nhận định miêu tả + Ngoài ra, dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc, + Câu trần thuật được dùng phổ biến trong giao tiếp Vd: Mẹ ơi! Con đã làm bài xong ! * Câu phủ định : - Đặc điểm hình thức: Có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa, không phải là - Chức năng : + Thông báo xác nhận có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). Vd: Hôm nay, trời không mưa ! + Phản bác một ý kiến, nhận định (phủ định bác bỏ). Vd: Không, bài bạn làm sai ! 2/ HÀNH ĐỘNG NÓI : - Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. + Một số kiểu hành động nói thường gặp: hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán) điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,) hứa hện, bộc lộ cảm xúc. Vd: Bạn đã khỏe chưa ? => hỏi Câu đã cho Hành động nói 1/ Trâu của ông lão cày một ngày được mấy đường ? 2/ Tôi sẽ giúp ông 3/ Ôi! Sức trẻ 4/ Một hôm người chồng ra biển đánh cá 5/ Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng Hỏi Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc Trình bày Điều khiển 3/ LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU : Ý kiến nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong câu: Trong câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong câu; mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu : Thể hiện thứ tự nhất định, của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, hành động. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Liên kết câu. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. 4/ HỘI THOẠI : Vai xã hội: là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại: - Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, xã hội). - Quan hệ thân sơ (mức độ quen biết, thân tình). Vd: Người con là trưởng phòng công ty đang nói chuyện với người cha là giám đốc công ty. - Quan hệ cấp trên và cấp dưới: + Cấp trên là người cha: giám đốc công ty. + Cấp dưới là người con: trưởng phòng công ty. - Quan hệ trong gia đình : + Vai trên: người cha (giám đốc). + Vai dưới: người con (trưởng phòng). ** Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. TẬP LÀM VĂN *Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. *Dàn ý bài văn nghị luận: có 3 phần: + Phần mở đầu: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống và xã hội (luận điểm xuất phát từ tổng quát). + Phần thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ). + Phần kết bài: kết luận nhằm khẳng định tư tưởng thái độ. - Vai trò, tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận? + Các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. + Yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phục vụ cho luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. DÀN Ý ĐỀ 2: 1/ Tìm hiểu đề: - Nhận định câu nói. - Nhận xét giá trị câu nói (khẳng định hay phủ định). - Suy nghĩ của người viết về câu nói 2/ Dàn ý đại cương: Đặt vấn đề: - Giới thiệu khái quát nội dung câu nói của vấn đề. - Đưa vào lời trích dẫn (thấy được tầm quan trọng của việc học nhà văn...). - Vậy câu nói trên đã cho ta thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của sách như thế nào? Giải quyết vấn đề: - Có từ kết nối A-B "thật vậy". - Giải thích các từ quan trọng. - Sách là gì? - Tại sao trong sách lại ghi kiến thức? - Nếu con người sống mà không có sách thì xã hội sẽ ra sao (mở rộng thêm). - Xã hội có tiến bộ thì cần phải có khiến thức. - Trình bày luận điểm khẳng định của mình. - Khuyến khích con người nên đọc nhiều sách. Kết thúc vấn đề: - Khẳng định lại câu nói trên. - Bài học cá nhân.
Tài liệu đính kèm: