Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 - Học kỳ I

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 - Học kỳ I

- Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dài khoảng 15 cm, hình trụ tròn đường kính 0,5 đến 1cm dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.Chỗ cầm viết nhỏ hơn một chút, được chế tạo gợn sóng hoặc hình tam giác cạnh tù để cho dễ cầm .

- Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.

Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp.

- Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 1mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

 

docx 18 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 8 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
HỌC KỲ I
 I. TIẾNG VIỆT
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ 
- Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác 
VD : - Thú có nghĩa rộng hơn voi, hươu 
 - Cây có nghĩa rộng hơn cây cam, cây chuối 
 - Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
VD : - cá thu có nghĩa hẹp hơn cá 
 - Chợ Rồng có nghĩa hẹp hơn chợ 
- Một từ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác
2, Trường từ vựng 
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa . 
 VD : Tàu, xe, thuyền, máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông 
* Lưu ý: Trường từ vựng tập hợp các từ có ít nhất có một nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại 
VD : Trường từ vựng về người :
+ Chức vụ của người : tổng thống , bộ trưởng , giám đốc 
+ Phẩm chất trí tuệ của người: thông minh, sáng suốt, ngu, dốt 
3, Từ tượng hình , từ tượng thanh 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh củ tự nhiên, của con người 
VD : Từ tượng hình: Lom khom, ngất ngưỡng, lập cập 
 Từ tượng thanh : oang oang, chan chát, kẻo kẹt 
* TÁC DỤNG :
 - Từ tuợng hình, từ tượng thanh gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
 VD : Lom khom dưới núi tiều vài chú 
4, Từ địa phương và biệt ngữ xh 
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định 
VD : bắp , trái , vô 
 - Biệt ngữ xh là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD : - Tầng lớp vua chúa ngày xưa: Trẫm, khanh, long sàng 
 - Tầng lớp hs , sv : ngỗng , gậy 
5, Trợ từ , Thán từ 
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD : Những, có, chính, đích, ngay
Vd. Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi 1 bài tập 
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc , tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. 
- Thán từ có 2 loại chính.
 + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Ô hay, than ôi, a, ôi, á, trời ơi.
 + Thán từ gọi đáp: Này, ơi, vâng, dạ, ừ.
VD : Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi!
6, Tình thái từ 
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
 Ư, à, hả ừ, hả, chứ, chăng, đi, thay, sao, cơ mà... 
VD : Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?
* Sử dụng tình thái từ
- Không thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được vì : Phải chú ý đế quan hệ tuổi tác, thứ bậc xh và tình cảm đối với người nghe, đọc 
VD - Với người lớn tuổi: Bác giúp cháu một tay ạ !
 - Đối với bạn bè : Bạn giúp mình một tay nào ! 
7, Nói quá 
- Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 
VD : Lỗ mũi mười tám gánh lông 
 Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho 
 8 , Nói giảm nói tránh 
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
VD : Chị ấy không còn trẻ lắm 
 9, Câu ghép 
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V trở lên không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. 
VD : Gío thổi, mây bay, hoa nở 
 Vì trời mưa nên đường lầy lội 
- Nối các vế câu ghép.
 + Cách 1: Dùng từ có tác dụng nối
 - Cặp quan hệ từ: Vì...nên, nếu...thì....
 - Một quan hệ từ ; Bởi vì, vì...
 - Một cặp từ hô ứng: càng...càng....
+ Cách 2: Dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc hai chấm
* Quan hệ giữa các vế trong câu ghép 
 Quan hệ bổ sung, nối tiếp, nguyên nhân – kết quả, tương phản, tăng tiến, giải thích.... 
dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu 
10. Dấu ngoặc đơn
 - Dùng đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
 VD: Họ ( những người bản xứ) => Giải thích 
 Lý Bạch ( 701-762) => bổ sung thêm
11. Dấu hai chấm.
 - Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
 VD: Con đường này......có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang)
 VD: Bác Hồ dạy “ Yêu tổ quốc......”
 VD: Thấy nó buồn, tôi phải nói:
 - Thôi, đừng buồn, chắc nó không sao đâu.
12. Dấu ngoặc kép.
 - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
 VD: Bác Hồ dạy thanh niên: “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
 - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, châm biếm.
 VD: Cái váy của bạn “ đẹp” quá đi mất!
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san.
 VD: Văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” thật là hay.
 II. VĂN BẢN:
Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.
Ý nghĩa của các văn bản đã học:
1. Tôi Đi Học: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Trong lòng mẹ: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
3. Tức nước vỡ bờ: : Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
4. Lão Hạc: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
5. Cô bé bán diêm : Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội .
7. Chiếc lá cuối cùng: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
8. Hai cây phong : - Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng ku-ku-rêu.
9. Ôn dịch thuốc lá: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
10.Thông tin ngày trái đất năm 2000: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
11.Bài toán dân số: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
12. Đập đá ở Côn Lôn: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
* THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 * Viết bất cứ chủ đề nào cũng tuân thủ 4 nội dung sau:
 - Thực trạng
 - Nguyên nhân
 - Tác hại (Hậu quả)
 - Phương hướng khắc phục
 * Các cách viết
 - Diễn dịch: Câu chủ đề nằm đầu đoạn.
 - Quy nạp: Câu chủ đề nằm cuối đoạn
 - Tổng- phân -hợp : Câu chủ đề nằm đầu đoạn và câu chốt (tương đương câu CĐ) nằm ở cuối đoạn.
 * Chủ đề 1. Tác hại của thuốc lá.
 + Thực trạng :
 - Hiện nay nhiều người chết sớm do hút thuốc
 - 1.3tr người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo và người hút mất 12-25 năm tuổi thọ.
 + Nguyên nhân
 - Thiếu hiểu biết về tác hại thuốc lá
 - Quan niệm sai trái và suy nghĩ lêch lạc
 + Tác hại ( Hậu quả)
 - Đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người (dẫn chứng : khói, chất oxitcacbon trong khói, chất hắc ín, chất nicôtingây các cưn bệnh như: ung hủ phổi, nhồi máu cơ tim, 
 - Ảnh hưởng sức khỏe những người xung quanh và cộng đồng.
- Dẫn đến sự bắt chước cho trẻ em. Hút thuốc, trôm cắp=>phạp pháp.
- Giảm khả năng sinh sản nam và nữ.
- Gây thiệt hại kinh tế lớn cho xã hội.
+ Phương hướng khắc phục
 - Cấm quảng cáo thuốc lá.
 - Phạt tiền những người hút
 - Tuyên truyền cho mọi người thấy tác hại thuốc lá
* Chủ đề 2. Tác hại của sự gia tăng dân số
 + Thực trạng :
 - Dân số đang tăng nhanh và không đều
 - Nguy cơ bùng nổ dân số.
 + Nguyên nhân
 - Sự suy nghĩ sai trái, lệch lạc đông con là tốt...
 - Sinh đẻ không có kế hoạch.
 + Tác hại ( Hậu quả)
 - Ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình và mọi mặt của đời sống xã hội.( không đủ lương thực, thực phẩm....)
 - Không đáp ứng được nhu cầu việc làm.
+ Phương hướng khắc phục
 - Kế hoạch hóa sự sinh đẻ, giảm tỉ lệ sinh.
 - Tuyên truyền tác hại của gia tăng dân số đến mọi người.
 * Chủ đề 3. Tác hại của ô nhiễm môi trường.
 + Thực trạng :
 - Ô nhiễm môi trường đang diễn ra khắp nơi.
 - Ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm.
 + Nguyên nhân
 - Chặt phá rừng làm nương rẫy
 - Sử dụng bao ni lông và thuốc trừ sâu không hợp lý.
 - Ý thức bảo vệ môi trường sống chưa cao
 + Tác hại ( Hậu quả)
 - Ảnh hưởng sự phát triển của cây cối, xói mòn...
 - Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát sinh các dịch bệnh.
 - Ảnh hưởng đến môi trường sống kém trong lành
 - Gây ảnh hưởng xấu đến mĩ quan, cảnh quan 
+ Phương hướng khắc phục
 - Không sử dụng bao bì ni lông và các vật dụng làm ô nhiễm môi trường.
 - Tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau bảo vệ môi trường sống. 
**************************************
C. TẬP LÀM VĂN :Văn thuyết minh 
* Một số phương pháp thuyết minh thường dùng 
1.Phương pháp nêu định nghĩa 
2.Phương pháp liệt kê 
3.Phương pháp nêu ví dụ cụ thể 
4.Phương pháp so sánh 
5.Phương pháp dùng số liệu 
6.Phương pháp phân loại ,phân tích 
Dạng 1.Bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng .
 (Xe đạp, phích nước, bút bi, kính, dép lốp.)
Dàn bài khái quát 
1.MB
Giới thiệu đồ vật 
2.TB
-Nêu cấu tạo (các bộ phận ) của đồ vật .
-Nêu tác dụng của đồ vật .
-Nêu cách sử dụng .
-Bảo quản.
3.KB :Vai trò của đồ vật trong đời sống hiện nay. 
 Đề 1: Thuyết minh về cây bút bi 
* Lập dàn ý
MB:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.
TB:
1/ Nguồn gốc:
Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Sau thì dùng bút sắt chấm mực. Các loại bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút .Rồi bút máy (chứa mực ở trong) ra đời.Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình  ... ản phẩm trong đời sống hiện nay.
Đề 5 Giới thiệu về chiếc nón lá VN
1. Mở bài: Dùng phương pháp giới thiệu , nêu định nghĩa.
Trong đời sống của người VN tự bao đời,chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung gần gũi ,gắn liền với sinh hoạy hàng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cầy cấy trên đồng hay khi đi dưới trời nắng gắt. 
2. Thân bài: Kết hợp phân tích, so sánh, nêu ví dụ ... để thuyết minh cho sinh động.
a.Nguồn gốc chiếc nón
-Loại nón đặc trưng của người dân Bắc kì xưa là nón thúng.
 -Thời đại đổi thay ,nón lá cũng phải thay đổi để hợp với thời đại ,nón chóp nhọn ra đời .ở làng Chuông nón chóp nhọn có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ ,mỏng ,dễ uốn .đây là kết quả của bao sự nghiên cứu ,bàn luận lựa chọ để rồi trở thành một quy tắc bất di bất dịch .
b. Đặc điểm cấu tạo của chiếc nón lá
- Dáng nón: hình chóp, sườn phẳng
- Nguyên liệu và sự chuẩn bị: Để làm được một chiếc nón đẹp ,phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá ,sấy lá,phơi sương ,là lá ,chọn chỉ cước nhỏ, khuôn ,độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ 
- Cách làm: Đặt các vòng tròn theo kích cỡ vào khuôn nón, trải lá...
Nón bài thơ rất mỏng bởi nó chỉ có hai lớp lá ,lớp trong gồm 20 lá ,lớp ngòi gồm 30 lá và lớp bài thơ,tranh ,được nằm ở giữa .Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo dai ,săn chắc và có màu trắng trong .
-Một bộ phận không thể thiếu ,giữ cho nón chắc trên đầu người đội là quai nón,quai nón được buộc vào nón nhờ hai nhôi nón.
d.Tác dụng, giá trị: 
Nón lá với cuộc sống của người Việt Nam:
-Nón lá vừa che nắng vừa che mưa là người bạn không thể thiếu của những người phụ nữ ,đặc biệt là người bạn thuỷ chung của ngừời nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng cạn ,dưới đồng sâu... trong chiến đấu: đội quân nón lá ...
-Với các cô thôn nữ nón lá không đơn thuần chỉ là vật che nắng che mưa mà còn là món đồ trang sức làm tôn thêm vẻ duyên dáng ,dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt .Món đồ trang sức này không cầu kì đắt tiền mà ngược lại nó rất giản dị mộc mạc như chính con người Việt.
-Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật ,trong nghệ thuật múa chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng .Nón quai thao cùng các cô gái Kinh Bắc góp vui trong các lễ hội :hội Lim ,hội Chùa Dâu.
-Trong đám cưới của người Việt,mẹ chồng đội nón cho nàng dâuđã trở thành phong tục . 
- Cùng với áo dài trở thành biểu tượng dân tộc.
- Ngày nay có rất nhiều kiểu mũ được biến tấu để phù hợp thời trang nhưng chiếc nón vẫn có vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn
d)Bảo quản: Dùng xong nên treo, phơi ,giặt quai.
3. Kết bài: Công dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai.
-Ngày nay ở các đô thị ,không thấy học sinh đội nón đến trường mà chỉ thấy những chiếc mũ đủ màu sắc .Nhưng ở trên những đường làng ,trong các chợ quê, chiếc nón trắng vẫn nhiều và thấy ưa nhìn dễ mến .Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ ...làm sao rời được chiếc nón quê hương 
Đề 6 Giới thiệu về chiếc áo dài VN
1.MB
 Người VN luôn được coi là có cách ăn mặc kín đáo nhất .Ngưới con gái VN đã duyên dáng lại càng trở nên duyên dáng, thướt tha hơn trong chiếc áo dài dân tộc. Từ lâu chiếc áo dài đã đi vào truyền thống của dân tộc, nó đã trải qua biết bao sự thay đổi. Nhiều tên gọi, nhiều kiểu dáng, để rồi cuối cùng nó được mang dáng vẻ như bây giờ .
2.TB
a.nguồn gốc
Đối với phụ nữ việt nam trước đây trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non ,váy đen yếm trắng ,đầu chít khăn mỏ quạ ,thêm vào đó là chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào .Bộ lễ phục là những tấm áo mớ ba,bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm ,đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng ,kín đáo .
-Trải qua năm tháng chiếc áo dài dược dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn .Đầu thế kỉ 20,phụ nữ VN chỉ mặc một chiếc áo dài ,bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần thy thế dần chiếc váy .Tuỳ theo lứa tuổi chiều dài buông xuống lúc ngắn lúc dài ,lúc gấu to lúc gấu nhỏ .Cho đến nay chiếc áo dài truyền thống tương đối đã ổn định .
b.Cấu tạo ,chất liệu may áo
+Được may bằng chất liệu vải mỏng,vải nhung
+Thân áo: gồm 2 mảnh bó sát eo, hai thân thả bay xuống tận gót tạo nên sự mền mại, uyển chuyển.in ,thêu hoa
+tay:ngắn ,dài, xoè,voan, thêu hoa
+cổ:3 cm,4cm,hình trái tim ,tròn, thuyền
+Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng may bằng nhiều thứ vải khác nhau, nâng đỡ tà áo làm tăng thêm sự thướt tha của bộ trang phục.
+đi kèm với oá dài là nón và guốc cao.
c.Môi trường sử dụng và đặc điểm của chiếc áo dài
+Chiếc áo dài được mặc trong dịp lễ tết, lễ hội, cưới hỏi...
+Chiếc áo dài thể hiện bản sắc dân tộc, mang phong cách và tâm hồn của người Việt, và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.
+Là trang phục bắt buộc trong thi hoa hậu VN
d.Giá trị văn hoá
Khi mặc chiếc áo dài người phụ nữ không hề cảm thấy lạc hậu trước bạn bề quốc tế mà ngược lại luôn tự hào vì mình đã giữ gìn truyền thống của dân tộc ,nó được người VN tự hào giới thiệu với bạn bè năm châu ,chiếc áo dài đã dược UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
e.Bảo quản: giặt là, phơi , treo.
3.KB
Giờ đây ,váy đầm các lọai phát triển rầm rộ nhưng xét ra tấm áo dài vẫn là nét đẹp VN.Mong sao chiếc áo dài được có mặt khắp nơi ,làm cuộc sống thêm tươi vui . 
Dạng 3. Bài văn thuyết minh một thể loại văn học : thơ lục bát, thơ TNBC, truyện ngắn,
Đề 7: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát 
 1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát. ( 0,5 điểm) Thơ lục bát (sáu tám) là một thể thơ cổ điển thuần túy Việt Nam. Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay.
 2. Thân bài : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau :
a. Nguồn gốc : (0,5 điểm) Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, do chính cha ông chúng ta sáng tác. Trước kia, hầu hết các bài ca dao đều được sáng tác bằng thể thơ này.Sau này, lục bát được hoàn thiện dần và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3254 câu lục bát.
 b. Đặc điểm :
* Nhận diện câu chữ : (0,5 điểm) Gọi là lục bát căn cứ vào số tiếng trong mỗi câu. Thơ lục bát tồn tại thành từng cặp : câu trên 6 tiếng được gọi là câu lục, câu dưới 8 tiếng được gọi là câu bát. Thơ LB không hạn định về số câu trong một bài . Như thế, một bài lục bát có thể rất dài nhưng cũng có khi chỉ là một cặp câu LB.
* Cách gieo vần: ( 0,5 điểm)
 	- Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiềng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát lại vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Cứ thế luân phiên nhau cho đến hết bài thơ. 
* Luật B-T : ( 0,75 điểm)
 	 - Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc phải theo luật B-T
- Các tiếng 2,6,8 trong dòng thơ thường là thanh B, còn tiếng thứ 4 là thanh T.
- Luật trầm – bổng : Trong câu bát, nếu tiếng thứ sáu là bổng ( thanh ngang) thì tiếng thứ 8 là trầm (thanh huyền) và ngược lại.
*Đối : ( 0,25 điểm) Đối trong thơ lục bát là tiểu đối ( đối trong một dòng thơ)
* Nhịp điệu : ( 0,25 điểm) Thơ LB chủ yếu ngắt nhịp chẵn : 4/4, 2/2/2, 2/4, 4/2Tuy nhiên cách ngắt nhịp này cũng rất linh hoạt, có khi ngắt nhịp lẻ 3/3.
* Lục bát biến thể : ( 0,5 điểm)
- Số chữ trong một câu tăng lên hoặc giảm đi ( thường là tăng lên).
- Tiếng cuối là thanh T.
- Xê dịch trong cách hiệp vần tạo nên sự thay đổi luật B-T : Tiếng thứ 4 là thanh B
 c. Ưu điểm : ( 0,5 điểm)
- Âm hưởng của lục bát khi thì thiết tha sâu lắng, khi thì dữ dội, dồn dập. Vì thế , thể thơ này có thể diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người.
- Dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người do đó cũng dễ sáng tác hơn các thể thơ khác.
KB : Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến.
Đề 8: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học , Lão Hạc , Chiếc lá cuối cùng .
1.MB 
Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự,tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm ,những biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan ,qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.
2.TB
a.Về dung lượng 
Truyện ngắn khác truyện vừa và truyện dài(tiểu thuyết)ở số lượng trang viết ít hơn (thường khoảng trên dưới chục trang.Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ). Ví dụ (VD): TN Lão Hạc của Nam Cao chỉ 9 trang sách.Truyện ngắn văn phong ngắn gọn ,cốt truyện ngắn gọn nhưng không sơ sài mà có sức chứa lớn .Câu chuyện trong truyện ngắn đươc miêu tả chỉ ở một thời gian, không gian nhất định.
b. Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật; nêu sự kiện, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh về con người và cuộc sống. Tác giả nói với người đọc bằng cách kể ra những suy nghĩ hành động ,lời nói cụ thể của các nhân vật hoặc miêu tả diễn biến của các sự kiện có liên quan . VD
c. Về cốt truyện: Truyện ngắn phải có cốt truyện ,nghĩa là có các sự kiên ,biến cố.nảy sinh nối tiếp nhau dẫn đến đỉnh diểm mâu thuẫn ,buộc phải giải quyết mâu thuẫn .Giải quyết vấn đề xong thì truyện kết thúc. Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CLCC -Ô Hen ri) . 
d.Truyện ngắn phải có nhân vật: So với truyện dài ,số lượng nhân vật của truyện ngắn rất ít. Tính cách ,số phận của nhân vật được thể hiện một phần hoặc toàn bộ cuộc đời thông qua hình dáng ,suy nghĩ ,lời nói và hành động của nhân vật trong những tình huống khác nhau. Nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu sắc .VD nhân vật lão Hạc đã để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai.
g. Về ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ TN rất đa dạng phong phú. Có ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâmTrong truyện ngăn Lão Hạc có ngôn ngữ của người kể chuyện là ông giáo, ngôn ngữ của nhân vật Lão Hạc ,đối thoại của ông giáo và lão Hạc 
     3.KB
- Nhờ những đặc điểm trên,truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống.
- Bên cạnh tính chất hiện thực ,truyện ngắn còn có tính chất trữ tình
- Nhiều truyện ngắn xuất sắc có sức sống và giá trị lâu dài ,tôn vinh tên tuổi tác giả .
- Như vậy truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyên ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự,  nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ. Do đó TN được nhiều người ưa thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_8_hoc_ky_i.docx