Chuyên đề tháng 1: Hướng tiếp cận văn bản: “Chiếc lá cuói cùng” của nhà văn Ohen-Ri

Chuyên đề tháng 1: Hướng tiếp cận văn bản: “Chiếc lá cuói cùng” của nhà văn Ohen-Ri

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Môn Ngữ Văn trong nhà trường trước hết là một môn học như tất cả các môn khoa học khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Những tác phẩm trong chương trình đó là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Nói đến những tác phẩm văn chương là nói đến một nghệ thuật, “nghệ thuật ngôn từ ”, đó là đặc trưng của văn học.

2. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Môn ngữ văn là một môn học đồng thời cũng là nôm nghệ thuật có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải giúp học sinh tiếp cận những bài học đạo đức đó một cách tự nhiên sinh động.

 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

 Ngày nay do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh càng cao và nhanh nhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiết phải phân tích rồi rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự phân tích đánh giá cái hay, cái đẹp, những tình cảm, ý tưởng đã được thể hiện trong bức tranh. Những phát hiện mới này học sinh có thể hiểu qua đường nét, những hoạ tiết, màu sắc đầy ấn tượng của bức tranh.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề tháng 1: Hướng tiếp cận văn bản: “Chiếc lá cuói cùng” của nhà văn Ohen-Ri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tháng 1
Hướng tiếp cận văn bản : “chiếc lá cuói cùng” của nhà văn OHen-ri
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình.
Ngày thực hiện: 
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài:
	Môn Ngữ Văn trong nhà trường trước hết là một môn học như tất cả các môn khoa học khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Những tác phẩm trong chương trình đó là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Nói đến những tác phẩm văn chương là nói đến một nghệ thuật, “nghệ thuật ngôn từ ”, đó là đặc trưng của văn học.
2. Cơ sở lí luận:
Môn ngữ văn là một môn học đồng thời cũng là nôm nghệ thuật có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải giúp học sinh tiếp cận những bài học đạo đức đó một cách tự nhiên sinh động. 
 3. Cơ sở thực tiễn:
 Ngày nay do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh càng cao và nhanh nhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiết phải phân tích rồi rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự phân tích đánh giá cái hay, cái đẹp, những tình cảm, ý tưởng đã được thể hiện trong bức tranh. Những phát hiện mới này học sinh có thể hiểu qua đường nét, những hoạ tiết, màu sắc đầy ấn tượng của bức tranh.
B. giải quyết vấn đề
 I. Nội dung.
 Trong quá trình đổi mới những yêu cầu về nhận thức luôn đặt lên hàng đầu. Tuỳ theo từng văn bản dài hay ngắn vấn đề rộng hay hẹp mà đưa ra những yêu cầu khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới yêu cầu nhận thức. Đó là sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
 Trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học để giúp học sinh tìm hiểu văn bản giáo viên phải sử dụng tất cả các phương pháp cần thiết để gợi mở khắc sâu nội dung như tập đọc, hệ thống câu hỏi gợi mở, đồ dùng, lời bình và trải qua những bước tổ chức hoạt động sau:
	- Giới thiệu bài: Phần này giúp cho học sinh bước đầu tiếp cận bài học với những vấn đề chung nhất, khái quát nhất.
	- Tìm hiểu văn bản : Phần này giúp học sinh cảm nhận sâu sắc cụ thể về từng vấn đề nội dung ý nghĩa đặt ra trong văn bản.
	- Củng cố bài: Phần này phát huy khả năng khái quát, tổng hợp tư duy, khái quát bài về một vấn đề nội dung tư tưởng mà nội dung bài đề cập. 
	- Phần luyện tập: Khắc sâu và so sánh những kiến thức đã học để suy luận đến hệ thống kiến thức cao hơn.
 Xuất phát từ những mục đích của hoạt động dạy và học đặt ra cho tôi một suy nghĩ bằng cách nào đó để học sinh tiếp nhận được các kiến thức bằng chính sự hiểu biết của mình nhờ hoạt động chỉ dẫn của giáo viên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và thực hiện tôi đã đưa tranh ảnh vào sử dụng trong tiết dạy qua từng hoạt động sau: 
II. áp dụng vào giảng dạy một tiết cụ thể
1. Tên Bài: “Chiếc lá Cuối cùng”
2. Phạm Vi sử dụng 
Tôi xin trình bày phương pháp này vào một phần nhỏ của bài dạy “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O. Hen – ri (Tiết 30 - Ngữ văn 8, tập một) trong hoạt động củng cố bài.
A.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề ấy đã được sắp xếp khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình thế hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng “. 
- Giáo dục các em lòng nhân ái, tình yêu cái đẹp. 
- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học.
B.Chuẩn bị:
1.Thầy: 
 -Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách tham khảo. 
 - Tranh minh hoạ phóng to. 
 - Máy chiếu, giáo án điện tử. 
2.Trò: Sách giáo khoa.
C.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra: 
 - Tóm tắt đoạn trích: chiếc lá cuối cùng và nêu chủ đề của đoạn trích?
 - Vì sao Giôn Xi qua cơn hiểm nghèo? 
3.Bài mới:
	3.1Phân tích:
	b-Nhân vật Xiu hay tấm lòng một người bạn.
 c-Hoạ sỹ Bơ Men với kiệt tác.
 3.2Tổng kết:
 a- Nghệ thuật. 
 b- Nội dung
4. Củng cố:
Sau khi đã trình bày nội dung của các phần theo tiến trình tiết dạy, bước vào phần củng cố bài thì giáo viên đưa bức tranh vẽ lại theo sách giáo khoa và hỏi học sinh. 
Em hãy quan sát bức tranh và cho biết bức tranh vẽ cảnh gì?
Cô gái được miêu tả như thế nào?
Qua những nét miêu tả về khuôn mặt, đôi mắt em nhận thấy điều gì ?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của cô gái? 
Điều trông chờ của cô gái là gì ?
Em thấy cô gái là người như thế nào?
Bức tranh còn vẽ cảnh gì nữa?
Chiếc lá được vẽ như thế nào ?
 Chiếc lá vẫn còn trên cây chứng tỏ điều gì?
Bức tranh vẽ hai cảnh: cảnh một cô gái và cảnh một chiếc lá cây đung đưa trên những cành cây trơ trụi.
Cô đang nằm trên giường, bên cạnh chiếc cửa sổ, đang nhìn chiếc lá. Khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi.
Mắt chăm chú nhìn chiếc lá.
Người ốm đang trông chờ gửi gắm một điều gì đó trong chiếc lá.
Cô gái gửi gắm cả tính mạng của mình vào chiếc lá. Nếu chiếc lá cuối cùng kia mà rụng thì cô sẽ chết.
=> Là người yếu đuối, không có niềm tin vào cuộc sống.
- Bức tranh còn vẽ một chiếc lá trên 
cành cây trơ trụi.
-Chiếc lá được vẽ màu vàng xanh đang đung đưa trước những cơn gió mạnh trên cành cây trơ trụi.
- Chiếc lá có sức sống mãnh liệt bền bỉ. Chính chiếc lá đã giúp cô gái yêú đuối Giôn – xi hồi sinh trở lại.
- Chiếc lá do hoạ sĩ già Bơ men bí mật vẽ trong một đêm mưa gió, chiếc lá giống như thật được vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh cao cả
Em có nhận xét như thế nào về bức tranh?
=> Bức tranh chiếc lá là một kiệt tác có một không hai.
	Với sự khái quát ngắn gọn học sinh sẽ nhớ sâu hơn và bài học sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi học sinh.
IV. kết quả:
 Với chuyên đề này, tôi đã mạnh dạn áp dụng giảng dạy ở 2 lớp 8A và 8B . Lớp 8A theo phương pháp truyền thống. Lớp 8B theo hình thức: sử dụng tranh minh hoạ cho học sinh cảm nhận kết hợp các phương pháp giảng dạy mà tôi đã trình bày ở trên. Qua theo dõi tiến trình tiết học, tôi nhận thấy lớp 8B các em hứng thú hơn hẳn, các em có ý kiến rất phong phú, cảm nhận tốt, giờ học sôi nổi. 
Kết quả cụ thể như sau: 
8A: Chỉ có một số em hăng hái phát biểu, lớp học trầm.
8B: 80 % học sinh hăng hái phát biểu, giờ học sôi nổi, nhận thức của các em được nâng lên và hầu hết các em có hứng thú học tập và 100 % các em yêu thích học giờ văn có sử dụng phương pháp này.
III.Bài học kinh nghiệm:
- Phương pháp này có kết quả cao đối với học sinh tiếp thu nhanh, có sự quan sát tốt, suy luận tốt và đã có kiến thức hội hoạ.
- Có học sinh cảm nhận tốt, nhưng cũng có học sinh chỉ có ấn tượng về bức tranh đẹp chứ chưa thấy được nội dung văn học trong đó. Vì vậy giáo viên phải linh hoạt áp dụng các phương pháp và luôn quan tâm tới từng đối tượng học sinh khi sử dụng phương pháp này.
- Phải lựa chọn tình huống, nội dung hợp lí để sử dụng tranh, không lạm dụng.
- Kết hợp với kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa.
Phần C:
Kết luận và kiến nghị
I.Kết Luận:
 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học văn nói riêng hiện nay còn hết sức khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ trong dạy văn, lựa chọn dạy cái gì đã khó, xác định cách dạy như thế nào cho hiệu quả cho hay còn khó hơn nhiều. Làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự đầu tư, tìm tòi, suy nghĩ, tham khảo tài liệu, nắm chắc kiến thức, chủ động trong mọi tình huống, tạo ra tình huống để kích thích tư duy tích cực, năng lực tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy trong mỗi tiết dạy.
Trên đây là toàn bộ nội dung phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong tiết dạy Ngữ văn THCS .Từ phương diện cá nhân, qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã áp dụng phương pháp này kết hợp với nhiều phương pháp khác của chương trình đổi mới đã giúp học sinh tích cực chủ động hơn trong bài học đáp ứng được yêu cầu chung của Bộ Giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Nên tôi rất mong được sự đóng góp bổ sung của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để ý kiến của tôi được hoàn thiện hơn và ứng dụng thường xuyên hơn trong các tiết dạy.
II Kiến nghị:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo xem xét đầu tư cung cấp thêm: các loại tranh tư liệu, các loại băng hình của Bộ Giáo dục phục vụ cho bộ môn Ngữ văn.
- Những bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Nhà xuất bản Giáo dục có thể xem xét điều chỉnh rõ đẹp hơn, màu sắc sinh động hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de thang 3.doc