Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học kì II - THCS Hoài Châu

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học kì II - THCS Hoài Châu

ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II

A. NỘI DUNG

I. Phần văn bản:

1.Nhớ rừng 2.Ông đồ 3.Quê hương 4.Khi con tu hú 5.Tức cảnh Pác Bó 6.Ngắm trăng. 7.Đi đường 8.Chiếu dời đô 9.Hịch tướng sĩ 10.Nước Đại Việt ta 11.Bàn luận về phép học. 12.Thuế máu. 13.Đi bộ ngao du. 14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

* Yêu cầu:

- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Câu nghi vấn. 2. Câu cầu khiến. 3. Câu cảm thán. 4. Câu trần thuật. 5. Câu phủ định

6. Hành động nói. 7.Hội thoại. 8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.

* Yêu cầu:

- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

III. Phần Tập làm văn.

1. Văn bản thuyết minh.

2. Văn bản nghị luận.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học kì II - THCS Hoài Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II
A. NỘI DUNG
I. Phần văn bản:
1.Nhớ rừng 2.Ông đồ 3.Quê hương 4.Khi con tu hú 5.Tức cảnh Pác Bó 6.Ngắm trăng. 7.Đi đường 8.Chiếu dời đô 9.Hịch tướng sĩ 10.Nước Đại Việt ta 11.Bàn luận về phép học. 12.Thuế máu. 13.Đi bộ ngao du. 14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 
* Yêu cầu:
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
II. Phần Tiếng Việt:
1. Câu nghi vấn. 2. Câu cầu khiến. 3. Câu cảm thán. 4. Câu trần thuật. 5. Câu phủ định
6. Hành động nói. 7.Hội thoại. 8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu:
- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
III. Phần Tập làm văn.
1. Văn bản thuyết minh.
2. Văn bản nghị luận.
* Yêu cầu:
- Nắm được đặc điểm của mỗi loại văn bản.
- Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài.
* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần I. Văn bản.
1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây. 
Tt
Tên vb
Tác giả
Thể loại
Nội dung
1.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ mới tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2.
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Thơ mới ngũ ngôn
Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ" qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
3.
Quê hương
Tế Hanh
Thơ mới tám chữ
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4.
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5. 
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6. 
Ngắm trăng
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
7.
Đi đường
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 
8.
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu (Chữ hán)
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9.
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Hịch (Chữ hán)
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
10
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Cáo
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
11
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Tấu
Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
12
Thuế máu
Nguyễn Ái Quốc
Phóng sự
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
13
Đi bộ ngao du
Ru-xô
Tiểu thuyết
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. 
14
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e
Kịch
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Phần II. Tiếng Việt.
1. Kiểu câu.
KC
Khái niệm
1.
Câu nghi vấn
* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời 
2. 
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. 
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
5. 
Câu phủ định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
2. Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
3. Hội thoại.
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
Phần III. TẬP LÀM VĂN
* Văn nghị luận: Một số đề và dàn ý tham khảo
Đề 1 
	 Tác dụng của sách đối với đời sống con người	
A. Mở bài 	- Vai trò của tri thức đối với loài người 
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người .
B. Thân bài 
* Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống 
* Chứng minh tác dụng của sách 
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất+ DC chứng minh 
- Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC
- Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC
* Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi 
* Phương pháp đọc sách 
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích 
- Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài 
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách 
Đề 2
Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
A. Mở bài 	
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài 
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước 
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn 
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được ni ... o trực tiếp nói lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?
 A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4
10. Có thể thay từ “gian lao” trong bài thơ trên bằng từ nào sau đây?
 A. Vất vả B.Phức tạp C.Khó khăn D.Nghiệt ngã
11. Trong phần phiên âm,từ “trùng san”được lặp lại mấy lần?
 A.Hai lần B. Ba lần C. Bốn lần D.Không lặp lần nào
12. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài thơ trên?
 A. So sánh,nhân hóa B.Ẩn dụ,liệt kê C.Ẩn dụ,điệp ngữ D.Nhân hóa,hoán dụ
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có một đoạn trích rất hay viết về tấm lòng yêu nước căm thù giặc
của vị chủ tướng.Chép đoạn trích đó và nêu cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong 
đoạn văn này. 
Câu 2: : " Đọc thơ Bác, ta thấy rõ lòng yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục tối tăm". Dựa vào hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 ĐỀ 5:
I- TRẮC NGHIỆM:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Ngữ văn 8-tập II )
 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
 A.Nhớ rừng-Thế lữ B.Quê hương-Tế Hanh C.Tức cảnh Pác Bó-Hồ Chí Minh D.Khi con tu hú-Tố Hữu
 2.Đoạn thơ trên,tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Tự sự B. Miêu tả C.Biểu cảm D.Nghị luận
3. Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?
 A. Người dân chài B.Tác giả C.Chiếc thuyền D. Tác giả và người dân chài
4.Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
 A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
5.Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 A.Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả B. Người dân chài đầy vị mặn
 C.Người dân chài khỏe mạnh,cường tráng D. Cả A và C
6.Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?
 A. Hùng tráng ,kì vĩ B. Lãng mạn,anh hùng 
 C.Vừa chân thực,vừa lãng mạn D. vừa chân thực,vừa hào hùng
7.Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 Sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A. So sánh B.Nhân hóa C.Nói quá D.Hoán dụ
8. Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?
 A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi B.Cảnh đoàn thuyền trở về bến 
 C.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển D.Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài
9.Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất phác,hồn hậu?
 A.Ồn ào trên bến đỗ B.Tấp nập đón ghe về C. Nhờ ơn trời D.Những con cá tươi ngon
10. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?
 A. Chài,bến,cá B.Thuyền,chài,lưới C.Bến,cá ,chất muối D.Biển,xa xăm,thớ vỏ
11. Câu thơ: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến
12. Câu thơ: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”thuộc kiểu hành động nói nào?
 A. trình bày B. Bộc lộ cảm xúc C.Hỏi D.Điều khiển
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Hãy viết đoạn văn ngắn(khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật,câu cảm thán nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng
Câu 2: Có nhận xét cho rằng: “ Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”.Qua văn bản đã học,em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên
 ĐỀ 6:
I- TRẮC NGHIỆM:
Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:
 Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,thấy nước nhục mà không biết thẹn.Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức;nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa,hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển;hoặc vui thú vườn ruộng,hoặc quyến luyến vợ con;hoặc lo làm giàu mà quên việc nước,hoặc ham săn bắn mà quên việc binh;hoặc thích rượu ngon,hoặc mê tiếng hát.Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc ,mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh;dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều,tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc,vả lại vợ bìu con díu,việc quân cơ trăm sự ích chi;tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc,chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù;chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết,tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.Lúc bấy giờ,ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,đau xót biết chừng nào!
 ( Ngữ văn 8-tập II )
1.Văn bản trên trích từ tác phẩm nào?
 A. Chiếu dời đô B.Hịch tướng sĩ C.Bình Ngô đại cáo D.Bàn luyện về phép học
2.Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
 A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
 C.Thời kì nước ta chống quân D. Thời kì nước ta chống quân
3. Văn bản trên viết theo thể loại gì?
 A. Thơ B . Hịch C.Chiếu D.Cáo
4.Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau?
 A. Hịch được viết bằng văn xuôi B.Hịch được viết bằng văn vần 
 C. Hịch được viết bằng văn biền ngẫu D.Hịch có thể viết bằng văn xuôi ,văn vần hoặc văn biền ngẫu 
5. Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời trong thời điểm nào?
 A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu B. Sau khi cuộc kháng chiến bắt đầu 
 C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc D.Cả ba thời điểm đều không đúng
6.Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng,tình cảm gì?
 A. Lòng tự hào dân tộc B.Tinh thần lạc quan C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước D. Căm thù giặc
7. Trong câu “Lúc bấy giờ,ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,đau xót biết chừng nào!”người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
 A. Hành động trình bày B.Hành động hỏi C.Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển
8.Câu văn trên (câu 7) là kiểu câu gì?
 A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D.Câu cầu khiến
9.Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
 A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C.Câu cầu khiến D. Câu phủ định
10 .Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiển trong vế câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển”?
 A. Làm giàu B Vui chơi ,giải trí C. Sát phạt,trả thù D.Luyện tập binh pháp
11.Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hánh động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền?
 A. Nhẹ nhàng ,thân tình B.Nghiêm khắc C.Mạt sát thậm tệ D.Bông đùa,hóm hỉnh
12. Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì?
 A.Nét mặt B. Điệu bộ C.Cử chỉ D.Ngôn từ
13. Trần Quốc Tuấn yêu cầu tướng sĩ phải thực hiện điều gì?
 A. Hành động đề cao bài học cảnh giác B. Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ,tập dợt cung tên 
 C. Tích cực tìm hiểu cuốn sách “Binh thư yếu lược” D .Tất cả các ý trên
II. TỰ LUẬN: 
 Bao trùm lên đoạn trích(nêu ở phần I) là tấm lòng băn khoăn,lo lắng đối với vận mệnh đất nước.
 Hãy viết bài giới thiệu về tác giả,hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã 
 ĐỀ 7:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất
1.Dòng nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ?
 A. niềm khao khát tự do mãnh liệt B.Gửi gắm lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc
 C. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường,giả dối D. Cả ba ý trên
2.Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
Ung dung ,lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn
Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh
Quyết đoán ,tự tin trước mọi tình thế của cách mạng
Yêu nước ,thương dân,sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc
3. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng?
 A.Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước 
 B.Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền
 C.Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác 
 D. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa
4.Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?
 A.Đường đời nhiều gian lao,thử thách nhưng nếu con người kiên trì và 
 có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công
 B.Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn,gian khổ
 C.Để vững vàng trong cuộc sống,con người cần phải tôi rèn bản lĩnh 
 D.Để thành công trong cuộc sống,con người phải biết chớp lấy thời cơ
5.Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A.Biểu cảm B. Thuyết minh C.Tự sự D. Lập luận
6.Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
 A. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù B. Giãi bày tình cảm của người viết
 C. Miêu tả phong cảnh,kể sự việc D.Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
7. Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?
 A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua 
 B.Dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
 C.Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị 
 D.Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp
8. Nhận xét nào nói đúng nhất chức năng của thể cáo?
 A.Cáo dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh của một phong trào
 B.Cáo dùng để kêu gọi,thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc 
 C.Cáo dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết
 D. Cáo dùng để tâu lên những ý kiến, đề nghị của bề tôi
9. “ Hịch tướng sĩ là.bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”
 Cụm từ nào sau đây phù hợp điền vào chỗ trống?
 A. tiếng kèn xuất quân B.lời hịch vang dậy núi sông 
 C.áng thiên cổ hùng văn D.bài văn chính luận xuất sắc
10. Hịch tướng sĩ,Chiếu dời đô,Nước Đại Việt ta đều là những áng thiên cổ hùng văn.Đúng hay sai?
 A. Đúng B Sai 
11.Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu .Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản?
Gợi ý: a) Giải thích: Thuế máu- nhan đề luận điệu khai hóa,bảo hộ của thực dân Pháp.Đó là nhan đề độc đáo có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép
 b) Nhận xét:
-Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi,thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ”làm bia đỡ đạn
-Sử dụng từ ngữ trào phúng như: “chiến tranh vui tươi” “những đứa con yêu ,những người bạn hiền” “chiến sĩ bảo vệ công lí”khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay,mỉa mai
-Nghệ thuật lập luận:miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái Thuế máu của bọn thực dân.Nêu lên những con số,những sự thực,đặc biệt tạo nên giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP NGU VAN 8 KI 2 CHUAN.doc