Bộ đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8

Bộ đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8

Đề bài. I- Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng :

Câu 1 : Chủ đề của văn bản là gì ?

A- Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.

B- Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.

C- Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.

D- Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.

Câu 2 : Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào ?

A- Tất cả các yếu tố của văn bản.

C- Các ý lớn của văn bản.

D- Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản.

Câu 3 : Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở chỗ nào ?

A- Văn bản có đối tượng xác định

B- Văn bản có tính mạch lạc

C- Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.

D- Cả ba yếu tố trên.

Câu 4 : Với đề tài về môi trường, nếu yêu cầu em tạo một văn bản tự sự, em sẽ xác định chủ đề nào trong các chủ đề sau đây ?

A- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B- Bảo vệ môi trường chính là bảo về cuộc sống của chúng ta.

C- Hãy cứu lấy những đàn cá ven sông.

D- Tình bạn tốt là phải giúp nhau khi hoạn nạn

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11+ 12 : bài viết TLV số 1 – Lớp 8 : 
* Ma trận đề kiểm tra :
 Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tính thống nhất về chủ đề của VB
2
(0,5)
2
(0,5)
4
(1,0)
Bố cục của VB
1
(0,25)
1
(0,25)
2
(0,5)
Xây dựng đoạn trong VB
2
(0,5)
4
(1,0)
1
(2,0)
1
(5,0)
6
(1,5)
2
(7,0)
Tổng số
5
(1,25)
7
(1,75)
1
(2,0)
1
(5,0)
12
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài. I- Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng :
Câu 1 : Chủ đề của văn bản là gì ?
A- Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
B- Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
C- Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
D- Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
Câu 2 : Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào ?
A- Tất cả các yếu tố của văn bản. 
C- Các ý lớn của văn bản.
D- Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản.
Câu 3 : Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở chỗ nào ?
A- Văn bản có đối tượng xác định
B- Văn bản có tính mạch lạc
C- Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
D- Cả ba yếu tố trên.
Câu 4 : Với đề tài về môi trường, nếu yêu cầu em tạo một văn bản tự sự, em sẽ xác định chủ đề nào trong các chủ đề sau đây ?
A- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B- Bảo vệ môi trường chính là bảo về cuộc sống của chúng ta.
C- Hãy cứu lấy những đàn cá ven sông.
D- Tình bạn tốt là phải giúp nhau khi hoạn nạn
Câu 5 : Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào ?
A- Không gian C- Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận 
B- Thời gian D- Cả ba hình thức trên.
Câu 6 : Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ “ được sắp xếp theo trình tự nào ?
A- Không gian B- Thời gian 
C- Sự phát triển của sự việc. D- Cả ba hình thức trên
Câu 7 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
 Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu tính kịch. Đặc biệt, với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.
( Nguyến Hoành Khung )
a) Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
A- Quy nạp B- Diễn dịch 
C- Song hành D- Liệt kê.
b) Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào ?
A- Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng.
B- Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu tính kịch.
C- Đặc biệt, với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình.
D- Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.
c) Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào ?
A- Đầu đoạn B- Cuối đoạn
C- Giữa đoạn D- Cả đầu và cuối đoạn
d) Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn trên là gì ?
A- hoàn cảnh điển hình B- tính cách điển hình
C- thành tựu đặc sắc D- giàu tính kịch
e) Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề ?
A- Bổ sung ý nghĩa cho nhau 
B- Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
C- Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
D- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 8 : Theo em, các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào ?
A- Diễn dich B- Quy nạp
C- Song hành D- Bổ sung
E- Liệt kê F- Phối hợp các cách trên
II- Tự luận :
Câu 1 : Viết một đoạn văn triển khai câu chủ đề sau :
“ Ngày khai trường năm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên “
Câu 2 : Tình bạn là một đề tài phong phú trong cuộc sống. Hãy nói lên một điều sâu sắc nhất bằng một câu chuyện.
Đáp án :
I- Trắc nghiệm : 2,5 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7a
7b
7c
7d
7e
8
Đáp án
C
A
D
C
D
D
B
A
A
C
C
F
II- Tự luận :
Câu 1 (2 điểm )
HS triển khai được đoạn văn : đúng nội dung ( kỉ niệm đáng nhớ trong một dịp khai trường trước đây ) : 1 điểm
Hình thức, chính tả, ngữ pháp : 1 điểm
Câu 2 : 
HS viết bài, đảm bảo nội dung : 3 điểm.
- Với đề tài này, có thể có rất nhiều điều sâu sắc ( chủ đề ). Nói chung nên tìm những chủ đề có tính gay cấn, đòi hỏi đôi bạn thông qua đấu tranh tư tưởng với bản thân và với nhau để giữ được tình bạn tốt đẹp. Ví dụ :
+ Tình bạn tốt là phải giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn về vật chất và cả về tinh thần.
+ Trung thực, thành thật với bạn là yếu tố quan trọng để có tình bạn lâu bền
+ Bảo vệ bạn phải chăng là che giấu khuyết điểm của bạn ?
+ Quý trọng tình bạn, nhưng không để tình bạn mâu thuẫn với tính tập thể.
Bài viết sáng tạo : 1 điểm.
Bố cục, chính tả, ngữ phápđảm bảo : 1 điểm
35+36
Viết bài tập làm văn số 2:
* Ma trận đề kiểm tra :
Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Liên kết đoạn trong VB
2
(0,5)
câu 1,2
1
(0,5)
Câu 10
3
(1,0)
Tóm tắt Vb tự sự
1
(0,25)
Câu 3
1
(0,5)
Câu 9
2
(0,75)
Văn tự sự kết hợp với miêu tả và b/c
2
(0,5)
Câu 5,6
3
(0,75)
Câu 4,7,8,
1
(2,0)
1
(5,0)
5
(1,25)
2
(7,0)
Tổng số
5
(1,25)
5
(1,75)
1
(2,0)
1
(5,0)
10
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài:Phần I-Trắc nghiệm:(3 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 1- Các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản là :
A- Từ nối, đoạn văn B- Từ nối, câu nối
C- Câu nối, đoạn văn D- Lí lẽ, dẫn chứng
Câu 2- Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ?
A- Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
B- Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau.
C- Làm cho hình thức của văn bản được cân đối.
D- Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3- Tóm tắt văn bản tự sự là :
A- Dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn.
B- Dùng lời văn của mình kể về các nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
C- Dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật trong văn bản một cách ngắn gọn
D- Dùng lời văn của mình giới thiệu nội dung chính của văn bản một cách ngắn gọn
Câu 4- Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự ?
A- Thánh Gióng. B- Lão Hạc. C- ý nghĩa văn chương. D- Thạch Sanh
Câu 5- Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ?
A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D- Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
Câu 6- Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?
A- Giúp người viết thể hiện thái độ của mình đối với sự việc được kể.
B- Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc sự việc được kể.
C- Giúp người viết hiểu một cách toàn diện sự việc được kể.
D- Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.
Câu 7- Câu nào sau đây không chứa yếu tố miêu tả ?
A- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
B- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
C- Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D- Lão hu hu khóc.
Câu 8- Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là gì ?
A- Là những cảm xúc của người viết.
B- Là diễn biến nội tâm của các nhân vật.
C- Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.
D- Là những suy nghĩ của nhân vật.
Câu 9-Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí:
a) Xác định nội dung chính cần tóm tắt : Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
b) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
c) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
d) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A- a-b-c-d B- d-c-b-a
C- c-a-b-d D- c-b-a-d
Câu 10:Chọn từ thích hợp làm phương tiện liên kết điền vào chỗ trống trong hai đoạn văn sau:
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
, những vấn đề Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A- Tuy nhiên. B- Hơn nữa. C- Vì vậy. D- Mặt khác.
Phần II- Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1 : (2 điểm )Trong dàn ý đề văn : Cây tre tự kể chuyện mình, có hai ý sau :
- ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau.
- Tre gắn bó với cuộc sống con người.
Hãy phát triển mỗi ý thành một đoạn văn tự sự, giữa hai đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
Câu 2 : ( 5 điểm ) Một việc làm đáng phê phán trong giao thông công cộng.
* Đáp án : Phần trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, riêng câu 9,10 mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
C
D
A
D
C
C
C
Phần tự luận: Câu1 ( 2 điểm )
- Yêu cầu : HS viết đúng đoạn văn về nội dung ( Đoạn diễn dịch, quy nạp) nhng phải có câu chủ đề; về hình thức; phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Câu 2 ( 5 điểm )
- Việc làm đáng phê phán trong đề tài này rất nhiều ( đua xe, vợt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn đường sắt) HS nên chọn hiện tượng nào em biết rõ, khiến em nảy sinh phản ứng rõ rệt
- Người kể là HS nếu xuất hiện ở ngôi thứ ba thì không cần xuất hiện, khi kể có thể gọi kẻ vi phạm là hắn, y, anh ta;các nhân vật khác có thể lấy nghề nghiệp, đặc điểm bên ngoài gọi thay tên (chú công an, bác cắt tóc)
- Nên kể theo thứ tự tự nhiên .Ví dụ :
+ Khoảng 7giờ 30, ở một ngã tư đông người ( kết hợp tả cảnh)
+ Công an giao thông rất vất vả ( tả hoạt động, thái độ nhân vật)
+ Bỗng một xe máy bất chấp đèn đỏ cứ phóng vụt qua ( tả người điều khiển, hình ảnh chiếc xe lao nhanh)
+ Thái độ của mọi người ( kể, tả, kết hợp nêu cảm nghĩ của em)
Gv tuỳ theo khả năng viết bài, sự sáng tạo của HS để cho điểm
Viết đúng về hình thức : 3 phần : 1 điểm Nội dung : 4 điểm.
Tiết 41 :
* Ma trận đề kiểm tra :
 Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện kí VNam
2
(0,5)
2
(0,5)
4
(1,0)
VH nước ngoài
1
(0,25)
1
(0,25)
2
(0,5)
Văn bản nhật dụng
2
(0,5)
4
(1,0)
1
(2,0)
1
(5,0)
6
(1,5)
2
(7,0)
Tổng số
5
(1,25)
7
(1,75)
1
(2,0)
1
(5,0)
12
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài:Phần I-Trắc nghiệm (3 điểm )
Câu 1 : Giá trị của các văn bản : “Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc” là :
A- Giá trị hiện thực B- Giá trị nhân đạo
C- Cả A,B đều đúng. D- Cả A,B đều sai.
Câu 2 : Nhận định sau đay ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào ?
“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất ... làm gì ?
A- Đánh dấu những từ ngữ được hiểu với nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
B- Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí dẫn trong câu văn.
C- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
D- Cả A,B đều đúng.
Câu 4 : Từ in đậm trong hai câu thơ sau thuộc loại từ :
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan- Qua đèo Ngang )
A- Tượng thanh . B- Tượng hình. C- Tình thái từ. D- Trợ từ.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu), chủ đề học tập, có sử dụng biện pháp nói quá. Gạch chân biện pháp ấy.
Câu 6 : Chuyển các câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ :
a) Trời mưa. Đường trơn.
b) Hôm qua, trời gió mưa to. Em vẫn đến trường. 
c) Em học tập tốt. Cha mẹ vui lòng.
Đáp án : Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1a
1b
3a
3b
4
Đáp án
B
A
B
D
B
Câu 2 (2,5 điểm ): Nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
Câu 5: (4 điểm) HS viết đoạn văn đúng nội dung, chủ đề, hình thức, có sử dung biện pháp nói quá và gạch chân.
Câu 6 : (1,5 điểm ) HS chuyển đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Tiết 87 – 88 
Viết bài tập làm văn số 5 
* Ma trận đề :
 Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đoạn văn trong VB t/minh
2 (0,5)
C1,C2
2 (0,5)
T/m về một phương pháp (cách làm )
1 (3,0)
C6
1 (3,0)
T/m về một danh lam thắng cảnh.
1 (0,25)
C3
4 (1,0)
C4a,b,c,d
1 (1,0)
C5
1 (4,25)
C7
5 (1,25)
2 (5,25)
Tổng số
3 (0,75)
4 (1,0)
1 (1,0)
2 (7,25)
7 (1,75)
3 (8,25)
* Đề bài :
I- Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
1- ý nào nói đúng nhất về khái niệm đoạn văn trong văn bản ?
A- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản .
B- Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng đấ chấm xuống dòng.
C-Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
D- Cả ba ý trên đều đúng.
2- Dòng nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn ?
A- Không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
B- Có mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau.
C- Có mối quan hệ ràng buộc về hình thức
D- Cả A,B,C đều sai.
3- Dòng nào nói đúng nhất về yêu cầu của lời văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ?
