Đề cương ôn tập môn Địa lý Khối 8

Đề cương ôn tập môn Địa lý Khối 8

• Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

- Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.

- 93% là sông nhỏ, ngắn.

• Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung:

- Hướng tây bắc – đông nam: sông Mê – kông, sông Hồng, sông Mã

- Hướng vòng cung: sông Chảy, sông Gâm, sông Cầu

• Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

- Mùa lũ: từ tháng 6 - tháng 10 ( chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm ).

- Mùa cạn: từ tháng 11 – tháng 5 ( năm sau ).

- Mùa lũ trên các sông ở ba miền không trùng nhau.

• Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn:

- Bình quân 1 nước chứa 223 g cát bùn và các chất hoà tan.

- Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8
Câu 1: Đặc điểm địa hình Việt Nam:
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam, trong đó:
Trong đó ¾ là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
¼ là đồng bằng.
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau, trong đó:
Địa hình chạy theo hai hướng chính: tây bắc – đông nam, vòng cung.
Địa hình nghiêng theo hướng Tây bắc – đông nam.
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 2: Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
Tính chất nhiệt đới:
Nhiệt độ trung bình cao trên tăng dần từ Bắc vào Nam.
Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ / năm.
Tính chất gió mùa:
Mùa đông: có gió mùa đông bắc, lạnh khô.
Mùa hạ: có gió mùa Tây nam, nóng ẩm.
Tính chất ẩm:
Lượng mưa lớn từ 1500 – 2000 mm / năm.
Độ ẩm không khí cao đạt 80%.
Câu 3: Chứng minh khí hậu nước ta đa dạng, thất thường:
Tính đa dạng:
Khí hậu có sự phân hoá theo không gian ( khu vực ).
Khí hậu có sự phân hoá theo thời gian.
Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao địa hình.
Tính thất thường:
Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm ít bão, năm nhiều bão
Áp thấp nhiệt đới luôn biến động.
Gió Tây khô nóng.
Nhiễu loạn thời tiết do ảnh hưởng của hiện tượng En-ni-nô và La-ni-na.
Câu 4: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.
93% là sông nhỏ, ngắn.
Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung:
Hướng tây bắc – đông nam: sông Mê – kông, sông Hồng, sông Mã
Hướng vòng cung: sông Chảy, sông Gâm, sông Cầu
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
Mùa lũ: từ tháng 6 - tháng 10 ( chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm ).
Mùa cạn: từ tháng 11 – tháng 5 ( năm sau ).
Mùa lũ trên các sông ở ba miền không trùng nhau.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn:
Bình quân 1 nước chứa 223 g cát bùn và các chất hoà tan.
Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm.
Câu 5: Những nguyên nhân nào làm cho lớp đất tròng bị thoái hoá, bạc màu? Để sử dụng tài nguyên đất lâu dài, chúng ta cần phải làm gì?
Nguyên nhân:
Do khai thác rừng bừa bãi.
Đốt rừng làm nương rẫy.
Sử dụng đất chưa hợp lý ở đồng bằng.
 Biện pháp:
Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
Xoá bỏ các lối canh tác du canh, du cư, đốt rừng, làm nương rẫy
Tiến hành thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện nghiêm Luật đất đai.
Câu 6: Những nguyên nhân nào làm cho tài nguyên nước ta ngày càng suy giảm. Để tài nguyên sinh vật ngày càng đa đạng, phong phú, chúng ta cần phải làm gì?
Nguyên nhân:
Chiến tranh huỷ diệt.
Khai thác rừng bừa bãi, quá mức phục hồi.
Săn bắt động vật hoang dã.
Đốt rừng làm nương rẫy.
Quản lý, bảo vệ tài nguyên sinh vật yếu kém.
Biện pháp:
Nghiêm cấm khai thác rừng và săn bắt động vật hoang dã.
Khai thác đi đôi với phục hồi, bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Xoá bỏ lối canh tác du canh, du cư.
Thực hiện Luật bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Phần trắc nghiệm:
Có từ bài 28 đến bài 38.
Phần điền khuyết có trong nội dung bài học 28, 34.
Ghi chú 
___________________________________________HẾT____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong dia ly 8.doc