Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 8 - Học kì II

Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 8 - Học kì II

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

- Biết tôn trọng lẽ phải.

- Liêm khiết là gì? Vai trò của tính liêm khiết trong giai đoạn ngày nay.

- Tôn trọng người khác là gì? Vì sao phải tôn trọng người khác?

- Hiểu được vì sao phải giữ chũ tín?

- Pháp luật là gì? Kĩ luật là gì? Công dân cần làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kĩ luật?

- Biết cách xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

- Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội.

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Ý nghĩa ?

- Trách nhiệm của mọi người trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng động dân cư.

- Tự lập là gì? Ý nghĩa của tính tự lập.

- Hiểu được vì sao phải tự giác và sáng tạo torng lao động?

- Hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 8
 NĂM HỌC 2010 – 2011
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Biết tôn trọng lẽ phải.
- Liêm khiết là gì? Vai trò của tính liêm khiết trong giai đoạn ngày nay.
- Tôn trọng người khác là gì? Vì sao phải tôn trọng người khác?
- Hiểu được vì sao phải giữ chũ tín?
- Pháp luật là gì? Kĩ luật là gì? Công dân cần làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kĩ luật?
- Biết cách xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội.
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì? Ý nghĩa ?
- Trách nhiệm của mọi người trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng động dân cư.
- Tự lập là gì? Ý nghĩa của tính tự lập.
- Hiểu được vì sao phải tự giác và sáng tạo torng lao động?
- Hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
II. NỘI DUNG ÔN TÂP
1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1:Câu nói:”Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”thể hiện đức tính: 
A.Tôn trọng pháp luật. B. Tôn trọng lẽ phải. C. Liêm khiết D. Giữ chữ tín.
Câu 2 : Đâu là hành vi thể hiện tính liêm khiết ? 
A.Mong muốn làm giàu bằng tài năng của mình. B. Làm bất cứ điều gì để đạt mục đích.
C.Việc gì có lợi cho mình thì làm. D.Thờ ơ khi người khác gặp khó khăn.
Câu 3 : Hãy cho biết ý kiến đúng. Tôn trọng người khác là phải ? 
A.Biết đấu tranh cho lẽ phải. B.Đồng tình ủng hộ việc làm sai trái của bạn. 
C.Chỉ trích bạn khi bạn mắc khuyết điểm. D.Xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bạn.
Câu 4 : Hành vi nào sau đây có tính kỉ luật ? 
A. Đi xe đạp hàng 3. B. Đọc truyện trong giờ học.
C. Giấu bài kiểm tra bị điểm kém. D. Đi học về nhà đúng giờ.
Câu 5 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? 
A. Đã là bạn thì phải bảo vệ nhau. B. An học giỏi nhưng ít quan tâm đến bạn.
C. Bạn bè giúp nhau cùng tiến bộ. D. Kết bạn vì lợi ích có thể khai thác được.
Câu 6 : Theo em hành vi nào sau đây không thể hiện sự giữ chữ tín ? 
A. Thực hiện đúng nội quy. B. Giấu bài điểm kém với cha mẹ.
C. Đi học về đúng giờ. D. Nộp bài tập đúng qui định.
Câu 7 : Tự lập là gì ? 
A. Tự làm lấy. B. Tự lo liệu tạo dựng cuộc sống.
C. Tự giải quyết công việc của mình. D. Cả 3 ý trên. 
Câu 8 : Một gia đình hạnh phúc là gia đình có yếu tố nào sau đây ? 
A. Mọi người quan tâm chăm sóc nhau. B. Phải có con trai.
C. Chỉ cần nhiều tiền. D. Chỉ cần nhiều con. 
Câu 9: Câu nào trong những câu sau đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh ?
 A. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. B. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.
C. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
D. Chỉ học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
 Câu 10: Nếu nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
 A.Làm ngơ coi như không thấy vì không muốn bạn mình bị điểm kém.
 B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép. C. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.
 D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục quay cóp sẽ báo cô giáo.
Câu 11: Người có văn hoá là người:
A. Biết trọng lẽ phải và yêu thương mọi người;
B. Chưa trung thực trong lời nói và việc làm;
C. Chỉ thực hiện những quy định của gia đình còn ngoài xã hội thì sao cũng được;
D. An nói tho trống không, cục cằn.
Câu 12: Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, bản thân em phải:
A. Tham gia các trò chơi đua xe, đá banh trên mạng để giải trí;
B. Tranh thủ thời gian học và làm thêm kiếm tiền để riêng;
C. Vận động gia đình và mọi người sinh đẻ có kế hoạch, không uống rượu bia, bảo vệ môi trường;
D. Thường lôi kéo bạn bè uống rượu, hút thuốc.
Câu 13: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá?
A. Trẻ em tụ tập nơi quán xá, la cà ngoài đường;
B. Chữa bệnh bằng phương pháp cúng bái, bùa phép;
C. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo;
D. Trong tập thể nội trú thường gây ồn làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Câu 14: Tôn trọng lẽ phải là người:
A. Gió chiều nào theo chiều ấy;
B. Thẳng thắn với những người không cùng quan điểm với mình;
C. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn;
D. Quay cóp trong giờ kiểm tra.
Câu 15: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tình bạn?
A. Tình bạn chỉ đẹp trong sách vở;
B. Bạn bè là phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong học tập;
C. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ lẫn nhau trong mọi trường hợp;
D. Chơi với bạn đề bạn giúp đỡ mình khi làm bài kiểm tra.
Câu 16: Tự lập có phải dành cho những người:
A. Con nhà nghèo và mồ côi;	B. Những người mới lập gia đình;
C. Tự lập không phân biệt tuổi tác, giới tính.	D. Là học sinh không cần tính tự lập.
Câu 17: Nói về vấn đề lao động tự giác và sáng tạo, em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Lao động tự giác và sáng tạo làm cho con người cảm thấy thấy mệt mỏi, tinh thần ảm đạm;
B. Lao động tự giác và sáng tạo giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng một cách thuần thục;
C. Chỉ cần có ý thức tự giác, không cần phải lao động sáng tạo cũng giúp cho con người thành
 công trong cuộc sống;
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 18: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào là hoạt động xã hội?
A. Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước;
B. Hoạt động trong các tổ chức chính trị;
C. Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường, sinh hoạt Đội;
D. Khi bị ép buộc mới tham gia các hoạt động xã hội.
Câu 22. Người sáng tạo thường có những biểu hiện : 
A.Dám làm mọi việc để đạt mục đích mình C. Biết tìm ra nhiều cách giải quyết mới
B. Chỉ làm theo những việc đã hướng dẫn D. Giờ học văn tranh thủ làm bài tập toán .
Câu 23: Những người cùng chung sống tại 1 nơi, cùng thực hiện lợi ích chung đó gọi là :
A. Xã hội loài người B. Cộng đồng dân cư C. Nhóm người D. Gia đình .
Câu 24. Nếu nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ coi như không thấy. B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.
C.Hướng dẫn bạn làm bài để bạn không quay cóp. D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1 Thế nào là lao động tự giác? Thế nào là lao động sáng tạo?
Câu 2: Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về quyền này?
Câu 3: Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo?
Câu 4: Cho tình huống sau :
Nhà cách trường có 1,5 km nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần, áo của hà cũng được mẹ giặt, ủi cho. Thấy vậy, Thanh hỏi: Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu chưa thể tự đạp xe đến trường và tự giặt, ủi quần áo được à? Hà hồn nhiện trả lời: Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của cha, mẹ.
Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?
Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ nói với Hà điều gì? 
Câu 5: Ý nghĩa của Pháp luật và kỉ luật? Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt kĩ luật?
Câu 6: Ông bà, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình? 
 Đôi khi giữa cha mẹ và con cái có sự bất hòa. Trong trường hợp đó em xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hòa, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình?
 Câu 7:Tình huống:
 Có quan điểm cho rằng: “Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.”
Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?
Câu 8: Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hóa cộng đống?
Câu 9: Tự lập là gì? Vì sao phải tự lập? Em cần làm gì để rèn tính tự lập?
Câu 10: Thế nào là giữ chữ tín? Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần làm gì?
Câu 11: Liêm khiết là gì? Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
Câu 12: Tôn trọng lẽ phải là gì? Ý nghĩa của tính tôn trọng lẽ phải? 

Tài liệu đính kèm:

  • docDECUONGHKII TAY SON.doc