LỜI NÓI ĐẦU
Khi bàn về cách phát âm, nhà thơ Hạ Tri Chương đã nói:
“Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê khó đổi, sương pha mái đầu”
Vâng, ngay trong lời nói của nhà thơ xưa đã khẳng định một điều: cách phát âm của mỗi người từ khi sinh ra và lớn lên đã “thấm” cái chất giọng của quê hương, hay nói khác đi, đó chính là từ ngữ địa phương. Nên dù có đi đâu, ở đâu, cái “giọng quê “ ấy cũng khó mà thay đổi. Vì thế, ta có thể khẳng định: trong xã hội, ngoài hoạt động viết ra, hoạt động nói cũng không phải là không quan trọng, mà cứ ngày càng quan trọng hơn, nhất là trong xã hội hiện đại.
Là một giáo viên dạy phân môn Ngữ văn, đặc biệt khi dạy đến bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”, Ngữ văn 8, tập I, tôi càng trăn trở hơn về sự nhầm lẫn giữa từ địa phương với cách phát âm sai chính tả của học sinh địa phương Cát Tiến, đặc biệt là học sinh ở vùng biển Trung Lương.
Với lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài vấn đề về “Nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh trường trung học cơ sở Cát Tiến” thông qua bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”, Ngữ văn 8, tập I. Từ đo, giúp các em nhận thấy cái hay của từ địa phương để gìn giữ và phát huy hơn nữa tiếng của địa phương mình. Song, bên cạnh đó, giúp các em nhận ra cái sai mà sửa chữa để phát âm và viết cho đúng chính tả.
Những gì tôi nêu trên chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân nên chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì thế, bản thân rất mong quý thầy, cô trong nhóm Ngữ văn, trong tổ
Văn – Sử – GDCD – Anh văn cũng như các đồng nghiệp đóng góp thêm để việc giảng dạy của chúng ta được tốt hơn.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÙ CÁT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT TIẾN NGUYÊN NHÂN VIẾT SAI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT TIẾN. TỔ : VĂN – SỬ – GDCD – TIẾNG ANH GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ NĂM HỌC: 2008 - 2009 PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU Khi bàn về cách phát âm, nhà thơ Hạ Tri Chương đã nói: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê khó đổi, sương pha mái đầu” Vâng, ngay trong lời nói của nhà thơ xưa đã khẳng định một điều: cách phát âm của mỗi người từ khi sinh ra và lớn lên đã “thấm” cái chất giọng của quê hương, hay nói khác đi, đó chính là từ ngữ địa phương. Nên dù có đi đâu, ở đâu, cái “giọng quê “ ấy cũng khó mà thay đổi. Vì thế, ta có thể khẳng định: trong xã hội, ngoài hoạt động viết ra, hoạt động nói cũng không phải là không quan trọng, mà cứ ngày càng quan trọng hơn, nhất là trong xã hội hiện đại. Là một giáo viên dạy phân môn Ngữ văn, đặc biệt khi dạy đến bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”, Ngữ văn 8, tập I, tôi càng trăn trở hơn về sự nhầm lẫn giữa từ địa phương với cách phát âm sai chính tả của học sinh địa phương Cát Tiến, đặc biệt là học sinh ở vùng biển Trung Lương. Với lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài vấn đề về “Nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh trường trung học cơ sở Cát Tiến” thông qua bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”, Ngữ văn 8, tập I. Từ đo,ù giúp các em nhận thấy cái hay của từ địa phương để gìn giữ và phát huy hơn nữa tiếng của địa phương mình. Song, bên cạnh đó, giúp các em nhận ra cái sai mà sửa chữa để phát âm và viết cho đúng chính tả. Những gì tôi nêu trên chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân nên chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì thế, bản thân rất mong quý thầy, cô trong nhóm Ngữ văn, trong tổ Văn – Sử – GDCD – Anh văn cũng như các đồng nghiệp đóng góp thêm để việc giảng dạy của chúng ta được tốt hơn. Cát Tiến, ngày 15 tháng 03 năm 2009 PHẦN II NỘI DUNG A.KHÁI NIỆM VỀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG: Tiếng Việt có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình phổ thông. Nó đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, biến nó thành công cụ giao tiếp hữu hiệu trong nhà trường, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tiếng Việt là chìa khóa khởi đầu cho việc tiếp thu, khám phá mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội cho từng cá nhân. Tiếng Việt là một ngôn ngữø bao gồm những phương ngữ ( hay còn gọi là tiếng địa phương) khác nhau. Đó là tiếng Nghệ An, tiếng Huế, tiếng Quảng Nam, tiếng Bình Định và những địa phương khác nữa. Vì thế, theo sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I có đưa ra khái niệm về từ địa phương như sau: “Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.”. Như vậy, từ địa phương được dùng chủ yếu trong khẩu ngữ tự nhiên ở các địa phương, mang màu sắc của địa phương đó. Vấn đề đặc ra ở đây là dùng từ địa phương như thế nào để người đọc, người nghe dù ở địa phương khác cũng dễ dàng thông hiểu, từ đó có thể rung cảm được với các từ mới lạ này. Bên cạng đó, từ địa phương cũng được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ văn chương, do nhu cầu phải tạo ra màu sắc địa phương cho cảnh vật, nhân vật trong tác phẩm nên các nhà văn, nhà thơ đã chọn lọc và dùng một số từ địa phương nhằm bổ sung cho những từ toàn dân trong các trường hợp vốn từ toàn dân thiếu phương tiện miêu tả thật trúng với đối tượng mà nhà văn định biểu hiện. Ví dụ: Tố Hữu có rất nhiều bài thơ hay khi sử dụng ngôn ngữ địa phương, như bài “O du kích”: “O du kích nhỏ giương cao súng” Người ta có thể dễ dàng đoán hiểu như sau:”O” phải là một người, bởi vì văn cảnh của câu thơ cho thấy trước tổ hợp từ “ du kích nhỏ giương cao súng” chỉ có thể là một từ xưng hô chỉ người thì câu thơ mới có nghĩa. Ngoài ra đây cũng không phải là một người nhiều tuổi vì là “ du kích nhỏ”. Văn cảnh tiếp theo khẳng định: ”Anh hùng đâu cứ phải mày râu”. Lại ngầm báo rằng “Người du kích trẻ” này không phải là “nam” mà là nữ, một cô gái còn đang rất trẻ. Hay khi viết về hình ảnh người mẹ, ta không chỉ thấy trong thơ Tố Hữu hình ảnh bà mẹ Việt Nam nói chung mà còn thấy hình ảnh của các bà mẹ trên khắp mọi miền của Tổ quốc nhờ cách xưng hô từ địa phương: - Bà mẹ miền Nam (“Bà má Hậu Giang”) - Bà mẹ trung du Bắc Bộ (“Bầm ơi!” , “Bà bủ”) - Bà mẹ người dân tộc ( “Mé” trong “Bà mẹ Việt Bắc”) - Bà mẹ người miền Trung (“Mẹ Suốt”, “Quê mẹ”) Song, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta nên hạn chế việc sử dụng từ địa phương với những người ở các địaphương khác, vì như vậy sẽ làm cho người nghe khó hiểu dẫn đến cuộc hội thoại sẽ ít thành công. Vì thế, ta nên sử dụng từ ngữ toàn dân tương ứng để đạt được kết quả tốt trong giao tiếp. Ví dụ: Các nhà hoạt động chính trị của ta tuy sinh trưởng ở những vùng có nhiều từ địa phương nhưng trong các bài nói, bài viết và các tác phẩm của mình, họ đều cố gắng dùng từ toàn dân để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chung của xã hội. Như vậy, mỗi người chúng ta, không ít thì nhiều ai cũng sử dụng từ ngữ của địa phương mình nhưng cần phải sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Và, tại sao tôi lại đưa ra khái niệm về “Từ ngữ địa phương” để làm gì ? Vâng, có lẽ do Bình Định nói chung và Cát Tiến nói riêng có quá nhiều từ ngữ địa phương; với lại đại đa số người dân có cách phát âm không chuẩn, nhầm lẫn giữa âm – chữ , Nguyên âm đơn – nguyên âm đôi, Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh địa phương. Chúng ta tìm hiểu cụ thể hơn ở phần sau. B.NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC VIẾT SAI CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH TRƯỜNG THCS CÁT TIẾN: Muốn biết được những nguyên nhân nào dẫn đến việc viết sai chính tả ở học sinh THCS nói chung và học sinh của trường THCS Cát Tiến nói riêng, trước hết tôi sẽ đưa ra hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt. Và từ đó, ta sẽ dễ dàng phát hiện ra những lỗi các em mắc phải để kịp thời sửa chữa để phù hợp với ngôn ngữ chung của tiếng Việt. HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT : I. HỆ THỐNG CÁC ÂM VỊ : 1.Khái quát: Hiện nay các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đang tích cực nghiên cứu xây dựng một hệ thống âm (Âm vị) chuẩn của Tiếng Việt và trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống chữ viết hợp lý biểu thị hệ thống âm chuẩn. Căn cứ tình hình phát triển của Tiếng Việt hiện đại, tạm thời thừa nhận một hệ thống các âm vị (phônem) cơ bản của Tiếng Việt hiện đại theo hệ thống nguyên âm và phụ âm. Cách nói trên chẳng qua chỉ là cách nói theo học thuật, nhưng chúng ta cũng có thể nói một cách nôm na, dân dã, bình dân, dễ hiểu về “ Aâm vị” (nghĩa là cách phát âm của một ngôn ngữ – Ta gọi tắt là Âm, ta nên hiểu Aâm của một ngôn ngữ chứ không phải “Âm” của các ngành khoa học khác.) Chính vì thế, ta nên hiểu một cách nôm na, sơ đẳng về khái niệm của Âm vị (âm) như sau:“Aâm là hơi từ luồng phổi đi ra hệ thống dây thanh ra khoan miệng, nó phá vỡ Răng, Môi, Lưỡi, Lợi Thoát ra bên ngoài để tạo thành âm ”. Do đó, ta có 2 loại âm vị: Nguyên âm và phụ âm. Để kí hiệu cho âm tiếng Việt, người ta dùng “Chữ cái” kí hiệu cho no.ù 2. Nguyên âm của Tiếng Việt: Ta nên hiểu rằng: Nguyên âm là những âm được phát ra từ luồng phổi đi ra hệ thống dây thanh và khoan miệng để thoát ra bên ngoài mà không bị cản trở bởi Răng, Môi, Lưỡi, Lợi Trong tiếng Việt, gồm có 14 nguyên âm, được phân chia thành 2 loại: * Nguyên âm đơn: có 11 nguyên âm (A, Ă, Â, E, Ê, I. O, Ô, Ơ, U, Ư) *Nguyên âm đôi: có 3 nguyên âm:IE (IA,IÊ,YA,YÊ); UO(UA, UÔ); ƯA(ƯƠ) (Ở đây, tôi không có ý đồ đi sâu vào lĩnh vực học thuật này, mà tôi chỉ nêu sơ qua để ta hiểu nguyên nhân tại sao học sinh hiện nay viết sai chính tả nhiều) BẢNG PHÂN LOẠI NGUYÊN ÂM Nguyên âm TT Ký hiệu nguyên âm Cách đọc Chữ viết Ví dụ ĐƠN 1 /a/ a a a ha 2 /ă/ ă ă mắt 3 /â/ â â ân cần 4 // e e e dè 5 /e/ ê ê ê chề 6 /i/ I, y I, y ý chí 7 / / o o to to 8 /o/ ô ô ô tô 9 / / ơ ơ bơ phờ 10 /u/ u u lù mù 11 // ư ư từ từ ĐÔI 12 /ie/ Ia, yê Ia, yê,ya,iê kia kìa, yêu kiều, khuya, tiên tiến. 13 / uo/ ua Ua, uô tua rua, luôn luôn 14 / / ưa Ươ, ưa lưa thưa, lượt thượt Có thể nói đây là nguyên nhân thứ nhất của việc viết sai chính tả ở các em vì sự nhầm lẫn khi sử dụng các nguyên âm đôi và biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn khi nói và viết: Trường hợp 1 : Phát âm trùng lặp dẫn đến viết sai chính tả ở các nguyên âm đôi, như : IÊ với YÊ , IA với YA, Ví dụ: NÓI (VIẾT) CHUẨN NÓI (VIẾT) SAI TIỀN TUYẾN ĐÊM KHUYA KHUYÊN RĂNG CHUYÊN CHỞ CHUYỂN GIAO TIỀN TIẾN ĐÊM KHIA KHIÊN RĂNG CHIÊN CHỞ CHIỂN GIAO Trường hợp 2: biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn (thường bỏ bán nguyên âm U; O) nói và viết. Ví dụ: NÓI (VIẾT) CHUẨN NÓI (VIẾT) SAI Thuở ấy Thở ấy Thuê bao Thơ (thê) bao Hoa huệ Hoa hệ (hợ) Khoe khoan Khe khoan .. Ngoài ra, thầy, cô giáo có thể tìm hiểu thêm về một số trường hợp viết sai chính tả nữa ở phần nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. 3.Các phụ âm của Tiếng Việt : Ta cũng nên hiểu rằng: Phụ âm là những âm được phát ra từ luồng phổi đi qua hệ thống dây thanh và khoan miệng để thoát ra bên ngoài bị cản trở bởi Răng, Môi, Lưỡi, Lợi, Trong tiếng Việt gồm có 22 phụ âm( âm vị) : Tại sao, ta chỉ có 22 phụ âm? Điều này nên lưu ý rằng: * Có trường hợp chỉ có một phụ âm mà lại kí hiệu bằng nhiều con chữ khác nhau, không có cấu trúc liên kết vơ ... àu lí thú là ở mỗi địa phương còn có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp so với từ ngữ toàn dân . Ngoài ra, trong mỗi tầng lớp xã hội nhất định cũng có thể có 1 bộ phận từ ngữ riêng, khác với từ ngữ thông thường của toàn dân Để tìm hiểu về điều này rõ hơn, chúng ta sẽ bước vào bài học hôm nay . b.Giảng bài mới: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 I.TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG: - Cho HS đọc các ví dụ, sgk ở bảng phụ. -- Đọc ví dụ. 1. Ví dụ(sgk) a. Sáng ra bờ suối tối vào hang ? Trong ví dụ (a), từ bẹ có nghĩa là gì? -- Bẹ : ngô Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng ? Ở ví dụ (b), từ bắp có nghĩa là gì ? -- Bắp : ngô b.Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào ? Tại sao cả 2 từ trên cùng có nghĩa là ngô , mà lại có cách gọi khác như vậy? -- Vì ở mỗi miền có cách gọi riêng. ngô từ toàn dân bẹ từ địa phương bắp 10 ? Trong 3 từ trên, từ nào được dùng phổ biến cả nước ? Từ nào chỉ dùng trong 1 phạm vi địa phương nhất định ? -- Ngô : từ dùng phổ biến trong cả nứơc -- Bẹ, bắp : từ chỉ dùng ở 1 vùng địa phương (bẹ được dùng ở vùng Tây Bắc; bắp thường dùng ở miền Trung và miền Nam). ? Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ địa phương? KẾT LUẬN Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực được sử dụng chung trong cả nứơc, từ địa phương chỉ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định . -- Yêu cầu HS Đọc ghi nhớ /sgk. BÀI TẬP VẬN DỤNG --Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số địa phương nhất định, khác so với từ toàn dân. -- Đọc ghi nhớ /sgk. Thảo luận nhóm 2.Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số địa phương nhất định, khác so với từ toàn dân. ? Tìm 1 số từ ngữ địaphương Cát Tiến (Bình Định ) và tìm từ toàn dân tương ứng trong các ví dụ sau: 1/ Mùa này giá mì tăng cao. 2/ Đàn heo nhà chị lớn nhanh qúa! 3/ Bọn con trai lớp mình đang quýnh lộn dữ lắm. 4/ Cây chẩu này rất tốt. 5/ Tăng tòn như cái tẹt. Kết luận: đây là cách phát âm phổ biến ở địa phương mình, đặc biệt là cách phát âm của những người vùng biển (Trung Lương).Vì vậy, các em cần phân biệt từ ngữ địa phương vớicách phát âm không chuẩn như thế. Từ địa phương Từ toàn dân mì khoai sắn heo lợn quýnh lộn đánh nhau + Còn các từ :chẩu, tăng, tòn, tẹt không phải từ địa phương mà là cách phát âm không chuẩn, sai chính tả. HOẠT ĐỘNG 2 II . BIỆT NGỮ XÃ HỘI + Đọc đoạn văn (a), sgk -- Theo dõi sgk 1. Ví dụ:(sgk) ? Tìm các từ in đậm ? -- Các từ in đậm : mẹ, mợ ? Ý nghĩa của 2 từ này có giống nhau ko ? -- Đều có nghĩa là mẹ , người đã sinh ra mình ? Tại sao có chỗ tác giả lại dùng mẹ, có chỗ lại dùng mợ ? -- Mẹ là từ toàn dân . --Mợ là từ chỉ có 1 số người dùng ở tầng lớp trung lưu trong xã hội cũ. a.-- Mẹ ® từ toàn dân -- Mợ ® biệt ngữ xã hội (tầng lớp trung & thượng lưu trước CM8 sử dụng) NÂNG CAO Trước CMT 8, tầng lớp 6 trung lưu và thượng lưu ở nước ta hay dùng từ cậu đểû chỉ người cha, từ mợ đểû chỉ người mẹ, còn tầng lớp hạ lưu hay dùng từ u, thầy (mẹ, cha). -- Các từ cậu, mợ dùng như vậy, ta gọi là những biệt ngữ xã hội. + Gọi HS đọc ví dụ (b) --Đọc, tìm hiểu ? Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ? ? Những từ ngữ này thường được những tầng lớp xã hội nào hay dùng ? ? Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội ? -- Ngỗng : Điểm 2 -- Trúng tủ : đúng cái phần đã học thuộc lòng(học trúng đề) ® Giới học sinh, sinh viên hay dùng --Đọc Ghi nhớ 2. b. -- Ngỗng, trúng tủ ® Biệt ngữ xã hội (Tầng lớp học sinh, sinh viên ) 2. Biệt ngữ xã hội :là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định . HOẠT ĐỘNG 3: III .SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI - Gv đưa ra tình huống: Trúng tủ, ngỗng về nói với mẹ, với ông bà có được không? Vì sao? -- Vậy làm thế nào để người nghe hiểu hết điều người nói muốn nói?i ? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có thể tuỳ tiện, bạ đâu dùng đó ko ? Vì sao ? -- Khi nào ta nên sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? -- Yêu cầu HS quan sát các đoạn văn, thơ (sgk) -- Người nghe sẽ không hiểu người nói nói gì. Vì họ không cùng tầng lớp xã hội. -- Cần thay bằng từ toàn dân để người khác tầng lớp với mình vẫn hiểu. -- Không được lạm dụng việc dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì sẽ gây khó hiểu đối với đa số quần chúng . --Khi người nói và người nghe cùng địa phương và cùng tầng lớp xã hội. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. ? Các từ in đậm trong các ví dụ trên là từ loại gì ? ? Ý nghĩa của các từ ấy? GIẢNG -- Mô : nào bầy tui : chúng tôi ví : với nớ : đó hiện chừ : hiện nay, bây giờ ra ri : như thế này -- Các từ in đậm là từ địa phương (mô, bầy tui, ví, nớ, hiện chừ, ra ri ) và các biệt ngữ xã hội ( cá, dằm thượng, mõi) ® từ địa phương vùng Bình Trị Thiên. -- Cá : ví đựng tiền dằm thượng : túi trên mõi : lấy cắp ? Tại sao trong các đoạn văn , thơ trên, các tác giả lại dùng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? CHỐT Trong tác phẩm văn học, các tác giả vẫn dùng từ địa phương và biệt ngữ ở 1 chừng mực cho phép để tô đậm tính cách ® Biệt ngữ xã hội của bọn lưu manh, trộm cắp. THẢO LUẬN NHÓM -- Vì các đoạn văn thơ ấy viết về ngôn ngữ của những người ở những vùng nhất định và thuộc một tầng lớp nhất định để phù hợp với ngôn ngữ của một số vùng theo ý đồ của tác giả. - Trong thơ văn , có thể sử dụng 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, hay tính cách, tầng lớp xã hội của nhân vật . 6 địa phương, tính cách và tầng lớp xã của nhân vật hoặc để tăng thêm tính biểu cảm cho tác phẩm. ? Muốn tránh lạm dụng 2 lớp từ này, phải làm gì ? -- Cần tìm những từ toàn dân tương ứng Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phươg và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghiã tương ứng để sử dụng HOẠT ĐỘNG 4 IV . LUYỆN TẬP BÀI 2 ? Tìm 1 số từ ngư õcủa tầng lớp HS, giải thích nghĩa của các từ đo?ù ? Cho VD minh hoạ BÀI 3 --Cho hs đọc bài tập. TRẮC NGHIỆM ? Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào nên ( không nên) dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? a) Nói chuyện với người cùng địa phương mình . b) Nói chuyện với người ở địa phương khác mình . c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp d) Khi làm bài tập làm văn e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt . -- Biệt ngữ của tầng lớp HS: Quay phim (xem tài liệu) , phao ( tài liệu đem vào phòng thi), trật tủ ( ôn bài không đúng đề thi) -- HS tự đặt câu: + Thằng Hùng quay phim hết cả bài kiểm tra luôn đó. + Hôm nay, tớ bị trật tủ bàivăn rồi. --Hs đọc bài tập. ĐÁP ÁN -- Nên dùng từ ngữ địa phương : câu (a) -- Không nên dùng từ ngữ địa phương : các câu còn lại (b, c, e, g). BÀI 2: Tìm biệt ngữ xã hội của tầng lớp hs và đặt ví dụ: Quay phim , phao, trật tủ ... + Thằng Hùng quay phim hết cả bài kiểm tra luôn đó. + Hôm nay, tớ bị trật tủ bàivăn rồi. BÀI 3: Khi nào sử dụng từ ngữ địa phương: - Trường hợp a. - Trường hợp d có thể sử dụng đượcnhưng có giới hạn. HOẠT ĐỘNG 5 :CỦNG CỐ ? Thế nào là từ ngữ địaphương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ? ? Cần sử dụng 2 lớp từ này như thế nào ? -- Nội dung bài học. 4.DẶN DÒ: -- Học bài, nắm kiến thức, -- Làm bài tập 4. -- Chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản tự sự: trả lờ các câu hỏi ở sgk. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: PHẦN IV: MỤC LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO: I. MỤC LỤC: MỤC LỤC TRANG PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (LỜI NÓI ĐẦU) PHẦN II : NỘI DUNG A.KHÁI NIỆM VỀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG. B.NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC VIẾT SAI CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH TRƯỜNG THCS CÁT TIẾN HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT. I. HỆ THỐNG CÁC ÂM VỊ: 1. Khái quát. 2. Nguyên âm của tiếng Việt. 3. Phụ âm của tiếng Việt. II. CHỮ CÁI VÀ BẢN CHỮ CÁI: 1. Chữ cái. 2. Bảng tên âm và chữ cái. III. NGUYÊN NHÂN ÂM TIẾT (TIẾNG) 1. Khái quát. 2. Đặc điểm của âm tiết. 3. Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt a.Cấu trúc. b.Hệ thống chữ cái trong bộ phận phụ âm đầu và phần vần trong âm tiết. 4.Phân loại âm tiết. IV. MỘT SỐ PHỤ HUYNH VÀ GV ĐỊA PHƯƠNG QUAN NIỆM VỀ “ÂM – CHỮ CÁI – TIẾNG”. Âm – chữ cái: a.Về phía phụ huynh. b. Về phía giáo viên tiểu học. 2. Âm và tiếng. V. THỐNG KÊ QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT SAI CHÍNH TẢ C.CÁI TÂM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG VIỆC UỐN NẮN, SỬA CHỮA CÁCH PHÁT ÂM VÀ GHI SAI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH. D.KẾT LUẬN. PHẦN III. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY. PHẦN IV.MỤC LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 2 2 4 4 4 9 10 12 16 16 17 18 24 II.TÀI LIỆU THAM KHẢO: STT TÊN TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 Tiếng Việt hiện đại (Ngữ âm, ngữ pháp và phong cách) – Nguyễn Hữu Quỳnh. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Tiếng Việt trong nhà trường – Lê Xuân Thại (chủ biên) Vị thánh trên bục giảng (nhiều tác giả) Ngữ văn 8, tập I Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập I. Sách Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8, tập I. Sách giáo viên tiếng Việt lớp 2, tập I. Sách tiếng Việt lớp 2, tập I. Sách giáo viên tiếng Việt lớp 1, tập I. Sách tiếng Việt lớp 1, tập I. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam – 1994. Giáo dục - 1994. Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999. Giáo dục - 2005. Giáo dục – 2004 Giáo dục – 2004 Hà Nội – 2004 Giáo dục Giáo dục Giáo dục Giáo dục ..
Tài liệu đính kèm: