1 Bài học đường đời đầu tiên ( Trích “ Dế Mèn kí” ) Tô Hoài Truyện đồng thoại
( dài) Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một thanh niên nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của DM đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và DM đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Đề cương ngữ văn 6 kì II A. Phần văn bản : I. Truyện va økí STT Tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) Tác giả Thể loại Tóm tắt nội dung (đại ý) 1 Bài học đường đời đầu tiên ( Trích “ Dế Mèn kí” ) Tô Hoài Truyện đồng thoại ( dài) Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một thanh niên nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của DM đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và DM đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. 2 Sông nước Cà Mau ( Trích “ Đất rừng” ) Đoàn Giỏi Truyện dài Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông nước Cà Mau : ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên sông. 3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Tài hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhâu hậu của cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự ái và sự tự ti của mình. 4 Vượt thác ( Trích “ Quê nội” ) Võ Quảng Truyện dài Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy; cảnh sông nước hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác. 5 Buổi học cuối cùng An-phông-xơ-đô-đê (Pháp) Truyện ngắn Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha men qua cái nhìn vàø tâm trạng của chú bé Ph răng. 6 Cô Tô Nguyễn Tuân Kí Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú về cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và sinh hoạt của người dân trên đảo. 7 Cây tre Việt Nam Thép Mới Kí Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam. 8 Lòng yêu nước I-li-a – Ê-Ren-bua Bút kí chính luận Lòng yêu nước khơi nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. 9 Lao xao Duy Khán Hồi kí Miêu tảthế giới loài chim ở đồng quê. Qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian. II.Văn bản nhật dụng: STT Tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) Tác giả Thể loại Nghệ thuật - nội dung chính 1 Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử Thúy Lan Bút kí Phép nhân hóa, miêu tả,lối viết văn giàu cảm xúc. Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng,bi tráng của Hà Nôi. 2 Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ. Thủ lĩnh Xi- át – tơn Thư chính luận Giọng văn truyền cảm,so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú.Bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa cho toàn nhân loại : Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên,phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. 3 Động Phong Nha Trần Hoàng Thuyết minh Tác giả giới thiệu và miêu tả cụ thể hang động co ùvẽ đẹp độc đáo hấp dẫn là nơi thu hút các nhà thám hiểm và du khách du lịch bốn phương. Tình cảm yêu mến và tự hào về đất nước về thắng cảnh thiên nhiên vùng đất quảng Bình. B. Phần tiếng việt : 1. Phó từ : a.K/n: - Là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT. b.Các loại phó từ : 2 loại - Phó từ đứng trước ĐT, TT - Phó từ đứng sau ĐT,TT – (Xem và làm bài tập sgk/tr.14) 2. . So sánh : a. K/ n : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng đe ålàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Cấu tạo phép so sánh : - Vế A (Nêu tên sự vật,sự việc được so sánh) - Vế B ( Nêu tên sư vật,sự việc dùng đểso sánh) - Từ chỉ y ùso sánh; từ làm phương diện so sánh * Trong thực tế thì cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều ( có the ålược bớtû từ chỉ y ùso sánh; từ làm phương diện so sánh)—(Xem và làm bài tập sgk/tr.25,26) c. Các kiểu so sánh : 2 kiểu - So sánh ngang bằng - ø So sánh không ngang bằng d. Tác dụng : - Gợi hình, miêu tả cụ thể sinh động,biểu hiện tư tưởng tình cảm—(Xem và làm bài tập sgk/ tr. 43) 3. Nhân hóa : a. K/n : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ....bằng ngững từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật ,cây cối, đồ vật ....trở nên gần gũi với con người ,biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. b. Các kiểu nhân hóa : 3 kiểu - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.—(Xem và làm bài tập sgk/tr.58,59) 4. Ẩn dụ : a, K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b.Các kiểu ẩn dụ : 4 kiểu - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. –(Xem và làm bài tập sgk/tr. 69,70) 5. Hoán dụ : a. K/n :Là gọi tên sự vật, hiện tượng ,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Các kiểu hoán dụ : 4 kiểu - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.; - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ; - Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng;--( Xem và làm bài tập sgk/tr.84) 6. Các thành phần chính của câu : - Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Thành phần chính là thành phần chủ ngữ và vị ngữ. *Đặt câu hỏi tìm chủngữ : Ai? ; Cái gì? Con gì ? *Đặt câu hỏi tìm vị ngữ : Làm sao? làm gì ? Như thế nào? (Bài tập tr. 94) 7. Câu trần thuật đơn: a.K/n : - La øcâu do một cụm chủ - vị tạo thành , dùng để giới thiệu ,tả hoặc kể về một sự việc , sự vật hay để nêu một ý kiến. (Bài tập trang. 101 – 103) 8. Câu trần thuật đơn có từ “Là” * Đặc điểm : Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh tư ø(cụm danh từ) tạo thành .Ngoài ra , tổ hợp giữa từ là với động tư ø(cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải , chưa phải. *Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : - Câu định nghĩa ; câu giới thiệu ; câu miêu tả ; câu đánh giá.(Bài tập tr. 115, 116) 9. Câu trần thuật đơn không có từ “ là”: *Đặc điểm : - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ ,tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định , nó kết hợp với các từ không, chưa. * Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”: 2 kiểu - Câu miêu tả : Là câu thường dùng để miêu tả hành động , trạng thái , đặc điểm ....của sự vật nêu ở chủ ngữ. Câu miêu tả chủ ngữ đứng trước, VN sau - Câu tồn tại : Là câu dùng để thông báo về sự xuất hiện ,tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ. (Bài tập tr. 120) 10. Chữa lỗi câu thiều chủ ngữ và vị ngữ : ( Xem các bài tập sgk/tr.129, 141 , 142) 11. Ôn tập về dấu câu : Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. *Công dụng : - Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật - Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. - Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến , câu cảm thán.(Xem các bài tập sgk/tr.150, 151) C. Phần tập làm văn : Ôn tập lí thuyết văn miêu tả: Miêu tả cảnh và miêu tả người. Bài mẫu: Tả người thân Mẹ! Tiếng mẹ in sâu trong lòng .Từ thuơ ûbé thơ và cho đến bây giờ, mẹ vẫn là người thân yêu và gần gũi nhất với tôi. Mẹ tôi không đẹp . Mẹ tôi năm nay cũng gần bốn mươi tuổi. Dáng mẹ cao, thanh thanh. Mái tóc mẹ dài ngang lưng , xoã ra trông rất hợp với khuôn mặt trái xoan ngăm ngăm đen của mẹ. Vầng trán của mẹ cao và rộng. Xưa kia mẹ học giỏi lắm nhưng nhà nghèo nên không được học cao. Chỉ mới hết lớp năm, mẹ đã phải ở nhà phụ giúp gia đình hay đi làm để cùng gia đình bảo tồn cuộc sống. Lông mày mẹ tôi cong cong hình bán nguyệt hợp với đôi mắt đen và hình lá răm thật dịu hiền và sắc sảo . Hai con ngươi tròn trịa, lóng lánh như hai hạt cườm. Cũng từ đôi mắt sâu thẳm ấy, cháy lên một niềm hi vọng. Sóng mũi mẹ tôi cao. Ba tôi khi vui tính, lại nói với chúng tôi đó là mũi Tây. Miệng mẹ tôi luôn tươi cười û. Đôi môi mẹ hính trái timø như đang chứa đựng rất nhiều nụ hôn thắm thiết dành cho các con . Đôi bàn tay mẹï rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Ở lòng bàn tay, nổi lên nhưng cục chai rất dày. Thỉnh thoảng, tôi lại cầm tay mẹ xoa xoa vào má của mình. Cảm giác cứ ram ráp nhưng không hiểu sao tôi rất thích. Ngày này qua ngày khác, đôi bàn tay ấy phải làm biết bao nhiêu là việc: nào đi làm, nào đi chợ, rồi nào là giặt cả một thau quần áo to đùng của ba bố con tôi. Tôi nghĩ mà thương mẹ quá! Tôi ước sao trưa nào mẹ cũng được nghỉ ngơi, tối nào mẹ cũng đi ngủ sớm để mẹ được khỏe hơn. Mẹ tôi hiền lắm nhưng mẹ cũng rất nghiêm khắc với con cái và trong mọi công việc mẹ thường làm nhanh chóng hoàn thành. Mẹ ơi! Con thương mẹ nhiều lắm, rất nhiều ! – đó là điều mà tôi muốn nói với mẹ từ rất lâu. Tình thương của mẹ đối với tôi không có bút mực nào lột tả hết. Tôi mong rằng mình sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt giúp mẹ để mẹ vui lòng . Một số bài văn tham khảo tả cảnh lớp 6 Đề : Tả quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần Bài làm Sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời vừa thức dậy, những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu xuống mặt đường thì cũng làlúc cácbạn học sinh cắp sách tới trường lòng tràn ... trường hình ảnh đáng chú ý nhất là cây phượng . Phượng vẫn xanh tươi , đã bắt đầu ra hoa như báo hiệu mùa hè đã đến với lứa tuổi học trò. Trong khung viên của trường có đầy đủ các phòng ban, phòng làm việc, phòng máy...Đến giờ ra chơi cả sân trường đầy ắp tiếng cười. Trong giờ vào lớp, ngôi trường như chìm trong giấc ngủ, chỉ có tiếng giảng bài văng vẳng vang lên trầm bổng của các thầy cô. Trường em. Hai tiếng thân yêu như mãi mãi gắn bó với tuổi học trò. Mãi mãi là kỉ niệm không bao giờ phai nhạt. Dù có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ ngôi trường của em Đề cương ngữ văn 7 kì II A. Phần văn bản 1. Tục ngữ : *K/n : - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định ,có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt(Tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống ,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : Bằng lối nói ngắn gọn ,có vần có nhịp điệu ,giàu h/ả, những câu tục ngữ đã phản ánh ,truyền đạt những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việcquan sát các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất. Những câu tụcnhữ ấy là túi khôn của nhân dân nhưng chỉ có t/c tương đối chính xác vì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quan sát. + Tục ngữ về con ngườivà xã hội : : Bằng h/ả so sánh, ẩn dụ , hàm súc cô động về nội dung , những câu tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét ,lời khuyên về những phẩm giá và lối sống mà con người cần phải có . 2. Văn bản nghị luận : STT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Nội dung và nghệ thuật chính PP lập luận 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Bằng những dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sửvà các cuộc k/c chống thực dân Pháp của dân tộc,bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Chứng minh 2 Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Bằng lí lẽ , chứng cứ chặt chẽ và toàn diện , bài văn đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp .Tiếng Việt với những p/c bền vững và khả năng giàu sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó ,là những biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. Chứng minh (kết hợp giải thích) 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ Bằng chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành , tác giả đã làm nỏi bật đức tính nổi bật ở Bác Hồ là giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở) lối sống , cách nói và chữ viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận) 4 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người. Với lối văn nghị luận vừa có lí lẽ ,vừa có cảm xúc h/ả tác giả khẳng định : Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người. Giải thích (kết hợp bình luận) 3.Văn bản văn xuôi : STT Tên văn bản Tên tác giả Thểloại Nội dung-nghệ thuật 1 Sống chết mặc bay Phạm duy Tốn Truyện ngắn Bằng lời văn cụ thể và sinh động ,phép tương phản tăng cấp ,bài văn đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” vô trách nhiệm và bày tỏ niềm thương cảm đối với nhân dân trước cảnh thiên tai lũ lụt . 2 Những trò lố hay làVa-ren và Phan Bội Châu Nguyễn Ái Quốc Truyện ngắn -Với giọng văn sắc sảo,hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng hư cấu ,tác giả đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập ở nướcta thờithuộc Pháp : Va –ren dối trá,lố bịch đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương.Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng ...tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam 3 Ca Huế trên sông Hương (Văn bản nhật dụng) Hà ánh Minh Thuyết minh - Giới thiệu, thuyết minh,miêu tả : Cố đô Huế nổi tiếng về danh lam thắng cảnh và có nhiều làn điệu dân ca ,âm nhạc cung đình thanh lịch tao nhã – Sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần bảo tồn phát triển. 