Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn - Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn - Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trường THCS Nguyễn Trãi ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

 Môn Ngữ văn - Lớp 8

A/ Phần văn bản

I.Văn học Việt Nam.

 1, Tôi đi học

a-Nghệ thuật: Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm- Chất trữ tình trong trẻo

Tự sự xen miêu tả và biểu cảm

b-Nội dung: Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò được ghi nhớ mãi

 2, Trong lòng mẹ

a- Nghệ thuật:

- Chất trữ tình thắm đượm, dòng cảm xúc phong phú

- Kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, hình ảnh so sánh gợi cảm

- Lối kể chuyện sinh động chân thực

b- Nội dung:

- Những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh

 3. Tức nước vỡ bờ _ Ngô Tất Tố

a- Nghệ thuật

- Tao dựng tình huống kịch tính

- Miêu tả hiện thực sinh động

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn - Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Trãi ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1
 	 Môn Ngữ văn - Lớp 8
A/ Phần văn bản
I.Văn học Việt Nam.
 1, Tôi đi học
a-Nghệ thuật: Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm- Chất trữ tình trong trẻo
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
b-Nội dung: Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò được ghi nhớ mãi
 2, Trong lòng mẹ
a- Nghệ thuật:
- Chất trữ tình thắm đượm, dòng cảm xúc phong phú
- Kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, hình ảnh so sánh gợi cảm
- Lối kể chuyện sinh động chân thực
b- Nội dung:
- Những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh
 3. Tức nước vỡ bờ _ Ngô Tất Tố
a- Nghệ thuật
- Tao dựng tình huống kịch tính
- Miêu tả hiện thực sinh động
b- Nội dung:
- Phê phán bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến
- Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng của người nông dân
 4, Lão Hạc- Nam Cao
a- Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo
- Kể chuyện linh hoạt, tự nhiên
b- Nội dung:
- Số phận bi thảm cả người nông dân trong xã hội cũ
- Phẩm chất cao quí của họ
II/ Văn học nước ngoài
 1, Cô bé bán diêm- An- dec- xen
a- Nghệ thuật:
- Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
- Các hình ảnh tương phản và chi tiết diễn biến hợp lí
b- Nội dung:
- Phản ánh số phận của một em bé bất hạnh
- Khơi gợi lòng thương cảm và trách nhiệm đối với trẻ thơ
 2, Đánh nhau với cối xay gió - Xec- van- tec
a- Nghệ thuật:
- Giọng văn hài hước lôi cuốn
- Xây dựng cặp nhân vật đối lập bằng nghệ thuật tương phản
b- Nội dung:- Nhân vật Đôn Ki- hô- tê nực cười nhưng có những phẩm chất đáng quí.
Xan –chô Pan –xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách
 3, Chiếc lá cuối cùng- O Hen- ri
a- Nghệ thuật:
- Xây dựng nhiều tình tiết hấp dẫn, khéo léo có dụng ý
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần
b- Nội dung:
- Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
 4, Hai cây phong - Ai- ma- tôp
a- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và tả. Miêu tả sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ
- Mạch kể chuyện vừa phân biệt vừa lồng ghép vào nhau
b- Nội dung:
- Tình yêu quê hương da diết
- Lòng xúc động đặc biệt gắn với câu chuyện về người thầy Đuy- sen
III/ Văn bản nhật dụng
 1, Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
a- Nghệ thuật:
- Hình thức trang trọng, bố cục chặt chẽ, thuyết phục, lời văn rõ ràng, dễ hiểu
b- Nội dung:
- Tác hại của việc dùng bao bì ni lông.
- Kêu gọi mọi người hạn chế việc sử dụng bao ni lông để cải thiện môi trường sống
 2- Ôn dịch thuốc lá
a- Nghệ thuật:
- Kết hợp chặt chẽ giữa nghị luận và thuyết minh
b- Nội dung:
- Nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người
- Cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch
 3, Bài toán dân số
a- Nghệ thuật:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Nêu vấn đề tự nhiên, nhẹ nhàng mà hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, số liệu rõ ràng, giàu sức thuyết phục
b- Nội dung:
- Nguy cơ của việc gia tăng dân số trên thé giới
- Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
IV/ Văn bản trữ tình
 1, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Phan Bội Châu
a- Nghệ thuật:
- Giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ
b- Nội dung:
- Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
 2- Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh
a- Nghệ thuật:- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng
b- Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước
 3- Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà
a- Nghệ thuật:- Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu
b- Nội dung: Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa muốn thoát li bằng mộng tưởng
 4- Ông đồ- Vũ Đình Liên
a- Nghệ thuật:- Thể thơ năm chữ với giọng điệu tự sự, da diết
b- Nội dung:- Sự cảm thông và tiếc nuối với những hình ảnh đẹp của một thời vàng son của văn hoá chữ Nho
B/ Phần Tiếng Việt
 1, Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ- Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
 2, Trường từ vựng- Khái niệm về trường từ vựng
 3, Từ tượng hình, từ tượng thanh - Đặc điểm và công dụng
 4, Trợ từ, thán từ- Khái niệm và cách sử dụng
 5, Tình thái từ- Chức năng và cách sử dụng
 6, Nói quá- Khái niệm và công dụng
 7, Nói giảm, nói tránh- Khái niệm và công dụng
 8, Câu ghép- Đặc điểm của câu ghép
- Cách nối các vế câu
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế
 9, Dấu câu: các loại dấu câu và cách sử dụng
C/ Phần tập làm văn
 1, Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 2, Bố cục của văn bản
 3, Xây dựng đoạn trong văn bản
 4,Tóm tắt văn bản tự sự
 5,Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
 6, Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
 7, Khái niệm về văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh
 8, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
 9, Thuyết minh về một thứ đồ dùng
 10, Thuyết minh về một thể loại văn học
* Tóm tắt tất cả các truyện ngắn đã học
* Học thuộc lòng tất cả các bài thơ đã học
* Làm lại tất cả các bài tập tiếng Việt
* Lập dàn ý các đề bài tập làm văn trong SGK.
CÁC EM CHÚ Ý ÔN TẬP THẬT ĐẦY ĐỦ - ĐỪNG BỎ SÓT PHẦN NÀO CẢ - CHÚC CÁC EM CÓ KẾT QUẢ TỐT NHẤT TRONG KÌ THI HỌC KÌ I!

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 8_HK1.doc