Các biện pháp tu từ Tiếng Việt

Các biện pháp tu từ Tiếng Việt

Các biện pháp tu từ Tiếng Việt

BIỆN PHÁP TU TỪ:

cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm. là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ. là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ. là những BPTT cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản.

A. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng

 Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời. Tức là, nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này được lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác, dựa trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng : liên tưởng tương đồng và logic khách quan. Mặc dù so sánh không phải là hiện tượng chuyển nghĩa nhưng nó là cơ sở của nhiều biện pháp tu từ trong nhóm này.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4313Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp tu từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các biện pháp tu từ Tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ: 
cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những BPTT cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản.
A. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
 Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời. Tức là, nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này được lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác, dựa trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng : liên tưởng tương đồng và logic khách quan. Mặc dù so sánh không phải là hiện tượng chuyển nghĩa nhưng nó là cơ sở của nhiều biện pháp tu từ trong nhóm này.
I- So Sánh         
1- Khái niệm:
                    So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Ví dụ:
 Công cha như núi thái sơn
                  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. ( Ca dao )
 Cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí. Dù đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau nhưng hai loại so sánh này lại có sự khác nhau về chất. Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại. Nếu so sánh tu từ  nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các đối tượng đấy mà thôi.Ví dụ :
So sánh tu từ
So sánh luận lí
- Ðôi ta như cá ở đìa
Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung
-         Ðứt tay một chút chẳng đau
Xa nhau một chút như dao cắt lòng.
- Khôi đã cao bằng mẹ.
- Con hơn cha nhà có phúc.
- Nam học giỏi như Bắc.
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Bao giờ cũng công khai phô bày hai vế :
-         Vế so sánh
-         Vế được so sánh.
               Ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ  gồm có bốn yếu tố:
Vế so sánh
Cơ sở so sánh
Từ so sánh
Vế được so sánh
(1)
(2)
(3)
(4)
Gái có chồng
như
gông đeo cổ
Lòng ta vẫn
vững
như
kiềng ba chân
*A bao nhiêu B bấy nhiêu:
Qua đình ngả nón trông đình
               Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.  ( Ca dao)
* A là B :    
Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
                                                                         ( Một mùa đông -Lưu Trọng Lư)          
* A ( ẩn từ so sánh) B:                                   Tấc đất, tấc vàng  
2.2- Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm.
3- Chức năng :
            So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm.Biện pháp tu từ này được vận dụng rộng rãi trong nhiều phong cách khác nhau như :khẩu ngữ, chính luận, thông tấn, văn chương,...
II- Ẩn dụ tu từ :    
1- Khái niệm: Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng. Ví dụ:
 Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài
 Ai ngờ  giếng cạn tiếc hoài sợi dây.  
                                                        ( Ca dao )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Ẩn dụ tu từ chỉ phô bày một đối tượng- đối tượng dùng để biểu thị- còn đối tượng định nói đến- được biểu thị- thì dấu đi, ẩn đi, không phô ra như so sánh tu từ.
2.2- Nội dung:  Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ  (do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm), nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng. Những mối quan hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu tạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu...
3- Chức năng :  Ẩn dụ tu từ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức. Biện pháp tu từ này cũng được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt.
III- Nhân hoá :        
1- Khái niệm: Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoat động giữa người và đối tượng không phải là người. Ví dụ:
Những chị luá phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
                                                                       ( Trần Ðăng Khoa )              
2- Cấu tạo :
2.1- Hình thức:
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người. Ví dụ:
Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng đài lở lói rỉ rên than.
                                                                                    ( Chế Lan Viên)
+ Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện. Ví dụ:
Ðêm nằm than thở, thở than
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi?
                                                                                      ( Ca dao)                 
2.2- Nội dung:  Dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải là người và người.          
3- Chức năng:  Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm. Nhân hoá được dùng rộng rãi trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương.
      Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi,
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
                                                                                               ( Ca dao)  
IV- Hoán dụ :       
1- Khái niệm:   Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng.
 Ví dụ:
Aó chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay .
                                    ( Việt Bắc - Tố Hữu )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện ko phô ra. 
2.2- Nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận. Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ: 
- Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
- Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.   
- Quan hệ giữa cái chứa đựng và vật được chứa đựng ( cải dung).
- Quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc.
- Quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định ( cải số ).
- Quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người ( cải danh).
3- Chức năng
Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức. Biện pháp tu từ này được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt.  
V- Tượng trưng:       
1- Khái niệm : Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
                                                    ( Nguyễn Công Trứ )  
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Chỉ có một vế biểu hiện giống như ẩn dụ và hoán dụ tu từ.          
2.2- Nội dung: Ðược xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng tương đồng và logic khác quan.
* Tượng trưng ẩn dụ:
Chênh vênh thẳng đuột bách tùng
Với hàng lau cỏ đứng cùng được sau.
                                                                     ( Nguyễn Công Trứ)
*Tượng trưng hoán dụ:
Ðứng lên thân cỏ thân rơm
Búa liềm đâu sợ súng gươm bạo tàn.
                                                                                    (Tố Hữu)
3- Chức năng Tượng trưng chủ yếu có chức năng nhận thức và chủ yếu được dùng trong PCVC.
B. Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp
Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, nhờ cách sắp xếp từ ngữ theo những mối quan hệ kết hợp nhất định mà có được nội dung biểu hiện bổ sung. Sự đối lập giữa các hình thức kết hợp khác nhau nhằm cùng biểu hiện một thông báo cơ sở là nguyên nhân sinh ra các cách tạo hình, gợi cảm của những biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp.   
I- Ðiệp ngữ:
1-Khái niệm : Ðiệp ngữ  là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
 Ví dụ:    
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
                                                     ( Nguyễn Khuyến )
2-Hình thức   Có một số hình thức điệp như : điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng.
2.1- Ðiệp ngữ nối tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.
                                                       ( Chinh Phụ Ngâm- Ðặng Trần Côn)
2.2- Ðiệp ngữ cách quãng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
                                                              (Tây Tiến- Quang Dũng)
3-Chức năng:  Ðiệp ngữ vừa có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Biện pháp này được dùng rộng rãi trong các PCCN.  
 II- Phối hợp từ:          
1- Khái niệm: Phối hợp từ ( còn gọi là đồng nghĩa kép) là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích biểu hiện đầy đủ các phương diện khác nhau của cùng một đối tượng hoặc cùng một nội dung trình bày.
Ví dụ:  
Xoè bàn tay bấm đốt
Tính đã bốn năm ròng
Người ta bảo  ...  và ý nghĩa. 
c- Ðặc điểm :
1- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. 
2- Từ ngữ:- Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi hỏi khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình
- Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho nên khi cần thiết người ta phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ đến đề tài này.
- Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người ta coön chọn lọc và sử dụng các  đơn vị từ khẩu ngữ, bởi vì đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm
3- Cú pháp:
-Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.
- Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ.
          - Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét.
5- Phong cách hành chính :
a- Khái niệm :
       PC hành chính là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. 
          b- Chức năng và đặc trưng:
           1- Chức năng: PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở  giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng...Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. 
          2- Ðặc trưng: PC hành chính  có 3 đặc trưng:
          2.1- Tính chính xác- minh bạch: Văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu. Nếu hiểu không thống nhất sẽ dẫn đến việc thi hành các văn bản hành chính theo những cách khác nhau. Tính chính xác này đòi hỏi từ dấu chấm câu đến từ ngữ, câu văn và kết cấu của văn bản. Nói cách khác, quan hệ giữa hình thức và nội dung biểu đạt là  quan hệ 1-1. Ðặc trưng này đòi hỏi người tạo lập văn bản không được dùng các từ ngữ, các kiểu cấu trúc ngữ pháp mơ hồ. 
          2.2- Tính nghiêm túc- khách quan: Tính khách quan gắn với chuẩn mực luật pháp nhằm để diễn đạt tính chất xác nhận, khẳng định của những tài liệu này. Văn bản hành chính thuộc loại giấy tờ có quan hệ đến thể chế quốc gia , của xã hội có tổ chức cho nên sự diễn đạt ở đây phải luôn luôn thể hiện tính nghiêm túc. Các văn bản như : hiến pháp, luật, quyết định, thông tư,... mang tính chất khuôn phép cao cho nên không chấp nhận PC diễn đạt riêng của cá nhân. Ngay cả những văn bản hành chính mang tính cá nhân cũng phải đảm bảo đặc trưng này.
           2.3- Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định. Những khuôn mẫu này được gọi là thể thức văn bản hành chính. Thể thức đúng không những làm cho văn bản được sử dụng có hiệu quả trong hoạt động hiện hành của các cơ quan mà còn làm cho văn bản có giá trị bền vững về sau.         
c- Ðặc điểm:
          1- Ngữ âm: Khi phát âm ở phong cách này phải hướng tới chuẩn mực ngữ âm, phát âm phải rõ ràng, chính xác. Khác với các PC khác, khi tồn tại ở dạng nói,  PC hành chính không phải là sự trình  bày , diễn đạt theo văn bản đã viết hoặc soạn đề cương  mà là đọc lại.Nghĩa là chúng không chịu một sự biến đổi nào bên trong. Ngữ điệu đọc hoàn toàn bị phụ thuộc vào cấu trúc của nội dung văn bản. 
          2- Từ ngữ:
- Những từ ngữ xuất hiện nhiều ở PC này là lớp từ ngữ chuyên dùng trong các hoạt động của bộ máy nhà nước và các đoàn thể, còn được gọi là từ hành chính. Loại từ này tạo nên vẻ riêng nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính.
- Có khuynh hướng dùng những từ ngữ thật chính xác đứng về mặt nội dung và những từ ngữ trung hoà hoặc những từ ngữ trang trọng đứng về mặt sắc thái biểu cảm. Những từ ngữ này góp phần biểu thị tính chất thể chế nghiêm chỉnh của các giấy tờ và văn kiện hành chính.
- Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn. 
            3- Cú pháp: 
- Dùng câu tường thuật là chủ yếu, các kiểu câu cảm thán , nghi vấn không thích hợp với yêu cầu thông tin của phong cách này.
- Câu văn hành chính không chấp nhận sự mơ hồ. Tính thống nhất và chặt chẽ của các văn bản hành chính không cho phép sử dụng những câu trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần không rõ ràng khiến nội dung câu văn bị hiểu theo nhiều cách.
- Câu văn hành chính không cho phép sự sáng tạo về ngôn ngữ của cá nhân, những yếu tố cảm xúc của cá nhân. Do yêu cầu cao về sự thống nhất theo thể thức hành chính nên một số văn bản hành chính viết theo mẫu đã quy định thống nhất.
- Cú pháp của bất kỳ một quyết định hành chính nào cũng chỉ được trình  bày trong một câu. 
6- Phong cách văn chương :
          a- Khái niệm:
       PC văn chương ( còn gọi là PC nghệ thuật) là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp. 
          b- Chức năng và đặc trưng:
           1- Chức năng: PC ngôn ngữ văn chương có ba chức năng: thông báo, tác động, thẩm mĩ. Việc thực hiện chức năng của phong cách văn chương không bằng con đường trực tiếp như ở các PC khác mà bằng con đường gián tiếp thông qua hình tượng văn học.
          2- Ðặc trưng: PC văn chương có ba đặc trưng: 
          2.1- Tính cấu trúc: Mỗi tác phẩm văn chương là một cấu trúc. Các  thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm , hình tượng và các thành tố ngôn ngữ diễn đạt chúng không những phụ thuộc vào nhau mà còn phụ thuộc vào hệ thống nói chung. Trong tác phẩm văn chương, có khi chỉ cần bỏ đi một từ hay thay bằng một từ khác là đủ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan nhạc điệu của nó, xoá sạch mối quan hệ của nó với hoàn cảnh xung quanh. Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp phần mình vào các từ đồng đội khác. Tính cấu trúc là điều kiện của cái đẹp. Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm. Chính là trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ có thể thay đổi ý nghĩa: cũ kĩ hay mới mẻ, dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hước...[8,140] 
          2.2- Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học  Khi khảo sát, đánh giá ngôn ngữ văn chương phải xem xét ngôn ngữ ở đây đã góp phần xây dựng và thể hiện hình tượng văn học như thế nào. Khi giao tiếp ở phong cách khẩu ngữ, người ta có thể dùng những từ ngữ bóng bẩy, văn hoa, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhưng hiệu quả ở đây còn tuỳ thuộc vào người nói là ai, nói trong hoàn cảnh nào và vì mục đích gì. Giao tiếp ở phong cách này, người phát ngôn có vai trò quyết định:Miệng nhà quan có gang, có thép; Vai mang túi bạc kè kè. Nói ấm nói ớ, người nghe ầm ầm. Trong khi đó, ở phong cách văn chương, địa vị cao thấp, sang hèn của nhà văn nhà thơ không đóng vai trò quyết định nhiều. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người.        
Tính hình tượng trong phong cách văn chương thể hiện ở chỗ ngôn ngữ ở đây có khả năng truyền đạt sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ cũng có khả năng này nhưng nó không là điều bắt buộc. Trong văn chương, trái lại, đó là điều không thể thiếu. Ngôn ngữ văn chương phải làm sống dậy các động tác, vận động đầy ý nghĩa của sự vật trong những thời khắc nhất định.
Bất kỳ một phương tiện từ ngữ nào trong một văn cảnh nhất định đều có thể chuyển thành một từ ngữ nghệ thuật, nếu có thêm một nét nghĩa bổ sung nào đó.         
        2.3- Tính cá thể hoá: Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong tác phẩm văn chương. Dấïu ấn PC tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương. Sêkhôp nói: Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả. Lối nói riêng mà Sêkhôp gọi chính là PC tác giả. Xét về mặt ngôn ngữ, PC tác giả thể hiện ở hai dấu hiệu:
          - Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả; 
          - Sự sáng tạo ngôn ngữ của tác giả         
c- Ðặc điểm:
          1- Ngữ âm: Trong PCVC, những yếu tố ngữ âm như: âm, thanh, ngữ điệu, tiết tấu, âm điệu rất quan trọng. Có thể nói, tất cả những tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt đều được vận dụng một cách nghệ thuâtû để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ về mặt ngữ âm của người đọc, người nghe. Hầu như mọi biến thể của ngữ âm tiếng Việt đều được khai thác. 
          2- Từ ngữ:  Từ ngữ trong PCVC rất đa dạng, gồm cả từ phổ thông và từ địa phương, biệt ngữ; từ hiện đại và từ lịch sử, từ cổ; từ khiếm nhã và từ trang nhã. Từ trong sinh hoạt bình thường chiếm tỉ lệ cao, song vẫn xuất hiện đủ các lớp từ văn hoá, kể cả thuật ngữ khoa học. Nguyên nhân là tác phẩm văn chương có chức năng phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Nhờ sử dụng toàn bộ các phương tiện biểu hiện mà PCVC luôn luôn chuyển đổi, biến động, luôn luôn đa dạng mới mẻ trong cách phô diễn. 
          3- Cú pháp: PCVC sử dụng hầu như tất cả các kiểu cấu trúc câu. Song cấu trúc câu đơn vẫn chiếm tỉ lệ cao.
          PCVC thường sử dụng các loại câu mở rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ  và các  loại kết cấu tu từ  như đảo ngữ, sóng đôi cú pháp, câu chuyển đổi tình thái... Ví dụ:
-Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
                                          (Tràng giang- Huy Cận)
-Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?
Khi lòng ta đã hoá những con tàu,
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
                                                ( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
1. Má ghiền miến gà.
2. Nương khoái khoai nướng.
3. Bi khóai khoai bí.
4. Con cò lửa đứng trước cửa lò.
5. Đôi trò dắt chiếc đò trôi.
6. Con cá đối nằm trong cối đá.
7. Quán đãi toàn món quái đản.
8. Sáng ăn khoai mà cứ nói là khoái ăn sang!

Tài liệu đính kèm:

  • doccac bien phap tu tu.doc