A- Có tính chính xác và biểu cảm. B- Có tính hình tượng
C- Có nhịp điệu và giàu cảm xúc. D- Có tính hàm súc.
4- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
“ Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chăm-pa ( bị sập năm 1969 do bom Mĩ ). Theo tài liệu đo vẽ của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24m, thân vuông 10 x 10m, có hai cửa hướng đông và hướng tây.
 Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa đi chính còn có các cửa giả với các vòm cuốn được tạo hình đặc sắc.
 Bộ mái cũng được tạo hình gồm ba cấp thu nhỏ dần phía trên và kết thúc bằng chóp có trang trí hình cánh sen chạm khắc trên sa thạch.
 Trang trí ở đế tháp hình hình học và các lá sen cùng với hình người và động vật (voi, chim thần Ga-ru-da)
 Toàn bộ tháp có dáng vẻ đồ sộ nhưng thanh thoát, chạm khắc rất tinh tế, là một tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng nghệ thuật kiến trúc Chăm-pa.”
( Tháp cổ Chăm-pa ) 
a) Dòng nào nói đúng nhất nội dung của văn bản trên ?
A- Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện lịch sử.
B- Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kinh tế
C- Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kiến trúc.
D- Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện văn hoá.
b) Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần ?
A- Hai phần. B- Ba phần. C- Không rõ ràng. D- Cả ba ý trên đều sai
c) Dòng nào nói đúng nhất góc độ quan sát tháp cổ của người viết ?
A- Đứng ở bên ngoài nhìn vào. B- Đứng ở bên trong nhìn ra.
C- Đứng ở bên trên đỉnh tháp nhìn xuống. D- Đứng ở rất xa nhìn lại.
d) Để viết được văn bản này, người viết cần có kiến thức về tháp cổ Chăm-pa ở những phương diện nào ?
A- Phương diện lịch sử. B- Phương diện kiến trúc.
C- Phương diện xã hội. D- Cả ba ý trên đều đúng.
5- Sắp xếp các câu văn sau theo trình tự hợp lí để hình thành đoạn văn giới thiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong.
a) Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài cùng nhiều hành lang phụ.
b) Từ buồng thứ tư trở đi, vòm hang đã cao tới 25-40m.
c) ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m.
d) Đến buồng thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đi đến các hang to ở sâu phía trong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị cần thiết đặt chân tới.
II- Tự luận:
6- Thuyết minh về một món canh mùa hè thường ngày ở gia đình em.
7- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương em.
 * Đáp án : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4a
4b
4c
4d
Đáp án
D
B
A
C
C
B
D
Câu 5 : 1 điểm : sắp xếp đúng :
a -> c -> b -> d
Câu 6 : 3 điểm : Thuyết minh được một món canh mùa hè thường ngày của gia đình.
Câu 7 : 4,25 điểm : Thuyết minh được một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở địa phương (VD : chùa Hương Nghiêm, đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu, chùa Vồm, Sầm Sơn, cầu Hàm Rồng)
Trường THCS Thiệu Đô Bài viết Tập làm văn.
Họ và tên :.. Thời gian : 90 phút.
Lớp :
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài : Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 : Mục đích của thể chiếu là :
A- Giãi bày tình cảm của người viết. B- Kêu gọi mọi người hăng hái chiến đấu diệt thù.
C- Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. D- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 2 : Chức năng của thể hịch là :
A- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. B- Công bố kết quả một sự nghiệp
C- Trình bày một ý kiến, đề nghị với nhà vua.
D- Cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 3 : Chức năng của thể cáo là :
A- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B- Trình bày một chủ trương hay công bố một việc lớn.
C- Kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. 
D- Tâu vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.
Câu 4 : Luận điểm trong bài văn nghị luận là :
A- Những chứng cứ đưa ra để khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.
B- ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
C- Sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng, lí lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
D- Cả A, B, C đều sai.
Câu 5 : “ Chiếu dời đô”,” Nước Đại Việt ta”,” Hịch tướng sĩ” giống nhau ở chỗ :
A- Được viết theo thể văn nghị luận. B- Được viết bằng văn biền ngẫu.
C- Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. D- Gồm ý A và B.
Câu 6 : Nội dung ba văn bản trên đều :
A- Thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước vững bền.
B- Thể hiện ý thức , tình yêu, niềm tự hào dân tộc. C- Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
D- Thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
 Câu 7 : Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
A- Nhân nghĩa. B- Độc lập. C- Xem xét. D- Tiêu vong. 
Câu 8 : Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì ?
A- Nét mặt. B- Điệu bộ. C- Cử chỉ. D-Ngôn từ.
Câu 9 : Nối các hành động nói ở cột A với các mục đích nói tương ứng ở cột B cho phù hợp :
 A
 B
1- Hành động điều khiển
a- Người nói kể, tả, thông báo, nhận định những điều mình cho là đúng.
2- Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b- Người nói tự ràng buộc mình vào các hành động cụ thể như làm hợp đồng, cam đoan làm một việc gì đó.
3- Hành động trình bày.
c- Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó.
4- Hành động hứa hẹn.
d- Người nói bày tỏ thái độ ngợi ca, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ
Phần tự luận : 
Câu 10 : Suy nghĩ của em về việc đọc sách.
Trường THCS Thiệu Đô Kiểm tra Văn.
Họ và tên :.. Thời gian : 45 phút.
Lớp :
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài : Phần trắc nghiệm
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1 : Mục đích của thể chiếu là :
A- Giãi bày tình cảm của người viết. B- Kêu gọi mọi người hăng hái chiến đấu diệt thù.
C- Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. D- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 2 : Chức năng của thể hịch là :
A- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
B- Công bố kết quả một sự nghiệp
C- Trình bày một ý kiến, đề nghị với nhà vua.
D- Cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 3 : Chức năng của thể cáo là :
A- Ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B- Trình bày một chủ trương hay công bố một việc lớn.
C- Kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
D- Tâu vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.
Câu 4 : “ Chiếu dời đô”,” Nước Đại Việt ta”,” Hịch tướng sĩ” giống nhau ở chỗ :
A- Được viết theo thể văn nghị luận. B- Được viết bằng văn biền ngẫu.
C- Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. D- Gồm ý A và B.
Câu 5 : Nội dung ba văn bản trên đều :
A- Thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước vững bền.
B- Thể hiện ý thức , tình yêu, niềm tự hào dân tộc.
C- Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
D- Thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
Câu 6 : Điền tên tác giả vào cột B cho phù hợp :
 A
 B
Hịch tướng sĩ
Nước Đại Việt ta
Bàn luận về phép học
Chiếu dời đô
Thuế máu
Đi bộ ngao du
Câu 7 : Nội dung chủ yếu của Bản án chế độ thực dân Pháp là gì ?
A- Tố cáo những tội ác của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực.
B- Thể hiện tình cảnh khốn khổ của người dân thuộc địa.
C- Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập.
D- Cả A,B,C đều đúng.
Phần tự luận : 
Câu 8 : Viết đoạn văn triển khai luận điểm : Đọc sách giúp ta thông cảm với con người.
Câu 9 : Bài thơ Quê hương đã vẽ nên một bức tranh quê hương mang vẻ đẹp trong sáng, khoẻ khoắn, đầy gợi cảm. Viết đoạn văn trình bày luận điểm trên.
Trường THCS Thiệu Đô Bài viết Tập làm văn.
Họ và tên :.. Thời gian : 90 phút.
Lớp :
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài : Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1-Nhận xét về tác phẩm Lão Hạc có 4 ý kiến sau đây, theo em ý kiến nào đúng?
Truyện thể hiện lòng thông cảm sâu sắc của Nam Cao đối với người nông dân nghèo.
Truyện thể hiện sự quý trọng của Nam Cao đối với người nông dân.
Truyện thể hiện sự bất bình của Nam Cao đối với XH cũ.
Cả A, B, C.
2-Hãy đánh dấu vào tên tác giả không thuộc văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Phan Bội Châu
Nguyễn Du
Hồ Xuân Hương
Tản Đà
Phan Chu Trinh
Nguyễn Khuyến.
3-Các câu sau mắc lỗi gì ? Chữa lại cho đúng ?
Con người ở đây không những khổ mà còn rất đẹp.
Người tàn tật là người mù.
Nhà giáo là 1 nghề cao quý trong những nghề cao quý.
Sinh viên là những người đang theo học ĐH sư phạm.
Phần tự luận
4-Hãy viết đoạn văn để triển khai cho câu chủ đề sau ( 4-5 câu )
Qua nhân vật Lão Hạc, ta thấy nhà văn Nam Cao rất tin ở con người.
5-Nghị luận về vấn đề nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de van 8 ma tran dap an.doc