Đề cương ôn tập câu hỏi – trả lời theo chương (dành cho học sinh giỏi)

Đề cương ôn tập câu hỏi – trả lời theo chương (dành cho học sinh giỏi)

 Bảng : Khái quát về cơ thể người

Cấp độ cơ thể Đặc điểm

 Cấu tạo Vai trò

Tế bào

Cơ quan

Hệ cơ quan

Trả lời:

 Bảng : Khái quát về cơ thể người

Cấp độ cơ thể Đặc điểm

 Cấu tạo Vai trò

Tế bào Gồm màng, chất TB với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôn gi) và nhân Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể

Mô Tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau Tham gia cấu tạo nên các cơ quan

Cơ quan Được tạo nên bỡi các mô khác nhau Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan

Hệ cơ quan Gồm các cơ có mối liên hệ về chức năng Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể

 

doc 35 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1530Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập câu hỏi – trả lời theo chương (dành cho học sinh giỏi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÂU HỎI – TRẢ LỜI THEO CHƯƠNG
(DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI)
Œ Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1*: Hãy điền nội dung cơ bản vào bảng sau:
 Bảng : Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Mô 
Cơ quan
Hệ cơ quan
Trả lời:
 Bảng : Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Gồm màng, chất TB với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôn gi) và nhân
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể
Mô 
Tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan
Cơ quan
Được tạo nên bỡi các mô khác nhau
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Gồm các cơ có mối liên hệ về chức năng
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể
Câu 2: Hãy hoàn thành nội dung ở bảng sau:
 Bảng: Thành phần , chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Hệ tiêu hóa
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ bài tiết
Hệ thần kinh
Trả lời
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động, nâng đỡ 
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. 
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữ cơ thể với môi trường. 
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái
Bài tiết nước tiểu 
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan 
Câu 3: Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ).
Trả lời:
	Œ Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ) được phản ánh qua sơ đồ sau:
Hệ vận đông
Hệ tuần hoàn
	Hệ hô hấp	Hệ tiêu hóa	Hệ bài tiết
	 Giải thích:
	+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. 
	+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động. 
	+ Hệ tuần hoàn đẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất. 
	+ Hệ hô hấp lấy ôxy từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. 
 + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn 
	+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 
Caâu 4: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật? ( HS phải nêu được giống nhau và khác nhau những điểm nào) 
Điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
Traû lôøi:
A) Giống nhau: 
 - Đếu là đơn vị cấu trúc và ñơn vị chức năng của TB.
 - Đều có các thành phần: Màng, chất TB , nhân và các bào quan như: ti thể; thể gôn gi; lưới nội chất; riboxom 
B) Khác nhau: 
Đặc điểm phân biệt
TB động vật
TB thực vật
Màng tế bào
- Không có màng bằng Xenlulozơ
- Có màng làm bằng Xenlulozơ
Tế bào chất
- Không có lạp thể - diệp lục
- Không bào bé hoặc không có
- Hình dạng không ổn định
- Có trung thể
- Có lạp thể - diệp lục.
- Không bào lớn
- Hình dạng ổn định.
- Không có
C) + Ý nghĩa của sự giống nhau: Chứng tỏ ĐV và TV có cùng nguồn gốc trong quá trình phát sinh
 + Ý nghĩa sự khác nhau: Tuy cùng nguồn gốc chung nhưng phân hóa theo 2 hướng khác nhau, chuyên hóa và thích nghi với lối sống khác nhau 
Câu 5: Hãy nêu các thành phần cấu tạo tế bào ? Qua đó giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
Trả lời:
* Các thành phần cấu tạo tế bào
- Màng tế bào : giúp tế bào trao đổi chất .
- Chất tế bào : thực hiện các hoạt động sống của tế bào .
+Lưới nội chất : tổng hợp và vận chuyển các chất
+Riboxom : nơi tổng hợp protein
+Ti thể : tham gia hô hấp giải phóng năng lượng
+Bộ máy Gongi : thu nhận , hoàn thiện , phân phối các sản phẩm, bài tiết chất bã ra ngoài.
+Trung thể : tham gia quá trình phân chia tế bào .
- Nhân tế bào : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .
+Nhiễm sắc thể : chứa ADN qui định tổng hợp protein, quyết định trong di truyền .
+Nhân con : tổng hợp rARN
* Kết luận:
Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sác thể trong nhân qui định đặc điểm cấu trúc protêin được tổng hợp trong TB nhờ ribôxôm. Như vậy các bào quan trong tế bàocó sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.
Câu 6: Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo cà cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?
Trả lời:
 * Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể : Vì mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào . Cơ thể người trưởng thành ước tính có khoảng 6.1013 tế bào . Mỗi ngày có hàng tỉ tế bào bị chết đi và được thay thế. 
 * Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng (qua đồng hóa và dị hóa), cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự lớn lên và phân chia của tế bào (gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản; tế bào còn có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích lí – hóa của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 
Câu 7: Trình bày cấu tạo chung và thành phần hóa học của tế bào trong cơ thể. Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó?
Trả lời:
 	1- Cấu tạo chung của tế bào:
	Tất cả các tế bào trong cơ thể (trừ TB hồng cầu) đều có cấu trúc chung là có màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Trong chất TB có các bào quan như ribosom, lưới nội chất, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể, ARN. Trong nhân mang thông tin di truyền là AND nằm trong các NST.
	2- Thành phần hóa học của tế bào:
 Œ Chất hữu cơ: 
	-Protein cấu tạo gồm các nguyên tố hóa học C, H, O, N, S, P. Trong đó nitolà chất đặc trưng cho sự sống
	- Gluxit cấu tạo gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, O trong đó tỉ lệ H :O luôn bằng 2: 1
 	- Lipit cấu tạo gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy theo loại lipit
	- A xit nucleic gồm 2 loại AND và ARN được cấu tạo từ các nguyên tốC, H, O, N, P
  Chất vô cơ: Gồm nước và các muối khoáng có chứa Ca, K, Na, Fe, Cu, 
	3- Những đặc điểm cơ bản thể hiện tính chất sống:
	- TB thường xuyên TĐC với môi trường trong cơ thể (máu, nước mô) thông qua màng TB bằng cơ chế thẩm thấu và khuếch tán
	-Sinh sản: TB lớn lên đến mức nào đó thì phân chia gọi là sự phân bào. Vì thế TB luôn đổi mới và tăng về số lượng
	- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích lí , hóa của môi trường xung quanh TB 
	(VD: TB cơ là sự co rút và TB TK là hưng phấn và dẫn truyền)
Câu 8: Mô là gì? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các loại mô?
Trả lời:
1- Khái niệm Mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định ( ở một số loại mô còn có thêm các yếu tố phi bào )
2- Cấu tạo và chức năng các loại mô:
Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì: các tế bào xếp sát nhau -> có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết. 
- Mô liên kết: các tế bào nằm rải rác trong chất phi bào -> có chức năng nâng đỡ, vận chuyển , liên kết các cơ quan .
- Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim: các tế bào hình sợi dài -> có chức năng co dãn. 
	+ Cơ vân: tạo thành các bắp cơ trong hệ vận động, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, vận động theo ý muốn 
	+ Cơ trơn: có phần lớn ở các nội quan, ngắn hơn cơ vân, có 1 nhân, không có vân ngang, vận động không theo ý muốn 
	+ Cơ tim: cấu tạo nên thành tim, tế bào phân nhánh, có nhiều nhân, vận động không theo ý muốn 
- Mô thần kinh :gồm tế bào thần kinh (Nơron) và các tế bào thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích , xử lí thông tin , điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường .
+ Nơron gồm thân và các tua. Thân và tua ngắn => chất xám ở não, tủy và hạch thần kinh; tua dài => chất trắng ở não, tủy và các dây thần kinh.
Hoặc có thể ra kiểu: 
Câu 8: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau:
Bảng: so sánh các loại mô
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Trả lời:
Bảng: so sánh các loại mô
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Tế bào xếp xít mhau
Tế bào nằm trong chất cơ bản
Tế bào dài xếp thành lớp, thành bó
Nơron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh
Chức năng
Bảo vệ , hấp thu, tiết (mô sing sản làm nhiệm vụ sinh sản)
Nâng đỡ (máu vận chuyển các chất)
Co , dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể
-Tiếp nhận kích thích
-Dẫn truyền xung thần kinh
-Xử li thông tin
-Điều hòa hoạt động các cơ quan
Câu 9: Cung phản xạ, vòng phản xạ là gì? Hãy phân biệt cung phản xa và vòng phản xạ?
Trả lời:
* Cung phản xạ : là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng .
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, Nơron hướng tâm , trung ương thần kinh (Nơron trung gian cùng thân và tua ngắn của Nơron vận động) , Nơron vận động , cơ quan phản ứng 
* Vòng phản xạ : là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi .
(Khi kích thích vào tế bào cơ -> cơ co có phải là phản xạ không, vì sao? (Không phải. Vì không đầy đủ các yếu tố của 1 phản xạ mà chỉ là sự cảm ứng của các sợi thần kinh và của tế bào cơ đối với kích thích mà thôi)
* Phân biệt cung phản xa và vòng phản xạF Nên kẽ bảng để phân biệt 
Đặc điểm phân biệt
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
Con đường đi 
Số lượng nơ ron tham
Độ chính xác
Mức độ 
Thời gian thực hiện
Ngắn hơn
Ít
Ít chính xác
Đơn giản
Nhanh hơn
Dài 
Nhiều 
Chính xác hơn
Phức tạp hơn
Lâu hơn
Caõu 10:
Lập bảng phân biệt các loại mô cơ.
Tại sao người ta lại gọi là cơ vân?
Bản chất và ý nghĩa của sự co cơ.
Trả lời
Bảng phân biệt các loại mô cơ.
Đặc điểm
Mô cơ vân
Mô cơ trơn
Mô cơ tim
Hình dạng
Hình trụ dài
Hình thoi, đầu nhọn
Hình trụ dài
Cấu tạo
Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang
Tế bào có một nhân, không có vân ngang
Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân
Chức năng
Tạo thành bắp cơ gắn với xương trong hệ vận động
Thành phần cấu trúc một số nội quan 
Cấu tạo nên thành tim
Tính chất 
Hoạt động theo ý muốn
Hoạt động không theo ý muốn ... ai gì trong đời sống con người?
Trả lời:
	Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và các thế hệ sau.
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm sau:
Đặt 1 bút bi Thiên Long có màu trước mắt, cách mắt 25cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy rõ màu không?
Chuyển dần bút sang phải giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy rõ màu và chứ nữa không? Hãy giải thích vì sao?
Trả lời:
Trường hợp 1: Chữ đọ dễ dàng và nhận rõ màu của bút
Trường hợp 2: Khong nhìn rõ chữu trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về phía trước mà bút chuyển về phía phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít tế bào nón và chủ yếu là tế bào que.
Câu 14. Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với sức khỏe? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.
Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
- Đi ngủ đúng giờ
Đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi vào giấc ngủ 
Đảm bảo không khí yên tĩnh
Tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ
Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
Ăn no trước khi ngủ
Dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá
Câu 15. Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?
Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh
Đảm bao giấc ngủ hằng ngày
Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo
Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
• Chương X: 	NỘI TIẾT 
Câu 1: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Các tuyến
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Giống nhau
Các tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể (trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào)
Khác nhau
Sản phẩm của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu
Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài
Câu 2: Hãy nêu tính chất và vai trò của hooc môn?
a/ Tính chất: 
 - Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định ( gọi là cơ quan đích), mặc dù các hooc môn này theo máu đi khắp cơ thể ( tính đặc hiệu của hooc môn).
 - Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác dụng với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
 - Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò, ngựa ( thay cho insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
 b/ Vai trò:
 Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ( mà thực chất là các hooc môn) đã :
Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường
 Do đó , sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn tới tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hooc môn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
Câu 3: Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu Iot với bệnh Bazơđô 
Bệnh bướu cổ
Bệnh Bazơ đô
Nguyên nhân
- Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, tirôxin không tiết ra được, tuyến yên tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh.
- Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều tirôxin làm tăng quá trình TĐC, tăng tiêu dùng O2
Hậu quả
Tuyến nở to, gây bướu cổ.
’cần bổ sung iot vào thành phần thức ăn
Nhịp tim tăng ® hồi hộp, căn thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, mắt lồi
’hạn chế thức ăn có iot
Câu 4: Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ gluco ở mức ổn định nhờ các hoocmon của tuyến tụy?
Đảo tụy 
Tế bào b	 	Tế bào a
Khi đường huyết tăng
Khi đường huyết giảm
(+)
(+)
Glucagôn
insulin
(-)
(-)
Glicôgen
Glucôzơ
Glucôzơ
Đường huyết giảm đến mức bình thường
Đường huyết tăng 
lên mức bình thường
 G G
(+): kích thích (-) : kìm hãm
Câu 5. Nêu chức năng và vai trò của các hormone tuyến tụy:
1. Chức năng 
Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non
Các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hormone điều hòa lượng đường trong máu.
Có 2 loại tế bào trong đảo tụy: tế bào alpha tiết glucagon, tế bao beta tiết insulin
Tuyến tụy là 1 tuyến pha
2. Vai trò
Tỉ lệ đường huyết trung bình chiếm 0.12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào beta tiết insulin. Hormone này có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào alpha tiết glucagon, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicogen thành glucose để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường
Nhờ có tác dụng đối lập của 2 loại hormon trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ huyết áp
Câu 6. Trình bày cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận:
- là 1 tuyến pha
Gồm vỏ tuyến và phần tủy
Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hormone khác nhau:
+ Lớp ngoài ( lớp cầu) tiết hormone điều hòa các muối natri, kali trong máu
+ Lớp giữa ( lớp sợi): tiết hormone điều hòa đường huyết ( tạo glucozo từ protein và lipit) 
+ lớp trong ( lớp lưới): tiết hormone điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam
Tủy tuyến tiết adrenalin và noradrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch
và hô hấp, Các hormone này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quả, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết
Câu 7. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng:
Tinh hoàn, buồng trứng ngoài chức năng sản sinh trinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết
Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam ( testosteron)
Các tế bào nang trứng tiết hormone sinh dục nữ ( ostrogen)
Các hormone này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản
Câu 8. Khái quát chung về tuyến sinh dục? Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì nam và nữ:
gồm tinh hoàn ( nam) và buồng trứng (nữ)
là 1 tuyến pha
Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì nam:
Lơn nhanh, cao vụt
Sụn giáp phát triển, lộ hầu
Vỡ tiếng, giọng ồm
Mọc ria mép
Mọc lông nách
Mọc lông mu
Cơ bắp phát triển
Cơ quan sinh dục to ra
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
Xuất hiện mụn trứng cá
Xuất tinh lần đầu
Vai rộng, ngực nở
Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ:
Lớn nhanh
Da trở nên mịn màng
Thay đổi giọng nói
Vú phát triển
Mọc lông mu
Mọc lông nách
Hông nở rộng
Mông, đùi phát triển
Bộ phận sinh dục phát triển
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
Xuất hiện mụn trứng cá
Bắt đầu hành kinh
Câu 5: Trình bày bằng sơ đồ sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (khi đường huyết giảm)
Trả lời:
Glicôgen 
Glucôzơ 
Vỏ tuyến trên thận
Tuyến yên
Glucôzơ 
Gan 
Cooctizôn 
Glucagôn 
Axit lactic 
và axit amin
Glucôzơ 
Cơ 
Mỡ 
Đảo tụy
Glicôgen 
Glucôzơ 
Glucôzơ máu giảm
Glixêrin 
ACTH
Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết:
Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hormone tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hormone do các tuyến này tiết ra
Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược
Vai trò của sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết?
duy trì tính ổn định của môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
• Chương X: 	SINH SẢN 
Câu 1: Nguyên nhân, đường lây truyền, biện pháp phòng tránh AIDS.
* Nguyên nhân: do vi rut HIV gây nên. Virut này xâm nhập vào cơ thể phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể mất hết khả năng chống lại các virut, vi khuẩn gây bệnh.
* Đường lây truyền
Qua đường máu:(Tiêm chích truyền máu, dùng chung kim tiêm ) 
Qua nhau thai (từ mẹ sang con ) 
Quan hệ tình dục không an toàn 
* Biện pháp phòng tránh: 
Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi đem truyền
Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng
Mẹ bị nhiễm AIDS không nên sinh con 
Tích cực tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của AIDS và chủ động phòng tránh.
Câu 2: Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng tránh
* Nguy cơ:
Đối với bản thân: Sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới sự sinh con sau này, ảnh hưởng tới sự nghiệp (Nếu nạo thai, dễ dẫn tới vô sinh vì dễ dính tử cung, tắc vòi trứng)
Đối với gia đình và xã hội: gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bùng nổ dân số.
Đối với đứa trẻ: Tỉ lệ tử vong cao, nếu sinh con thì em bé thường nhẹ kí 
* Biện pháp phòng tránh: 
Hiểu biết rõ cấu tạo cơ quan sinh dục. 
Có tình bạn trong sáng, tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh. 
* .Nguyên tắc tránh thai:
Không cho trứng chín và rụng. 
Không cho tinh trùng gặp trứng.
Không cho trứng thụ tinh làm tổ ở tử cung.
* Phương tiện tránh thai: 
Dùng thuốc uống. 
Dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo.
Thắt ống dẫn tinh hoặc dẫn trứng.
Câu 3. Vì sao chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận trong thụ tinh?
Vì sau khi một tinh trùng đã lọt qua màng của tế bào trứng thì ở màng trứng sẽ diễn ra một loạt những phản ứng để ngăn chặn các tinh trùng khác không đột nhập vào được nữa/
Câu 4. Đặc điểm của cơ quan sinh dục nam và nữ?
* Cơ quan sinh dục nam:
+ Tinh hoàn : là nơi sản xuất tinh trùng .
+ Túi tinh là nơi chúa tinh trùng .
+ Ống dẫn tinh : Dẫn tinh trùng tới túi tinh .
+ Dương vật đưa tinh trùng ra ngoài 
+ Tuyến hành , tuyến tiền liệt : tiết dịch nhờn .
* Cơ quan sinh dục nữ:
- Buồng trứng : Nơi sản sinh ra trứng 
- Ống dẫn , phễu: thu trứng và dẫn trứng 
- Tử cung : Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh 
- Âm đạo : Thông với tử cung 
- Tuyến tiền đình : Tiết dịch.
Câu 5. giải thích thế nào về sinh đôi hay sinh ba.?
- Sinh đôi hay sinh ba có thể cùng trứng và khác trứng. 
* TH1: Sinh đôi cùng trứng là một trứng được thụ tinh trong quá trình phát triển phôi, phôi tách làm 2, mỗi nửa phát triển một cơ thể độc lập. Trẻ sinh dôi cungd trứng giống nhau hoàn toàn về Kiểu gen và giới tính.
Có trường hợp phôi không tách nhau hoàn toàn, tiếp tục phát triển sẽ cho trẻ sinh dôi dính nhau nhiều hay ít.
* TH2: sinh đôi khác trứng: Nếu có 2 trứng cùng rụng, mỗi trứng thụ tinh sẽ phát tireenr thành một thai riêng biệt. Trong trường hợp này trẻ sinh ra tuy cùng lứa nhưng khác nhau về mặt di truyền(khác kiểu gen). Sinh đôi khác trứng có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong sinh 8 theo chuong.doc