Chuyên đề Tổ chức hoat động nhóm cho học sinh THCS trong môn Ngữ văn

Chuyên đề Tổ chức hoat động nhóm cho học sinh THCS trong môn Ngữ văn

 I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện thay đổi sách giáo khoa mới và phương pháp giảng dạy mới nhằm rèn luyện tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh . Đồng thời phát huy năng lực tư duy trừu tượng ở học sinh đối với tất cả các môn học tự nhiên và môn học xã hội .

 Để rèn luyện tính chủ động lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát hiện những ý kiến hay , những lý luận lôgic ở học sinh khi phân tích một vấn đề nào đó thuộc xã hội . Đặc biệt là đối với môn Ngữ Văn, thì việc tổ chức lớp học trong tiết dạy cần đạt được đều đó . Trong dạy học thì hoạt động nhóm là phương pháp không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy .

 Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả ?

 Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tổ chức hoat động nhóm cho học sinh THCS trong môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG NHĨM CHO HỌC SINH THCS
 I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện thay đổi sách giáo khoa mới và phương pháp giảng dạy mới nhằm rèn luyện tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh . Đồng thời phát huy năng lực tư duy trừu tượng ở học sinh đối với tất cả các môn học tự nhiên và môn học xã hội .
 Để rèn luyện tính chủ động lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát hiện những ý kiến hay , những lý luận lôgic ở học sinh khi phân tích một vấn đề nào đó thuộc xã hội . Đặc biệt là đối với môn Ngữ Văn, thì việc tổ chức lớp học trong tiết dạy cần đạt được đều đó . Trong dạy học thì hoạt động nhóm là phương pháp không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy . 
 Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả ?
 Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này.
II- NỘI DUNG :
 Hoạt động nhóm là một hoạt động thường xuyên trong khi tổ chức giảng dạy . Tuy nhiên không phải tổ chức hoạt động nhóm là có hiệu quả . Theo tôi để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả , thì cần phải thực hiệu tốt các bước sau :
 1/ - CHUẨN BỊ : 
Giáo viên :
Chuẩn bị : 
 - Giáo án cần đầy đủ các tư liệu đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy đó.
 - Chuẩn bị một số tờ giấy ghi sẳn câu hỏi thảo luận để phát cho nhóm .
 b- Phân công nhân sự : 
 - Đây là một công việc có tầm quan trọng rất cao , nếu lựa chọn phân công nhân sự không phù hợp , thì hoạt động nhóm không có hiệu quả , thẩm chí còn phản tác dụng giáo dục . Cho nên cần phải cân nhắc , tìm hiểu kỷ công việc phân công .
 - Tuỳ theo hệ thống câu hỏi của bài dạy và tiết dạy mà có thể chia ra từng nhóm cho thích hợp .
 - Trong mỗi nhóm phải có :
 + Trưởng nhóm là một học sinh nhanh nhẹn , hoạt bác có học lực khá – giỏi trở lên , có khả năng diễn đạt tốt . Đồng thời có uy tín trong nhóm .
 	 + Thư ký là một học sinh có học lực khá, có chữ viết rõ ràng , chữ viết thật đẹp , có năng lực viết nhanh và tiếp thu tốt các ý kiến của nhóm để ghi vào giấy .
 + Các thành viên trong nhóm : Bao gồm các đối tượng học sinh như học sinh trung bình , học sinh khá , học sinh giỏi để mọi thành viên trong nhóm có thể giáo dục cho nhau , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ . 
 + Cần lưu ý khi phân công các nhóm phải cân đối nhau , tránh trường hợp phân công nhóm quá yếu hoặc nhóm quá giỏi . 
 c- Giao công việc : 
 * Đối với giáo viên :
 Giáo viên cần giao công việc thật cụ thể cho từng nhóm trước khi tiết học diễn ra .
 * Đối với học sinh :
 - Chuẩn bị viết lông , bảng phụ .
 - Các dụng cụ học tập phù hợp với môn Ngữ Văn 
 - Chuẩn bị tốt các khâu : Đọc, soạn trước ở nhà và trả lời trước các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa .
 2- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
 a- Giáo viên : 
 + Giáo viên cần nêu rõ yêu cầu của hoạt động nhóm là gì ? Giải quyết tốt các yêu cầu nào ? Hoặc phần nào của bài tập ( Có thể giáo viên ghi câu hỏi trước trong phiếu học tập rồi phát cho từng nhóm ) .
 + Cần nêu câu hỏi gợi ý hay phân tích lời giải đối với những yêu cầu tương đối khó (hay bài tập ) . 
 - Ví dụ : 
 Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giưa ẩn dụ và hóan dụ? Cho VD minh họa?
 * Nhóm 1, nhóm 2: So sánh sự giống nhau? Cho VD minh họa?
 * Nhóm 3,nhóm 4 : So sánh sự khác nhau? Cho VD minh họa?
 b- Thời gian : 
 - Giáo viên phải cho thời gian rõ ràng để các em làm việc tích cực . 
 Ví dụ : Với các câu thảo luận trên có thể cho từ 1- 5 phút .
 c- Theo dõi hướng dẫn : 
 + Khi tổ chức hoạt động nhóm cần theo dỏi trực tiếp và bao quát cả lớp để tránh việc học sinh gây mất trật tự hoặc học sinh làm việc riêng . 
 + Thông qua việc theo dõi đồng thời phát hiện ra những nhóm hoạt động chưa hiệu quả hoặc chưa rỏ yêu cầu của đề để làm , mà giáo viên cần phải hướng dẫn trực tiếp cho nhóm .
 d- Kết thúc hoạt động nhóm : 
 + Giáo viên thông báo cho các nhóm biết , đã hết thời gian hoạt động nhóm .
 + Gọi đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình đã thực hiện hoặc nộp kết quả hoạt động cho giáo viên ( Có thể ghi họ tên các thành viên của cả nhóm .
 + Gọi các nhóm khác nhận xét về cách trình bày , về nội dung trả lời và về kết quả chữ viết ,
 + Sau khi các nhóm đã nhận xét xong , giáo viên cần có sự khẳng định lại kiến thức đúng chính xác ( hoặc gần chính xác ) và hướng dẫn lại , đồng thời chỉ rõ chỗ sai cho từng nhóm . 
 e- Nhận xét và đánh giá kết quả : 
 + Sau khi hoạt động nhóm giáo viên cần nhận xét nhắc nhở từng nhóm về :
Ý thức tự quản lý .
Thái độ học tập .
Kết quả học tập .
 + Nếu có thể thì cho học sinh tự nhận xét đánh giá .
 + Sau khi đánh giá kết quả giáo viên có thể cho điểm hoặc khen thưởng kích lệ bằng tinh thần hay bằng vật chất để động viên gây hứng thú cho học sinh .
 f- Dặn dò : 
 Để những lần hoạt động nhóm sau có hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn chi tiết cho học sinh chuẩn bị tốt . Hoạt động nhóm có thể thực hiện vào cuối tiết học ( song song với phần dặn dò của năm bước lên lớp ) .
III- KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :
 1/- KẾT QUẢ : 
 Tổ chức hoạt động nhóm tại lớp sẽ đạt được những mục tiêu : 
kiến thức : 
 Mỗi học sinh có thể phát hiện và tìm ra kiến thức mới , kiến thức trọng tâm 
 của bài học . Phát hiện ra phương pháp giải hay cho bài và giúp cho học sinh nhớ lâu , mau thuộc bài .
 b- kĩ năng : 
 + Học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích một vấn đề và trình bày 
 một kết quả bằng hai hình thức : Viết và trình bày miệng . 
 + Kĩ năng lập luận . 
 + Kĩ năng suy luận .
 + Kĩ năng nhạy bén , chứng minh một vấn đề gì đó .
 c- Thái độ :
 + Rèn luyện ý thức tự quản .
 + Tạo ra sự đoàn kết cho học sinh .
 + Thái độ học tập tốt , lòng yêu thích môn học .
 + Phát triển năng lực , tư duy suy luận lôgic . 
Các mục tiêu khác : 
 Ngoài những mục tiêu trên ta còn có thể phát hiện ra sự yếu kém hoặc ưu điểm , khuyết điểm nào đó của học sinh , từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng . 
 2/- KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 
 Hoạt động nhóm là một hoạt động tương đối dễ áp dụng cho tất cả các môn học , phù hợp cho tất cả các tiết dạy như : Bài mới , luyện tập , ôn tập chương hay ôn thi .
 Sau một thời gian thực hiện , tôi thấy rằng tổ chức tốt hoạt động nhóm , thì hơn 85% học sinh , nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học , Học sinh yếu có sự tiến bộ vượt bậc và hầu hết các em học sinh có thái độ học tập tốt hơn .
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
 1/- Có thể duy triø hoạt động nhóm cho suốt năm học .
 2/- Khi đánh giá cho điểm có thể phân thành hai loại điểm :
 + Điểm ý thức : Từ 2 à 4 điểm .
 + Điểm kết quả học tập : Từ 6 à 8 điểm .
 3/- Cần phân phối thời gian cho phù hợp , tránh để thời gian chết quá nhiều .
V- KẾT LUẬN :
 Trên đây là một số kinh nghiệm và ý kiến của bản thân tôi , những kinh nghiệm này được rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân . Qua tài liệu trao đổi học hỏi ở đồng nghiệp và thông qua quá trình giảng dạy bộ môn giáo Ngữ Văn trong các năm học trước . Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế , nên chắc chắn sáng kiến này sẽ có nhiều điểm thiếu sót và chưa hợp lý . 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de van.doc