Giáo án Ngữ văn 8 tuần 17 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 17 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 66:

 Hướng dẫn đọc thêm:

 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

 (Trích)

 Trần Tuấn Khải

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được nội dung trữ tình trong đoạn trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

- Tìm hiểu sức hấp dẫn NT của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.

2. Kĩ năng :

Đọc diễn cảm bài thơ.

3.Thái độ:

Thêm yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- Tư liệu lịch sử về Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 17 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........./............/ 2011
Ngày giảng: 
8a................/................/..........
8b................/................/............
Tiết 66: 
 Hướng dẫn đọc thêm: 
 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 (Trích)
 Trần Tuấn Khải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp HS :
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình trong đoạn trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn NT của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.
2. Kĩ năng : 
Đọc diễn cảm bài thơ.
3.Thái độ: 
Thêm yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ 
- Tư liệu lịch sử về Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ : 
- Phân tích cái “ ngông ” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội
 (các câu 36)?
- Phân tích hình ảnh cuối bài thơ?
3. Bài mới : 
Giới thiệu : Dựa vào chú thích và sở trường khai thác đề tài lịch sử của tác giả.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
- Dựa vào CT, nêu hiểu biết về tác giả?
- Hiểu biết về tác phẩm? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? (song thất lục bát)
- Đoạn thơ có thể chia ba đoạn. Hãy tìm hiểu ý chính của từng phần?
- Nêu ý chính và cảm xúc bao trùm của đoạn thơ?
Hoạt động 2 :
- Cuộc chia li diễn ra trong bối cảnh không gian ntn? Em có nhận xét gì về từ ngữ (cũ mòn, ước lệ)
- Không gian ấy phản ánh trạng nào của con người?
- Hãy phân tích hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai cha con?
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn?
Hoạt động 3 :
- Tâm sự yêu nước của tác giả bộc lộ qua những tình cảm nào? (Tự hào, đau xót, căm uất, sầu thảm trước một đất nước có truyền thống anh hùng nay đang rơi vào thảm hoạ xâm lăng).
- Tại sao sau khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử oai hùng của dân tộc? (DT ta vốn có lịch sử hào hùng, người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng DT ở người con)
- Nỗi đau xót được diễn tả ở những lời thơ nào? Bằng BPNT gì? (nhân hoá, so sánh). ý nghĩa của các BPNT này? (cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất)
- Giọng điệu của đoạn thơ này ntn? (lâm li, thống thiết, xen lẫn phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than xót xa, cay đắng ® Sở trường của TTK ® có sức rung động lớn.
Hoạt động 4 :
- ND của 8 câu cuối? (thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông)
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông để nhằm mục đích gì?
- Tại sao tác giả lấy “ Hai chữ nước nhà ” lên dầu đề bài thơ? Nó vốn gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ ntn?
- Qua đoạn trích, em cảm nhận điều quý giá nào trong tấm lòng nhà thơ?
- Sức hấp dẫn của bài thơ là ở chỗ nào?
Hoạt động 5 :
- HS đọc yêu cầu BT
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Là một hồn thơ yêu nước
- Thành công về khai thác đề tài lịch sử.
2. Tác phẩm
- Trích trong tập “ Bút quan hoài I ” (1924)
3. Bố cục : 3 phần
II. Phân tích
1. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước
- Bối cảnh không gian : nơi biên giới ảm đạm heo hút (ải Bắc, mây sầu, gió thảm)
- Hoàn cảnh éo le : cha bị giải sang Tàu, con muốn đi theo, cha dằn lòng khuyên con
- Tâm trạng NV : Tình nhà, nghĩa nước, xúc động.
- Lời khuyên – lời trăng trối thiêng liêng, xúc động.
2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Niềm tự hào dân tộc
- Khẳng định chủ quyền
- Nỗi đau mất nước lên đến tột độ (lời cảm thán) ® nỗi đau thiêng liêng, cao cả (vượt lên số phận cá nhân)
® cảm xúc chân thành ® xúc động
3. Nỗi lòng người cha dành cho con
- Mong con thay mình nối chí cứu nước
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông
III. Tổng kết
1.ND :
- Là lời nhắc nhở con : Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha.
- Khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ thích hợp
- Giọng điệu trữ tình thống thiết
IV. Luyện tập
- Từ ngữ mang tính chất ước lệ, sáo mòn : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, Hồng Lạc, vong quốc
- Sức truyền cảm : cảm xúc chân thành, mãnh liệt vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của NV lịch sử, vừa khích lệ lòng yêu nước của mọi người.
4.Củng cố.
GV nhắc lại cách đọc và tìm hiểu bài thơ.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc lòng một đoạn
- Chuẩn bị : “ Ông đồ ”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc