Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12: Lao động tự giác sáng tạo (t1)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12: Lao động tự giác sáng tạo (t1)

TIẾT 12: BÀI 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC SÁNG TẠO (T1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:Giúp HS hiểu các hình thức lao động của con người và thế nào là lao động tự giác, sáng tạo, các biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.

2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện kĩ năng lao động.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tìm tòi cái mới trong học tập và lao động. Phê phán lười LĐ.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng đặt mục tiêu.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Kích thích tư duy. Tranh luận, động não.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm/ lớp.

- Xây dựng kế hoạch.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12: Lao động tự giác sáng tạo (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2010.
Ngày dạy : 15/11/2010.
TIẾT 12:	BÀI 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC SÁNG TẠO (T1) 	
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:Giúp HS hiểu các hình thức lao động của con người và thế nào là lao động tự giác, sáng tạo, các biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện kĩ năng lao động. 
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tìm tòi cái mới trong học tập và lao động. Phê phán lười LĐ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Tranh luận, động não.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Xây dựng kế hoạch.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Nêu biểu hiện của tự lập, trái với tự lập?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới. Lao động tự giác sáng tạo là yêu cầu của con người trong xã hội hiện đại.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.Ghi tiêu đề nội dung bài học
- Mục tiêu: Biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk
Gv: Gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
Gv: Em đồng ý với những ý kiến nào? Vì sao?.
Gv: Gọi HS đọc truyện đọc" ngôi nhà không hoàn hảo"
Gv: Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc?
Gv: Hậu quả về việc làm của ông?.
Gv: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?.
Gv: Sự bất ngờ trong câu chuyện này là gì?.
( ông chủ đã tặng lại cho ông thợ mộc ngôi nhà do chính suy nghĩ và bàn tay sai lầm của ông làm nên)
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ2:( 10 phút) tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: Hs nắm kiến thức cơ bản của bài học.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Hoạt động nhóm.
Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv; Lao động là gì?
Gv: Thế nào là lao động tự giác?
Gv: Thế nào là lao động sáng tạo?.
Gv: Có mấy hình thức lao động?. Đó là những hình thức nào?.
* HS. Thảo luận nhóm theo nội dung:
 Hãy nêu những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo? ( của HS, người công nhân, nông dân..).
Gv: Nếu con người không lao động điều gì sẽ xãy ra?.
Gv: Tại sao nói: Lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển?
Gv: Hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự giác, sáng tạo của em?.
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ3: ( 6 phút) Ghi tiêu đề nội dung bài học
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đặt mục tiêu.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Xây dựng kế hoạch.
Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bt 1 sgk
* Bài tập: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?.
- Lao động chân tay không vinh quang.
- Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang.
- Muốn thành người sang trọng phải là giới trí thức.
- Làm nghề quét rác không có gì đáng xấu hổ. 
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
1. . Lao động tự giác, sáng tạo.
- Lao động tự giác là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở, không do áp lực bên ngoài.
 - Lao động sáng tạo là quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết mới có hiệu quả nhất.
- Có hai hình thức lao động: Chân tay và trí óc.
LĐTGST giúp phát triển nhân cách cá nhân, thúc đảy sự phát triển xã hội.
c. Thực hành ,luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK.	
d.Vận dụng: ( 2 phút)
Biểu hiện của lao động tự giác , sáng tạo.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập SGK.
- Xem trước bài học :
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2010. Ngày tháng năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 12.doc