4 Quan âm Thị Kính(Trích đoạn) Nỗi oan hại chồng Dân gian Chèo - Tình huống bất ngờ,kịch tính ,vỡ chèo thể hiện những p/c tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm ,bế tắc của người phụ nữvà những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình ,hôn nhân và xã hội phong kiến. B.Tiếng Việt : 1.Rút gọn câu: *K/N : Khi nói khi viết có thể lược bỏ một số thành phần câu. *Tác dụng : Làm cho câu ngắn gọn,thông tin nhanh, tránh lặp từ... *Cách dùng: Tùy theo văn cảnh cho phép ,tránh làm cho người nghe khó hiểu, hiểu sai, hoặc hiểu không đầy đủ,không biến câu nói cộc lốc, khiếm nhã. 2. Câu đặc biệt : * K/N : Là loại câu không cấu tạotheo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. *Tác dụng : - Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Xác định thời gian , nơi chốn - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp (Bài tập tr.29) 3. Thêm trạng ngữ cho câu: *Đặc điểm : - Ý nghĩa : Trạng ngữ thêm vào trong câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Hình thức : Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu, hoặc giữa câu - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quảng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết..(Bài tập tr.40) *Tác dụng : Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việctrong câu, góp phần làm cho nội dung đầy đủ hơn... - Nối kết các đoạn, làm cho bài văn mạch lạc.(Bài tập tr.47) 4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : *Câu chủ động : Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người ,vật khác (chỉ chủ thể của hoạt đông * Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người ,vật được hoạt động của người vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt đông) * Mục đích của việc chuyển đổi: Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.: (BT tr.58) *Cách chuyển đổi : có hai cách - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị,hay được vào sau từ(cụm tư) ấy - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu,đồng thờilược bỏ hay biến từ (cụm từ)chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc ở trong câu. (BT tr.65) 5.Dùng cụm C-V để mở rộng câu: K/N: Khinói và viết có thể dùng những cụm từ có hình thứcgiống câu đơn bình thường , gọi là cụm chủ- vị,làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. * Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Chủ ngữ,vị ngư ,õphụ ngữ trong cụm tư øđều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V(BT tr.69, 96. 97) 6. Liệt kê * K/N : Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. *Các kiểu liệt kê: - Xét theo cấu tạo : Có thể phân kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp - Xét về ý nghĩa : có thể phân kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.(BT tr.106) 7. Dấu chấm lững, dấu chấm hỏi, Dấu gạch ngang : - *Dấu chấm lững:- Dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật ,hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ; lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quảng; làm giản nhịp điệu câu văn ....hài hước, châm biếm. * Dấu chấm phẩy :- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.(BT tr.123) *Dấu gạch ngang :Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích , giải thíchtrong câu; đặt đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc liệt kê ; nối các từtrong một liên doanh *Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối : Dấu gạch nối không phải là dấu câu mà dùng đe ånối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng (âm tiết) , ngắn hơn gạch ngang. .(BT tr.131) C . Phần tập làm văn :. Đặc điểm của văn nghị luận: *.Luận điểm: - Luận điểm đóng vai trò then chốt, là “xuơng sống”trong bài nghị luận. - Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. *.Luận cứ: - Luận cứ có vai trò làm sáng rõ thêm luận điểm, làm cơ sở cho luận điểm. - Muốn có tính thuyết phục, luận cứ cần phải có tính hệ thống và bám sát luận điểm. * Lập luận: - Trình tự lập luận: Nêu luận cứ Ị Luận điểm chính Ị Luận cứ tiếp theo - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, nhất quán sẽ tạo ra sức thuyết phục cao. 2. Mục đích và phương pháp chứng minh: a. Chứng minh trong đời sống: Phương pháp: đưa ra bằng chứng xác thực, dùng sự thật. Mục đích: để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin. b. Chứng minh trong văn nghị luận: Phương pháp: dùng lời văn để nêu lí lẽ và để dẫn ra các chứng cứ xác thực, đã được thừa nhận. Mục đích: để chứng tỏ một tư tưởng, quan điểm nào đó đáng tin cậy. 3. Mục đích và phương pháp giải thích: Mục đích: để hiểu rõ một vấn đề ta chưa biết Phương pháp: đưa ra lí lẽ ( có thể dùng thêm bằng chứng ) Giải thích trong văn nghị luận: Thường yêu cầu giải thích các vấn đề: - Tư tưởng. - Đạo lí. - Các chuẩn mực hành vi con người. 4. Tóm tắt về các bài nghị luận đã học: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giáu đẹp của Tiếng Việt - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương .
Tài liệu đính kèm: