I. Văn bản:
NỘI DUNG CẦN NẮM:
a. Truyện và kí Việt Nam.
-Nhớ được cốt truyện, nhân vậ, sự kiện, ý nghĩa giáo dục và nét đặc sắc của từng truyện:
+Kỉ niệm tuổi thơ, nghệ thuật miêu tả tâm trạng, ngôn ngữ giàu chất trữ tình: Tôi đi học, Trong lòng mẹ.
+Sự cảm thông sâu sắc với thân phận đau khổ, cùng quẫn của những người dân lương thiện, giàu tình cảm, nghệ thuật xây dựng nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.
-Nhớ được những chi tiết đặc sắc trong các văn bản truyện Việt Nam 1930- 1945 đã học.
-Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích truyện.
-Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của truyện và kí Việt Nam 1930-1945.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 I. Văn bản: NỘI DUNG CẦN NẮM: a. Truyện và kí Việt Nam. -Nhớ được cốt truyện, nhân vậ, sự kiện, ý nghĩa giáo dục và nét đặc sắc của từng truyện: +Kỉ niệm tuổi thơ, nghệ thuật miêu tả tâm trạng, ngôn ngữ giàu chất trữ tình: Tôi đi học, Trong lòng mẹ. +Sự cảm thông sâu sắc với thân phận đau khổ, cùng quẫn của những người dân lương thiện, giàu tình cảm, nghệ thuật xây dựng nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ. -Nhớ được những chi tiết đặc sắc trong các văn bản truyện Việt Nam 1930- 1945 đã học. -Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích truyện. -Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của truyện và kí Việt Nam 1930-1945. b. Truyện nước ngoài. -Nhớ được cốt truyện, nhân vậ, sự kiện, ý nghĩa giáo dục và nét đặc sắc của từng truyện: +lòng cảm thông đối với những bất hạnh của những người nghèo: Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng. +Ý nghĩa của cặp nhân vật tương phản: Đánh nhau với cối xay gió. +Tình yêu quê hương: Hai cây phong. -Nhớ được những chi hay trong các văn bản truyện nước ngoài. -Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc - hiểu các truyện. -Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam đã học. c.Thơ Việt Nam 1900-1945 - Hiểu được nét đặc sắc của từng bài thơ: +Khí phách của người chiến sĩ yêu nước, giọng thơ hào hùng: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn. +Tình yêu đất nước, giọng thơ thống thiết: Hai chữ nước nhà. +Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, niềm khao khát tự do; cảm hứng lãng mạn, lòng yêu nước thầm kín: Muốn làm thằng cuội. -Đọc thuộc lòng các bài thơ đã học. BÀI TẬP VẬN DỤNG. trắc nghiệm 1. Chủ đề truyện ngắn “tôi đi học” là: A Gợi lại cảm giác sợ sệt, lạ lẫm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên B Khắc họa niềm vui sướng của nhân vật tôi và các bạn tron buổi đầu tiên đến trường C Gợi cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên D Gợi lại sự chăm sóc ân cần,chu đáo của những người thân của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường 2. Đoạn trích “trong lòng mẹ” nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng A Bỉ vỏ B Cửa biển C Núi rừng yên thế D Những ngày thơ ấu 3. Theo em khi nhớ lại cuộc trò truyện với bà cô bé hồng nhớ lại điều gì? A Cảnh ngộ thương tâm của mẹ B Tình cảnh đáng thương của một đứa trẻ C Sự xảo quyệt và độc ác của người cô D Cả a và b đều đúng 4. Truyện ngắn “Tôi đi học” nằm trong tập truyện nào của tác giả Thanh Tịnh A Quê mẹ những giọt nước biển B Ngậm ngãi tìm trầm C Những giọt nước biển D Sức mồ hôi 5. Truyện ngắn “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh là sự kết hợp hài hòa giữa A Miêu tả với biểu cảm,tự sự B Tự sự với trữ tình C Miêu tả với tự sự D Miêu tả với thuyết minh 6. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm nào của nhà văn Ngô Tất Tố A Lập án cái đình(1939) B Tắt đèn(1939) C Lều chõng(1940) D Việc làng(1940) 7. Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả sử dụng biện pháp nào để sử dụng tính cách của nhân vật? A Tạo ra những tình huống kịch tính để nhân vật tự bộc lộ hành vi, giọng nói, điệu bộ của mình B Tác giả trực tiếp giới thiệu về nhân vật và những tính cách của học C Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia D Tác giả khắc họa ngoại hình của nhân vật 8. Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ phản kháng mạnh mẽ của nhân vât chị Dậu trước sự tàn ác của tên cai lệ A Chị run run van xin B Chị Dậu thiết tha xin được khất sưu cho chồng C Tức quá không chịu đươc, chị dậu cự lại tên cai lệ D Chị Dậu nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ ấn ra cửa 9. Truyện ngắn “Lão Hạc” đã được nhà văn Nam Cao sáng tác theo thể loại nào? A Tiểu thuyết B Truyện ngắn C Hồi kí D Truyện dài 10. Nội dung chính của tác phẩm “Lão Hạc” viết về vấn đề gì? A Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu tiềm tàng của họ B Cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân C Tình cảm cảm động của con người đối với con vật trong hoàn cảnh sống khó khăn D Tình cảm của người cha luôn thương yêu quan tâm con hết mực 11. Anđecxen là nhà văn nồi tiếng của nước nào? A Đan mạch B Anh C Pháp D Mỹ 12. Nội dung được đề cập trong “Cô bé bán diêm” là gì? A Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo làm công việc bán diêm B Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với những em bé có cuộc đời khốn khổ C Lên án sự vô tâm của những bậc làm cha làm mẹ và sự bất công của xã hội D Cả a, b và c đều đúng 13. Ý nghĩa của đoạn trích “Đánh nhau với cối xây gió” của Xecvantet nói lên gì? A Ca ngợi những hiệp sĩ giang hồ trong cuộc chiến chống cái ác B Đề cao tinh thần giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong xã hội đương thời C Phê phán sự u mê, ảo tưởng của tầng lớp quý tộc phong kiến tây âu thời cân đại D Phản ánh thực trạng chậm phat triển của xã hội 14. Vì sao giôn xi tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ chết? A Vì giôn xin ốm nặng và vô phương cứu chữa B Vì giôn xin không còn niềm tin vào cuộc sống C Vì giôn xin và chiếc lá cuối cùng có mật thiết với nhau D Vì giôn xin là người rất mê tín 15. Cái chết của cụ bơ men có tác dụng như thế nào đối với nghệ thuật? A Đó là cái chết hết sức cao cả B Đó là hành động để cứu sống Giôn xi C Chứng tỏ một chân lý rằng nghệ thuật không chỉ là cái đẹp mà là vì cuộc sống, vì hạnh phúc của mọi người D Cả a, b và c đều đúng 16. Tác giả đã sử dụng bút pháp nào để làm nổi bật hai cây phong? A So sánh và ẩn dụ B Miêu tả C Tường thuật và biểu cảm D Kể chuyện kết hợp với biểu cảm 17. Ý nghĩa việc ra đời của văn bản: “Thông tin ngày trái đất năm 2000” là gì? A Tạo ra thói quen sử dụng bao ni lông của người nông dân B Hạn chế việc sử dụng bao ni lông của người nông dân C Phát động một ngày không sử dụng bao ni lông trong nước D Báo động những tác hại của bao ni lông 18. Trong văn bản: “Ôn dịch thuốc lá”, tác giả đã sử dụng phương thức nào để tạo lập văn bản A Phương pháp thuyết minh và tự sự B Phương pháp miêu tả và phương pháp lập luận C Phương pháp thuyết minh và lập luận D Phương pháp miêu tả và biểu cảm 19. Nội dung của văn bản “Ôn dịch thuốc lá”, đề cập đến vấn đề nào sau đây? A Hút thuốc lá là một thói quen rất dễ lây lan, dễ gây nghiện B Nêu những tác hại mà thuốc lá gây ra nhưng không dễ kịp thời nhận biết C Thuốc lá gây những thiệt hại nặng nề về sức khỏe của cá nhân cộng đồng và xã hội D Cả a, b và c đều đúng 20. Con đường, biện pháp tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là gì? A Nhà nước có quy định bắt buộc về tỉ lệ sinh con ở mỗi gia đình B Giải quyết tình trạng đói nghèo, lạc hậu, mù chữ ở phụ nữ C Đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết ở phụ nữ D Nên có mức phạt cảnh cáo những vi phạm về vấn đề sinh con ở các gia đình 21 Nội dung trong tác phẩm Phan Bội Châu đề cập đến những vấn đề: A Thể hiện phong thái ung dung, khí phách kiên cường, bất khuất trước cảnh ngục tù khốc liệt của nhà thơ B Thể hiện nổi buồn bã, cô đơn của tác giả trong những ngày bị giam cầm trong ngục C Thể hiện nổi đau về thể xác và tinh thần khi bị tra khảo gông cùm D Thể hiện ý chí không khuất phục trước sức mạnh của quân thù 22 Bài thơ “Vào ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu được viết bằng? A Chữ quốc ngữ B Chữ hán C Chữ nôm D Chữ nôm và chữ hán 23 Bài thơ “Vào ngục Quảng đông cảm tác” của Phan Bội Châu được in trong tập A Hải ngoại huyết thư B Sào nam thi tập C Ngục trung thu D Trùng quang tâm sử 24 Bài thơ “Vào ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu được viết với giọng điệu nào? A Giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ B Giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng C Bi ai,sầu thảm, bùn thê lương D Giọng điệu êm đềm, thánh thót, du dương 25 Ý nghĩa nào sau đây thể hiện đúng nhất về nội dung hai câu thơ “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” A Thể hiện thái độ sợ sệt, mệt mỏi, chán nản của tác giả B Thể hiện niềm tự hào cao độ về những hành động chính nghĩa mà mình đã làm cho đất nước C Thể hiện thái độ coi thường mọi hiểm nguy và tinh thần quyết tâm không hề nao núng, sờn lòng của tác giả trước khó khăn D Thể hiện thái độ hài hước của tác giả khi mình bị bắt giam 26 Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A Viết vào năm 1908 khi Phan Châu Trinh đi ngao du ở côn lôn B Viết vào năm 1908 khi phong trào chống thuế ở trung kỳ diễn ra C Viết vào năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt giam tại côn đảo và phải tham gia lao động khổ sai D Khi Phan Châu Trinh tham gia thuyết giảng kêu gọi duy tân đất nước 27 Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”, biện pháp tu từ nào đã được tác giả Phan Châu Trinh sử dụng chủ yếu? A Khoa trương, cường điệu hóa B Nhân hóa và ẩn dụ C Hoán dụ và nhân hóa D So sánh và ẩn dụ 28 Hai câu thơ “Làm trai đứng giữa đất côn lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non” A Vẻ sừng sững, hiên ngang của côn đảo trước biển rộng B Khát vọng dâng hiến cho đời của đấng nam nhi khi đứng trong trời đất C Coi thường thử thách của thiên nhiên rộng lớn và những thử thách của cuộc sống D Cả a, b và c 29 Trong bốn câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả phan châu trinh đã sử dụng phương thức diễn đạt nào? A Tự sự và miêu tả B Miêu tả và thuyết minh C Tự sự và biểu cảm D Biểu cảm và thuyết minh 30 Nội dung chính của bài thơ “Muốn làm thằng cuội” là gì? A Ước mơ được lên cung trăng để làm bạn với chị hằng và chú cuội B Cuộc sống thanh thản, an nhàn, hạnh phúc của tác giả trong cuộc sống đời thường C Lòng yêu đời, yêu người của tác giả D Tâm sự buồn chán của nhà thơ trước cảnh thực tại tầm thường, xấu xa muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị hằng 31 Nội dung chủ yếu của bài thơ “Hai chữ nước nhà” là gì? A Nỗi đau xé lòng trước cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân điêu đứng B Tinh thần yêu nước tha thiết, ý chí quyết tâm phục thù cứu nước dành lại độc lập dân tộc C Tình thương yêu, quý trọng những con người chịu nhiều bất hạnh D Cả a và b đều đúng 32. Tác phẩm “Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại: A. Bút Ký B. Tiểu Thuyết C. Truyện Ngắn Trữ Tình D. Tùy Bút 33. Văn bản “Tôi Đi Học” kết hợp các phương thức biểu đạt: A. Tự sự và miêu tả B. Tự sự, miêu tả, và biểu cảm C. Nghị luận và tự sự D. Biểu cảm và miêu tả 34.Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, Lão Hạc hiện lên là một con người: A. Là nông dân gàn dở,ngu ngốc như ông giáo thường nói B. Có số phận đau thương và bất hạnh C. Là nông dân có thái độ sống cao thượng D. Là nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và cao thượng 35. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết: A. Lão Hạc ăn phải bã chó B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu vàng C. Lão Hạc rất thương con D. Lão Hạc không muốn liên lụy đến mọi người 36.Các từ tượng hình và tượng thanh thường được sử dụng trong các kiểu bài văn: A. Tự sự và nghị luận B. Tự sự và miêu tả C. Miêu tả và nghị luận D. Nghị luận và biểu cảm 37. Nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của AnĐecXen ở truyện “Cô Bé Bán Diêm” là: A. Sử sụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng C. Đang xen giữa hiện thực và mộng tưởng D. Sử dụng nhiều từ tượng thanh và tượng hình 38. Hãy nối các dữ kiện ở cột A(tên tác giả) tương ứng với các dữ kiện ở cột B (tên tác phẩm) trong bảng dưới đây: A(tác giả) Ngô Tất Tố Nam Cao Trần Tuấn Khải Thanh Tịnh Nguyên Hồng. B(tác phẩm) Những ngày thơ ấu Tôi đi học Lão Hạc Tắt đèn Hai chữ nước nhà Phần tự luận Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em trong ngày đầu tiên đến trường. Viết đoạn văn trình bày nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Viết đoạn văn nói về vấn đề gia tăng dân số ở địa phương em. Chép hai câu cuối bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nêu cảm nhận của em về hai câu đó. Trong văn bản: “Lão Hạc” của Nam Cao và “ Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố hình ảnh người nông dân hiện lên như thế nào? Nêu nội dung và nghệ thuật khái quát của văn bản: “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà. II. Tiếng Việt. NỘI DUNG CẤN NẮM: 1. TỪ VỰNG a.Các lớp từ: - Hiểu thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội. Nhớ đặc điểm của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Hiểu được giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. - Biết cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp. b. Trường từ vựng. - Hiểu thế nào là trường từ vựng. Từ đó nhận biết được các trường từ vựng trong văn bản. - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.cụ thể: biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng. c. Nghĩa của từ. - Hiểu thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. Biết so sánh nghĩa của từ ngữ về cấp độ khái quát. - Hiểu thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh. Nhớ được đặc điểm, công dụng. - Nhận biết được từ tượng hình và từ tượng thanh, giá trị của chúng trong văn bản miêu tả. - Biết sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. NGỮ PHÁP. a. Từ loại - Hiểu thế nào là tình thái từ, trợ từ, thán từ. Nhớ được đặc điểm và chức năng. - Nhận biết được tình thái từ, trợ từ, thán từ và tác dụng của nó trong văn bản. - Biết cách sử dụng tình thái từ, trợ từ, thán từ trong nói và viết. b. Về dấu câu: - Hiểu công dụng và giải thích được cách sử dụng các loại dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. - Biết cách sử dụng các loại dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong viết câu. - Biết các lỗi và cách sử các lỗi thường gặp khi dụng các dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. BÀI TẬP ÁP DỤNG. Trắc nghiệm C©u 1 : Câu « Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị » các vế câu ghép sử dụng cách nối : A. Dùng từ có quan hệ nguyên nhân B. Dùng dấu câu và từ có quan hệ điều kiện C. Dùng từ có quan hệ bổ sung D. Dùng dấu câu C©u 2 : Câu ghép là : A. Câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt câu B. Câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau C. Câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau D. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau C©u 3 : « Chao ôi ! đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bì ổi,...(Lão Hạc- Nam Cao)Từ « chao ôi » thuộc từ loại nào dưới đây : A. Trợ từ B. Thán từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ C©u 4 : Câu văn : « Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu »(Ôn dịch, thuốc lá) sử dụng biện pháp nghệ thuật : A. Nhân hóa B. Tương phản C. Liệt kê D. So sánh C©u 5 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh : A. Trắng xóa B. Vi vu C. Lạnh buốt D. Vắng teo C©u 6 : Trong các từ sau, từ nào có nghĩa rộng nhất : A. Thực vật B. Lá C. Cành D. Hoa C©u 7 : Câu « Nó nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán này » sử dụng biện pháp tu từ : A. Nói giảm, nói tránh B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Nhân hóa C©u 8 : Trong các từ sau, từ nào không phải là từ địa phương : A. Bố B. Bọ C. Thây D. Tía C©u 9 : Trong câu ghép : « Tôi càng đuổi, nó càng chạy » các vế có mối quan hệ ý nghĩa : A. Nguyên nhân – kết quả B. Tương phản C. Điều kiện – kết quả D. Tăng tiến C©u 10 : Các từ « gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bì ôi » thuộc trường từ vựng : A. Chi tính cách con người B. Chỉ thái độ cử chỉ con người C. Chỉ hình dáng con người D. Chỉ trình độ con người Câu 11. Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng hình : A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc Câu 12. Câu ghép là: A. Do hai cụm cv tạo thành B. Do hai cụm cv không bao chứa nhau tạo thành C. Do nhiều cụm cv tạo thành D. Do hai hoặc nhiều cụm cv không bao chứa nhau tạo thành Câu 13. Trong các câu sau câu nào là câu ghép: A. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất chim lẫn tổ chim B. Phía sau làng là dãy thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục C. Tôi lắng nghe hai tiếng cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi tiếng xào xạc không ngớt ấy tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia Câu 1: Tìm 4 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Câu 2: Đặt 1 câu có sử dụng trợ từ và thán từ, 1 câu có tình thái từ nghi vấn., 1 câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. D. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Tự luận Câu 3: Viết 1 đoạn văn 6 đến 7 câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh với chủ đề miêu tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. Câu 4: Gạch chân dưới những từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh đó. “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên”. III.Tập làm văn Yêu cầu cần nắm được: Hiểu thế nào là văn thuyết minh. Nhớ được đặc điểm, vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống của con người và các đề tài thuyết minh thường gặp.Phân biệt được văn thuyết minh với văn miêu tả viết về cùng một đề tài. Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn thuyết minh. Nắm được các phương pháp thuyết minh. Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh. Biết trình bày miệng bài văn giới thiệu về một sự việc, một danh lam thắng cảnh. Một số đề tự luận về tập làm văn Em hãy thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp Giới thiệu về chiếc áo dài việt nam hoặc chiếc nón lá việt nam Thuyết minh về một loài động vật có íchđối với con người Em hãy giới thiệu về bánh chưng ngày tết Thuyết minh về lợi ích về việc trồng cây gây rừng
Tài liệu đính kèm: