Dạy thay đồng nghiệp bị ốm
Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:
1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A. dạy không hay.
Các tình huống sư phạm hay Dạy thay đồng nghiệp bị ốm Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau: 1. Mỉm cười, im lặng không nói gì. 2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A. 3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A. dạy không hay. Hai bài làm giống nhau từng chữ Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giải giống nhau từng chữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau? 1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các em khác. 2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi (bạn không thể nêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các em và cho cả lớp nghe một giáo dục đạo đức về tính không trung thực. 3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp. Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A – một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý. Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý không hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học sắp đến. Bạn phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh? Có 3 cách xử lý: 1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếu tôn trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy. Không kiềm chế được có giáo viên còn “chua cay”: “Sao các anh chị không đề nghị Ban Giám hiệu (BGH) đổi luôn tôi đi?” 2. Bạn tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa sẽ ngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Và bạn sẽ tranh thủ (có giáo viên còn nhân dịp này) “bồi thêm” những câu không tốt về đồng nghiệp trước mặt học sinh. 3. Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.
Tài liệu đính kèm: