Tôi đi học Thanh Tịnh 1941 Truyện ngắn Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò,nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm
Trong lòng mẹ (trích chương 4 của hồi kí “Những ngày thơ ấu). Nguyên Hồng 1938 Hồi kí Đoạn trích Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. _ Kết hợp kể, bộc lộ cảm xúc.
_ Hình ảnh giàu sức gợi cảm.
_ Lời văn đậm chất trữ tình.
Tức nước vỡ bờ (trích chương 14 của tiểu thuyết “Tắt đèn”) Ngô Tất Tố 1939 Tiểu thuyết Đoạn văn Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. _ Khắc họa nhân vật rõ nét.
_ Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
_ Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả đối thoại đặc sắc.
Lão Hạc Nam Cao 1943 Truyện ngắn Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. _ Câu chuyện gần gũi, chân thực.
_ Cách dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.
_ Khắc họa nhân vật tài tình, có chiều sâu nội tâm.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH, TP VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 8 VĂN HỌC: 1. TRUYỆN KÍ VIỆT NAM: TT Tên văn bản (Tác phẩm) Tác giả Năm sáng tác Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật 1 Tôi đi học Thanh Tịnh 1941 Truyện ngắn Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò,nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm 2 Trong lòng mẹ (trích chương 4 của hồi kí “Những ngày thơ ấu). Nguyên Hồng 1938 Hồi kí Đoạn trích Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. _ Kết hợp kể, bộc lộ cảm xúc. _ Hình ảnh giàu sức gợi cảm. _ Lời văn đậm chất trữ tình. 3 Tức nước vỡ bờ (trích chương 14 của tiểu thuyết “Tắt đèn”) Ngô Tất Tố 1939 Tiểu thuyết Đoạn văn Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. _ Khắc họa nhân vật rõ nét. _ Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động. _ Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả đối thoại đặc sắc. 4 Lão Hạc Nam Cao 1943 Truyện ngắn Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. _ Câu chuyện gần gũi, chân thực. _ Cách dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. _ Khắc họa nhân vật tài tình, có chiều sâu nội tâm. 2. TRUYỆN NƯỚC NGOÀI: TT Tên văn bản (Tác phẩm) Tác giả Năm sáng tác Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật 1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen Truyện ngắn Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. _ Nghệ thuật tương phản. _ Nghệ thuật đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. _ Cách kể chuyện hợp lí tình tiết hấp dẫn. 2 Đánh nhau với cối xay gió (trích tiểu thuyết“ Đôn-ki-hô-tê”. Xéc-van-tét Tiểu thuyết Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn-ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý ; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách. _ Bút pháp tương phản, đối lập. _ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, hấp dẫn. 3 Chiếc lá cuối cùng O.Hen-ri Truyện ngắn Gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. 4 Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp Truyện ngắn Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và long xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. 3. VĂN BẢN NHẬT DỤNG : TT Tên văn bản (Tác phẩm) Tác giả Năm sáng tác Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật 1 Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội Sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông,đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cai thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Hình thức trang trọng, bố cục chặt chẽ, thuyết phục, lời văn rõ ràng, dễ hiểu. 2 Ôn dịch, thuốc lá Nguyễn Khắc Viện Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch : nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. Kết hợp chặt chẽ giữa nghị luận và thuyết minh. 3 Bài toán dân số Thái An Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. _Phương thức biểu đạt: nghị luận _Nêu vấn đề tự nhiên, nhẹ nhàng mà hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, số liệu rõ ràng, giàu sức thuyết phục B. TIẾNG VIỆT: 1. Nêu khái niệm và đặc điểm của trường từ vựng? _ Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. _ Đặc điểm của trường từ vựng: + Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. + Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về loại. + Trong thơ văn cũng như cuộc sống hằng ngày, người ta thường dung cách chuyển từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, phép ẩn dụ, so sánh,). 2.Đặc diểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh ? Viết một đoạn văn có sử dụng hai loại từ này? _ Đặc điểm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. _Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tà và tự sự. _Đoạn văn có sử dụng hai loại từ này : Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm, mưa xối xả. Cây cối trong vường ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoáng, sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to hơn và nặng hạt hơn nhiều. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra và đóng rầm rầm. 3. Thế nào là trợ từ thán từ, tình thái từ? Cho VD? _ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đáng giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ : những, có ,chính, chính, đích, ngay, _ Thán từ là những từ dung để bộc lô tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dung để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Ví dụ: + Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, + Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ, _ Tình thái từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ : + Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng, + Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với, + Tình thái từ cảm thán : thay,sao, + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm ; ạ, nhé, cơ, mà, 4. Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Nêu cách sử dụng của hai loại từ này ? _ Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. _ Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. _ Cách sử dụng : + Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuôc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. + Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. 5. Đặt điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh ? Nêu một vài ví dụ để minh họa? _ Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ : + Ngáy như sấm. + Chạy bán sống bán chết + Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột. _ Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dung cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.. Ví dụ : + Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó. + Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị. + Khuya rồi mời bà đi nghỉ. 6. Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép ? Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ? _ Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. _ Có hai cách nối các vế câu : + Dùng từ ngữ có tác dụng nối : . Nối bằng một quan hệ từ ; . Nối bằng một cặp quan hệ từ ; . Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). + Không dùng từ nối : Trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. _ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : + Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ ngyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. + Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. 7. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ? _ Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). _ Dấu hai chấm dùng để : + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó ; + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). _ Dấu ngoặc kép dùng để : + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ; + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai ; + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. 8. Giải tất cả các bài tập trong SGK phần luyện tập. C. TẬP LÀM VĂN 1. Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất chủ đề của văn bản ? _ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. _ Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. 2. Thế nào là đoạn văn ? _ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 3. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản ? _ Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn : + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, + Dùng câu nối. 4. Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ? Nêu các bước tóm tắt ? _ Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó. _ Các bước tóm tắt văn bản tự sự : B1 : Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản. B2 : Xác định nội dung chính cần tóm tắt. B3 : Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí. B4 : Viết thành văn bản tóm tắt. 5. Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ? Tại sao người ta đan xen các yếu tố đó trong văn bản tự sự ? _ Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm : + Bước 1: Lựa chọn sự việc chính. + Bước 2: Lựa chọn ngôi kể. + Bước 3: Xác định thứ tự kể. + Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết. + Bước 5: Viết đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí. _ Người ta đan xen các yếu tố đó trong văn bản tự sự vì các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. 6. Tác dụng của mỗi ngôi kể ? _ Ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, cách kể này làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục cho câu chuyện. _ Ngôi thứ ba: người kể giấu mình đi và gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng giúp người kể, kể một cách linh hoạt và tự do. 7. Nêu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh ? _ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. _ Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. 8. Nêu các phương pháp thuyết minh ? _ Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, 9. Nêu cách làm bài văn thuyết minh về một đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học ? _ Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó ; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp ; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
Tài liệu đính kèm: