Cảm nhận sự bất hạnh – Cô bé bán diêm – An – đéc – xen

Cảm nhận sự bất hạnh – Cô bé bán diêm – An – đéc – xen

I/ DẪN NHẬP:

Cứ mỗi độ xuân về, mưa phùn lại bay nhè nhẹ, từng chiếc lá lắc lư theo chiều gió. Cái rét căm căm của dư âm mùa đông vẫn còn đâu đó. Chút nắng đầu xuân không thể xoá đi được nàng đông u ám. Lạnh giá, rét buốt cứa vào làn da, thớ thịt gợi cho ta nhớ đến những mảnh đời, những con người đau thương cơ cực phải chịu cảnh màn trời chiếu đất thiếu vòng tay nâng niu ôm ấp của mẹ hiền, thiếu mái ấm gia đình, tình thương và hạnh phúc. Ôi! Những mảnh đời đau thương bất hạnh.

Chúng ta được may mắn sinh ra và lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, dìu dắt của thầy cô, sự chăm lo của Đảng và đất nước, nên những mảnh đời đau thương ấy ngày càng lùi dần lùi dần vào quá khứ. Những đứa trẻ mồ côi, những đứa trẻ lang thang không còn nữa thay vào đấy là tiếng hát cười của tất cả trẻ em bốn bể năm châu.

Xa xa đâu đó tiếng chuông nhà thờ vọng lại như báo hiệu mùa noel đã đến. Chút nắng vàng chợt loé lên càng lộ nguyên hình nàng xuân ấp áp. Những điều ấy thật gần gũi dễ thương, phải không các bạn. Nhưng mà các bạn ơi! Liệu rằng đằng sau những hạnh phúc ấy có còn những mảnh đời đau thương, những con người bất hạnh không.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cảm nhận sự bất hạnh – Cô bé bán diêm – An – đéc – xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ DẪN NHẬP:
Cứ mỗi độ xuân về, mưa phùn lại bay nhè nhẹ, từng chiếc lá lắc lư theo chiều gió. Cái rét cămcăm của dư âm mùa đông vẫn còn đâu đó. Chút nắng đầu xuân không thể xoá đi được nàng đông u ám. Lạnh giá, rét buốt cứa vào làn da, thớ thịt gợi cho ta nhớ đến những mảnh đời, những con người đau thương cơ cực phải chịu cảnh màn trời chiếu đất thiếu vòng tay nâng niu ôm ấp của mẹ hiền, thiếu mái ấm gia đình, tình thương và hạnh phúc. Ôi! Những mảnh đời đau thương bất hạnh.
Chúng ta được may mắn sinh ra và lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, dìu dắt của thầy cô, sự chăm lo của Đảng và đất nước, nên những mảnh đời đau thương ấy ngày càng lùi dần lùi dần vào quá khứ. Những đứa trẻ mồ côi, những đứa trẻ lang thang không còn nữa thay vào đấy là tiếng hát cười của tất cả trẻ em bốn bể năm châu.
Xa xa đâu đó tiếng chuông nhà thờ vọng lại như báo hiệu mùa noel đã đến. Chút nắng vàng chợt loé lên càng lộ nguyên hình nàng xuân ấp áp. Những điều ấy thật gần gũi dễ thương, phải không các bạn. Nhưng mà các bạn ơi! Liệu rằng đằng sau những hạnh phúc ấy có còn những mảnh đời đau thương, những con người bất hạnh không. 
Tôi thả hồn trôi theo những dòng suy nghĩ miên mang đó, tất cả như chìm vào trong mộng tưởng. Tiếng cười ha! ha của một cậu bé làm tôi chợt tỉnh. Không! Không chẳng ai cười cả. Tất cả chỉ chìm trong vắng lặng. Đâu đó hiện dần hiện dần một cô bé rách rưới tội nghiệp đang đi cùng giá rét. Tiếng rao bán lạc lõng giữa lòng người tấp nập. Từng dòng người, từng dòng người thờ ơ lạnh nhạt. Chẳng ai quan tâm, chẳng ai thông cảm thật tội nghiệp, thật đáng thương. Ai! Ai! Ai là người sang sẻ cùng em đây.
Không ! Không ai cả . Dòng người vấn đi, vẫn thờ ơ lạnh nhạt. Chỉ có ông - vâng -chính là ông, An - đéc - một nhà văn Đan Mạch. Ông dã nhìn thấy những mảnh đời đau thương đơn lẻ. Ông đau khổ, quằn quại, nâng niu thống thiết kêu lên. Ông đã vạch trần, đã tố cáo xã hội thờ ơ lạnh nhạt. Đó là tác phẩm nổi tiếng viết về cô bé bán diêm.
Bởi vậy, những điều âýy luôn ám ảnh, luông trăn trở khắc khoải trong tôi. Nó như một niềm đau, một sự chua sót bi ai về số phận bất hạnh của một con người. Cho nên tôi chọn tác phẩm này để trình bày những trăn trở của mình.
II/ VỀ TÁC GIẢ:
Khi nhắc đến An - đéc - xen - nhà văn Đan Mạch - Chắc rằng không một quốc gia nào là không biết đến tên tuổi của ông. Ông là một cây bút đại tài mang tính nhân bản sâu sắc. Ông sinh năm 1805 và qua đời năm 1875 để lại cho đời nhiều nuối tiếc. Trong khoảng sinh thời ấy ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng mà bạn đọc bốn bể năm châu rất hâm mộ như “bầy chim thiên nga”, “nàng tiên cá”. Đặc biệt trong số những tác phẩm đó có truyện ngắn nổi tiếng mang tựa đề “Cô bé bán diêm”. Truyện thể hiện tính nhân bản sâu sắc đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà lý luận, phê bình văn học. Bởi giá trị đó mà truyện này đã được dàn dừng thành kịch thành phim, làm say lòng biết bao nhiêu khán giả. Đây là niềm tự hào của nhà văn cũng như bạn bè trên thế giới.
III/ VỀ TÁC PHẨM:
Tuyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét, khi mọi người đang sống trong ấm êm hạnh phúc thì em vật lộn với đời bán từng que diêm để mưu cầu cuộc sống. Khong giày dép mũ lông, không thức ăn lò sưởi. Một mình lặng lẽ với đời đi vào trong giá rét. Cô đơn, hoài mộng thế rồi từng que diêm được cháy lên để chấp cánh cho những ước mơ. Nhưng thiên nhiên cay nghiệ, cuộc đời hờ hững, xã hội vô tình. Tất cả những điều ấy đã cướp mất cuuộc đời em.
Khi về thế giới bên kia em mang theo nụ cười hoà lẫn những ước mơ.
IV/ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN:
*Luận điểm 1:
1.Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:
Hoàn cảnh cô bé :
Tuổi thơ ai mà chảng ước ao lớn lên từ vòng tay, lời ru của mẹ. lời ru ấy ngọt ngào như dòng sữa mẹ nuôi ta khôn lớn từng ngày từng ngày thì hạnh phúc lắm thay.
Thế mà số phận của cco bé bán diêm không giống như phần lớn những em bé khác. Người mẹ thân yêu đã qua đời, người bà cũng khuất bóng để lại cho em và người bố bất thường sống trong một xó tối âm u. Không vòng tay êm ấm, không có sự chăm lo luôn sóng trong đoạ đày, cô đơn ghẻ lạnh của người bố. Thật bất hạnh, thật đáng thương cho em. Nhưng đáng thương thay trong đêm giao thừa mọi người được hạnh phúc bên gia đình để đón chào một năm mới, một tuổi mới thì em lặn lội bán từng que diêm để mưu cầu cuộc sống.
Tuổi xuân là tuổi đẹp nhất của một đời người, ngày xuân là ngày vui nhất trong năm. Dầu đi đâu về đâu, ngày này mọi người được nghỉ ngơi, được đoàn tụ cùng gia đình hưởng âm vị của mùi hương ngày tết. Thế mà, với cái lạnh buốt người bán từng que diêm.
Không giày
Không mũ
Bụng đói cồn cào, liệu rằng có ai mua những que diêm này không, có ai sang sẻ cùng em không hay là đang hưởng trọn vẹn hạnh phúc cùng gia đình.
Tại sao mọi người lại thờ ơ lạnh nhạt? Phải chăng em là một là duy nhất hay là một trong số những hiện thân về cuộc đời đau thương bất hạnh. Ngày trước em cũng có bà, có mẹ cũng sống trong vòng tay dịu dàng, lời ru ngọt ngào êm ấm. Thế mà tất cả đã về thế giới bên kia để lại cho em bao nỗi đắng cay với cuộc đời. Quá khứ hạnh phúc hiện tại cô đơn. Quá khứ hiện tại, hiện tại quá khứ luôn luôn tồn tại trong em như lưỡi dao cứa vào nỗi đắng cay số phận một con người.
*Luận điểm 2:
2.Thực tế và mộng tưởng:
Trước hoàn cảnh như vậy, nhà văn đã khắc hoạ được nhân vật em bé thật tội nghiệp. Thiếu hạnh phúc, thiếu tình thương, thiếu những điều cần trong cuộc sống. Em ước ao, em mong mỏi, mong mình được như mọi người nên trong đầu luôn xen những ảo ảnh. Trong hạnh phúc của mọi người, trong cái giá rét cô đơn lạnh lẽo. Không cầm laòng được em ước ao, em ước ao. Vâng! Thưa các bạn! Và que diêm được từ từ từ từ rút ra trong bàn tay lạnh cóng run run. Em run vì giá rét, vì sự cô đơn, hay vì sợ bố. Vâng! Là tất cả những điều ấy các bạn ạ.
Một tiếng “xẹt” khô khan chát chúa.
Que diêm bộc cháy. Ngọn lửa, ngọn lựa. Không! Không! Với em đó chính là một lò sưởi. 
Cái gió rét của khí trời phương Tây như xé da, xé thịt. Tuyết phủ trắng xoá như một mụ phù thuỷ già cộm dùng cái lạnh của mình cuốn lấy tất cả. Mặt trời cuộn mình đi vắng chỉ trơ trọi lại mùa đông. Thế mà- Vâng! Thưa các bạn- Thế mà chỉ có một que diêm một ngọn lửa bé bỏng làm em cảm thấy ấm áp cả người. Với em đó là cả một lò sưởi, một lò sưởi ấm áp. Thật là ảo ảnh, thật là mộng tưởng làm sao đó là một lò sưởi được. Nhưng với em nó là như vậy. Lò sưởi đang lớn dần, lớn dần trong em. Bổng- Thưa các bạn- Ngọn lửa vụt tắt. Em thẫn thờ ngơ ngẩn. Đâu, lò sưởi đâu. Em như tìm như kiếm và chợt nhận ra rằng đó là que diêm vừa mới tắt. 
Thưa các bạn! Tại sao ta không thử hỏi vì sao em bé lại không ước ao những gì khác mà lại là lò sưởi đó là những điều ta cần tìm hiểu tiếp theo. Chắc các bạn hiểu rằng cô bé bán từng que diêm để mưu cầu cuộc sống, nhưng ai, ai là ngươig mua diêm đây. Em phải làm gì? Thật khổ cho em, thật tội nghiệp cho em. 
Que diêm tắt đi trong nỗi ngỡ ngàng ngơ ngẫn. Em như tìm như kiếm, trong vô thức trong tìm thúc, trong ước ao trong ảo ảnh, rồi que diêm tiếp theo cũng được bật cháy lên. Trước mắt em ngọn lửa hồng tạo thêm những ảo ảnh. Vâng! Thưa các bạn- không phải một lò sưởi hồng ấm áp mà lúc này lại là một mâm ăn hấp dẫn. Mùi thơm của thức ăn ngọt ngào từ bàn ăn toả ra thơm lựng. Không !không nó đang ở những ngôi nhà đâu đây. Không ! chính là trong mộng tưởng của em. Em như thấy cuộc sống trở nên nhộn nhịp hơn, đáng yêu hơn.
Tự dưng- Thưa các bạn- Que diêm tắt đi. Tất cả biến vào trong hư ảo. Thực tại, thực tại đang bủa vây lấy em, tất cả im lặng. Thức ăn đâu? Lò sưởi đâu? Hãy trả lại cho tôi, cô bé trong thẩn thờ ngơ ngẩn. 
Và thế là que diêm thứ ba được từ từ rút ra khỏi hộp. Lúc này bàn tay không còn run, còn lạnh như trước. Em cần đốt lên để tìm lấy những ước mơ. Que diêm, que diêm cháy trong niềm hi vọng. 
Thưa các bạn! Chúng ta là những con người sống dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, phần lớn chúng ta ít theo một tín ngưỡng nào, một tôn giáo nào đó cũng là bản sác chung của nòi giống tiên rồng, nên có lắm sự ngỡ ngàng khi nghe tiếng chuông nhà thờ hay ngày giãng sinh của chúa. Nhưng đối với các đứa trẻ phương Tây có lẽ mùa noel là ngày hội lớn. Mọi người đều vui vẻ được đến nhà thờ, nhận được quà và đón chúa. Trong không khí của trời Tây lúc ấy thì lẻ loi giữa đời một em bé. Em ước ao em ước ao mình được như bao đứa trẻ khác được đến thánh đường và đón noel. Khong cầm lòng được chỉ có những que diêm mới đem lại những ước ao hình như thực đó.
Và que diêm bật cháy. Vâng! Thưa các bạn que diêm lúc này mang đến những ước mơ cho em. Nó không phải là một lò sưởi không phải là mâm ăn mà là món quà noel, một ước mơ đang hiện hữu trong em. Món quà ấy là gì? Là ngọn đèn là cây thông là hiện thân của mùa đón chúa. Chúng lấp lánh, chúng lung linh, chúng hiền hoà và gần gũi. Cô bé như thấy cuộc đời đẹp hơn, cuộc sống thú vị hơn với mùa noel hạnh phúc. Tất cả hiện ra rõ hơn, rõ hơn và thưa các bạn và ngọn lửa tắt.
Tìm kiếm quanh chẳng còn gì, chẳng thấy gì cả em thẩn thờ ngao ngán. Xung quanh em chỉ là bức tường câm lặng, lạnh lẽo, âm u. Đâu? Tất cả những ước mơ của tôi đâu? Đó! Đó! Không ! không chỉ là bức tường mà thôi. Cô bé chết lặng trong ngơ ngản. À! Thì ra tất cả chỉ là ảo ảnh là mộng tưởng, chúng xa lánh. Chúng chúng thật đau lòng!
Trong cái thẩn thờ bơ vơ ấy em bé như cảm thấy lạc lỏng giữa đời. Những ước mơ không còn nữa những ảo ảnh xa vời, chỉ còn em với em đối mặt với giá rét. Em phải làm gì đây, em mất tất cả rồi chăng?
Không ! thưa các bạn vẫn còn đó những tháng ngày hạnh phúc, hình bóng bà còn khắc đậm trong tim. Em nhớ bà lắm. Bà ơi! Con nhớ bà lắm. Bà ở đâu, bà ở đâu? Thế rồi một que diêm được rút ra khỏi vỏ. Ngọn lửa hồng được bật lên để làm sống lại người bà trong em. Bà đầ dần hiện ra. Bà phúc hậu, hiền hoà, bà như cười như nói với em. Bà- không- bà vừa que diêm tắt, cô bé gào lên.Không, bà ơi! Bà chờ cháu với, bà đừng bỏ cháu. Em vội vàng, em luống cuống. Rồi một và hai, không, không phải là một mà là tất cả số diêm lần lượt được đốt lên. Để làm gì vậy? Không! Em không cần gì cả, em cần có bà mà thôi. Chỉ có bà mới làm cho em ấm áp, mới đem lại hạnh phúc cho em. Cô đơn, lạnh giá không còn nữa. Chỉ có bà mới sưởi ấm được cái lạnh tâm hồn em. Phai không thưa các bạn.
Lúc này, hình ảnh bà hiện ra rõ nét, bà như gần như xa, bà nắm tay trò chuyện. Không! Bà không làm vậy, bà xa lắm, hư ảo lắm bà khuất dần khuất dần. Trả bà lại cho tôi- Em lạc giọng- Bà ơi! Bà ơi! Không! Không1 Không ai được quyền cướp bà của tôi. Hãy trả bà lại cho tôi. Bà ơi! Bà ơi, bà chờ cháu với. 
Lúc này bếp lửa hồng dần tắt, khi bếp lửa tắt đi, có lẽ mọi cái sẽ không còn, chỉ có em đối mặt với sự lạnh lẽo của bức tường. Nhưng không- Thưa các bạn, bà vẫn còn đó, không phải trong ảo ảnh, không phải trong ngọn lửa hồng mà vẫn còn sâu thẳm trong kí ức tuổi thơ. Bà cười với em- em hạng phúc, bà vuốt tóc em, em hạnh phúc vàem liệm dần liệm dầm. Em theo bà về thế giới bên kia trong hạnh phúc của ước mơ.
*Luận điểm 1:
3.Một cảnh thương tâm:
Sáng bình minh của ngày đầu xuân thật rộn ràng trong không khí tưng bừng của ngày đầu năm. Tiếng cười, tiếng nói nhộn nhịp làm sao- Thế mà thưa quí thầy cô cùng các bạn- Thế mà bên một bức tường lạnh lẽo, có một em bé ngã gục cạnh cuộc đời. Dòng người cứ đi, mùa xuân vẫn cứ đến, thờ ơ lạnh nhạt. Thật khủng khiếp. Dòng người. Không! Không ! Đúng hơn là một xã hội thiếu tình người, thiếu sự thương tâm, đùm bọc lẫn nhau.Chảng ai quan tâm, chẳng ai ngó ngàng đến em bé. Dòng người cứ đi, cứ thờ ơ và lạnh nhạt. Họ sống trong niềm vui và hạnh phúc của riêng mình. Họ đâu biết rằng trên bức tường câm lạnh có một em bé đã giả từ cuộc đời. Nhưng có một điều chẳng ai ngờ được rằng trong cái lạnh cay nghiệt áy đã cướp mất cuộc đời em khi đôi má vẫn hồng, đôi môi vẫn cười trong hạnh phúc. Phải chăng đó là điều phi lí, sự trái ngược của cuộc đời hay sự kì diệu của ngọn lửa tâm hồn xua đi cái lạnh buốt người, cái cco đơn khủng khiếp thay vào đó nụ cười và ước mơ.
Thế là em bé đã về thế giới bên kia giữa sự thờ ơ hờ hững của mọi người, mọi người lạnh nhạt. Chỉ có ông. Vâng! Thưa các bạn , chỉ có ông mới hiểu được điều đó, đó chính là An- đéc- xen. Ông đã khắc họa xây dựng đang xen những hư ảo và mộng tưởng bên cạnh những thực tế của một kiếp người.
Trông cái giá rét ta ao ước gì đây, phải chăng là bếp lửa hồng ? Vâng! Chính là bếp lửa hồng. Trong cái đói và mùa Giáng sinh của chúa có điều gì ngoài thức ăn và quà noel ấy. Bởi vậy từng que diêm, từng que diêm được bật cháy để tìm lấy những ước mơ.
Với em bé những ước mơ ấy thật thiết thực là những điều cần có cho em. Nhưng chỉ có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được, không gì hơn mái ấm gia đình, vòng tay người người mẹ. Bởi vậy không chỉ một chỉ hai mà tất cả những que diêm ấy chấp cánh cho những ước mơ của em. Những ước mơ ấy nó không chỉ xua tan đi cái lạnh ghê người mà còn sưởi ấm cả tâm hồn em. Vâng chỉ có bà mới làm được diều đó.
V/ THAY LỜI KẾT:
Khi đọc truyện “Cô bé bán diêm” ta chợt thấy những mảnh đời đau thương, những cảnh màng trời chiếu đất vẫn còn đâu đó. Những điều đó luôn dằn vặt trong tôi, tôi cảm thấy xốn xang lòng se lại. Ai ! Ai là người thấu hiểu những con người này đây. Và chính ông, bằng trái tim nhân bản, với tất cả tấm lòng của một con ngưiờ nhân hậu, ông đã khắc họa nên một bức tranh rõ nét về số phận một con người đau thương bất hạnh. Một cô bé gầy còm trong đêm giao thừa lạnh giá.
Chúng ta dang sống trong tự do hạnh phúc dưới sự chăm lo của gia đình, nhà trường và xã hội. Điều ấy thật hạnh phúc lắm thay. Ta phải làm gì đây để đền đáp công ơn biển trời ấy, ta cần phải cố gắng hơn trong học tập trao dồi kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội. Ta phải tin tưởng chắc chắn một điều sẽ và không có những mảnh đời đau thương bất hạnh ấy nữa. Bởi một điều rằng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn sống trong sự chở che đùm bọc vốn từ xa xưa của nòi giống Tiên Rồng.
Rất cảm ơn những ai đã đang và sẽ đọc tác phẩm này, san sẻ những nổi niềm này của cô bé bởi đây là tất cả tấm chân tình tận đáy lòng mà An- đéc- xen muốn gởi đến bạn đọc. 
 Đại Chánh ngày 15-10-2009
 Thuyết trình viên Lâm Vũ Hằng
 GV hướng dẫn Nguyễn Văn Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet trinh van hoc.doc
  • doccac ld.doc
  • docPHÒNG GD.doc