Bộ đề kiểm tra 15 phút, 45 phút môn Ngữ văn 9

Bộ đề kiểm tra 15 phút, 45 phút môn Ngữ văn 9

Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc lại đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trích Ngữ văn 8, tập II)

a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?

b/ Văn bản ấy được viết theo thể văn gì ? Trình bày hiểu biết của em về thể văn đó.

c/ Tác phẩm này ra đời trong thời điểm nào ?

e/ Nếu chỉ viết: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” thì câu văn sẽ mắc lỗi ngữ pháp gì ?

d/ Nêu nội dung chính của đoạn văn trích dẫn ở trên.

 

doc 61 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra 15 phút, 45 phút môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du Đề kiểm tra chất lượng đầu năm 
 Tổ Xã Hội – Nhóm Văn 9 Thời gian : 45 phút 
 ******* 
Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc lại đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trích Ngữ văn 8, tập II)
a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?
b/ Văn bản ấy được viết theo thể văn gì ? Trình bày hiểu biết của em về thể văn đó. 
c/ Tác phẩm này ra đời trong thời điểm nào ?
e/ Nếu chỉ viết: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” thì câu văn sẽ mắc lỗi ngữ pháp gì ?
d/ Nêu nội dung chính của đoạn văn trích dẫn ở trên.
Câu 2: 
 a/ Chép lại những câu viết dưới đây sau khi đã sửa hết lỗi chính tả, ngữ pháp:
 Mặc dù phải chịu đựng một hoàn cảnh khắc ngiệt như vậy. Bằng tâm hồn nghệ sĩ bay bổng của tác giả vẫn đem đến cho người và trăng một cuộc hội ngộ kì thú, súc động.
b/ Hãy viết một đoạn văn được mở đầu bằng những câu em vừa chữa, phần thân đoạn gồm khoảng 10 câu, kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Trường THCS Nguyễn Du Đề kiểm tra chất lượng đầu năm 
 Tổ Xã Hội – Nhóm Văn 9 Thời gian : 45 phút 
 ******* 
Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc lại đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trích Ngữ văn 8, tập II)
a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?
b/ Văn bản ấy được viết theo thể văn gì ? Trình bày hiểu biết của em về thể văn đó. 
c/ Tác phẩm này ra đời trong thời điểm nào ?
e/ Nếu chỉ viết: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” thì câu văn sẽ mắc lỗi ngữ pháp gì ?
d/ Nêu nội dung chính của đoạn văn trích dẫn ở trên.
Câu 2: 
a/ Chép lại những câu viết dưới đây sau khi đã sửa hết lỗi chính tả, ngữ pháp:
 Mặc dù phải chịu đựng một hoàn cảnh khắc ngiệt như vậy. Bằng tâm hồn nghệ sĩ bay bổng của tác giả vẫn đem đến cho người và trăng một cuộc hội ngộ kì thú, súc động.
b/ Hãy viết một đoạn văn được mở đầu bằng những câu em vừa chữa, phần thân đoạn gồm khoảng 10 câu, kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Trường THCS Nguyễn Du
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9
Kiểm tra tập làm văn - tiết 14 +15
Bài viết số 1 (Làm tại lớp)
Đề bài: 
 Đề 1: Một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.
 Đề 2: Thuyết minh về một loài cây (hoặc một loài vật) quen thuộc ở quê em.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra kĩ năng làm một bài văn thuyết minh qua các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết thành bài bằng lời văn của mình.
- HS biết thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một thắng cảnh ở quê mình (với đề 1) ; thuyết minh về một loại cây hoặc một con vật quen thuộc (với đề 2), thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II. Yêu cầu: 
1. Về nội dung: 
- HS viết được một bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
- Chọn đối tượng thuyết minh đúng yêu cầu, thuyết minh được những nét đặc sắc của đối tượng.
2. Về hình thức: 
- Có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 
- Diễn đạt đúng, rõ ràng, mạch lạc; Các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi về chính tả, đặt câu, từ
III. Biểu điểm: 
- Điểm 9,10: Đạt đủ các yêu cầu trên, diễn đạt hay, hầu như không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ
- Điểm 7,8: Đầy đủ các yêu cầu về nội dung, có một số sai sót về hình thức như: diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, lời thuyết minh chưa thật hấp dẫn.
- Điểm 5,6: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng phần thuyết minh còn thiếu chi tiết, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 3,4: Còn thiếu sót nhiều cả về nội dung và hình thức. Vẫn hình thành được bố cục ba phần.
- Điểm 1,2: Không đạt được những yêu cầu của điểm 3,4.
Trường THCS Nguyễn Du 
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9
Kiểm tra Văn 15 phút (Đề 1)
I. Trắc nghiệm
1. Nối phương châm hội thoại với nội dung của phương châm ấy một cách thích hợp:
1
Phương châm về lượng
a
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
2
Phương châm lịch sự
b
Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
3
Phương châm cách thức
c
Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
4
Phương châm quan hệ
d
Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
5
Phương châm về chất
e
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
a/ Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?
 A. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài B. Tạo từ ngữ mới
 C. Mượn các điển cố Hán học D. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
b/ Trong câu thơ: 
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng 
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa chuyển B. Nghĩa gốc.
c/ Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào ? 
 A. Gián tiếp B. Trực tiếp
II. Tự luận : 
Cho câu chủ đề sau, phát triển thành một đoạn văn từ 8 đến 10 câu:
 “Những ngày Trương Sinh đi lính, ở nhà Vũ Nương đã trọn đạo làm con, làm vợ, làm mẹ.”
Trường THCS Nguyễn Du 
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9
Kiểm tra Văn 15 phút (Đề 2)
I. Trắc nghiệm
1. Nối phương châm hội thoại với nội dung của phương châm ấy một cách thích hợp:
1
Phương châm về chất
a
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
2
Phương châm quan hệ
b
Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
3
Phương châm cách thức
c
Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
4
Phương châm lịch sự
d
Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
5
Phương châm về lượng
e
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
a/ Trong câu thơ: 
 Cỏ non xanh rợn chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Từ hoa trong bông hoa được dùng theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa chuyển B. Nghĩa gốc.
b/ Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?
 A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ B. Tạo từ ngữ mới
 C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài D. Mượn các điển cố Hán học 
c/ Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào ? 
 A. Trực tiếp B. Gián tiếp 
II. Tự luận : 
Cho câu chủ đề sau, phát triển thành một đoạn văn từ 8 đến 10 câu:
 “Lúc Trương Sinh đi lính trở về cũng là lúc Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất tày trời.”
Kiểm tra Văn 15 phút (Đề 1)
I. Trắc nghiệm
1. Nối phương châm hội thoại với nội dung của phương châm ấy một cách thích hợp:
1
Phương châm về lượng
a
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
2
Phương châm lịch sự
b
Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
3
Phương châm cách thức
c
Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
4
Phương châm quan hệ
d
Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
5
Phương châm về chất
e
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
a/ Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?
 A. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài B. Tạo từ ngữ mới
 C. Mượn các điển cố Hán học D. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
b/ Trong câu thơ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa chuyển B. Nghĩa gốc.
c/ Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào ? A. Gián tiếp B. Trực tiếp
II. Tự luận : Cho câu chủ đề sau, phát triển thành một đoạn văn từ 8 đến 10 câu:
 “Những ngày Trương Sinh đi lính, ở nhà Vũ Nương đã trọn đạo làm con, làm vợ, làm mẹ.”
Kiểm tra Văn 15 phút (Đề 2)
I. Trắc nghiệm
1. Nối phương châm hội thoại với nội dung của phương châm ấy một cách thích hợp:
1
Phương châm về chất
a
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
2
Phương châm quan hệ
b
Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
3
Phương châm cách thức
c
Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
4
Phương châm lịch sự
d
Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
5
Phương châm về lượng
e
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
a/ Trong câu thơ: Cỏ non xanh rợn chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) 
Từ hoa trong bông hoa được dùng theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa chuyển B. Nghĩa gốc.
b/ Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?
 A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ B. Tạo từ ngữ mới
 C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài D. Mượn các điển cố Hán học 
c/ Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào ? A. Trực tiếp B. Gián tiếp 
II. Tự luận : Cho câu chủ đề sau, phát triển thành một đoạn văn từ 8 đến 10 câu:
 “Lúc Trương Sinh đi lính trở về cũng là lúc Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất tày trời.”
Trường THCS Nguyễn Du 
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9
Đáp án bài Kiểm tra Văn 15 phút
Đề 1: 
I. Trắc nghiệm Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1. Nối phương châm hội thoại với nội dung của phương châm ấy một cách thích hợp:
1 - C ; 2 – B ; 3 – A ; 4 – E ; 5 – D
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
a/ C b/ A c/ A
II. Tự luận : 8 điểm
Đoạn văn cần làm rõ các ý:
Vũ Nương đã trọn đạo làm con: Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, khi bà mất nàng đã lo ma chay ... u 1: (3 điểm) 
a. Giải thích từ “dềnh dàng”: chậm chạp thong thả (0,5 điểm), “vội vã”: Trạng thái gấp gáp, khẩn trương (0,5 điểm).
b. Em hãy chỉ ra sự độc đáo của tác giả khi viết: “Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu.”: Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị bằng hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Sự giao mùa được hình tượng hoá gợi tả, gợi cảm. (2 điểm)
Câu 2: (7 điểm) Cho câu thơ: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”
a. Câu thơ trên thuộc tác phẩm Nói với con, của Y Phương. (0,5 điểm)
b. Chép chính xác 8 câu nối tiếp câu thơ trên. (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn: (5 điểm)
Về nội dung: Làm rõ được những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi: Sống hồn nhiên, mộc mạc ; gắn bó thuỷ chung với quê hương còn nhiều gian khó; có ý chí, tự tin, bằng sức lao động của mình đã xây dựng nên quê hương, xây dựng những phong tục tập quán tốt đẹp.
Về hình thức: Hình thành được đoạn văn theo số câu đã định, không viết quá dài hoặc quá ngắn. Các câu văn liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. Không mắc lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Có câu văn chứa thành phần tình thái – gạch chân
rường THCS Nguyễn Du
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9
Nội dung ôn tập học kì II –Ngữ văn 9
Năm học 2007 - 2008
Phần I: Phần Đọc – hiểu văn bản
1.Nội dung:
Văn nghị luận: - Tiếng nói của văn nghệ - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 
 - Bàn về đọc sách - Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Truyện hiện đại: - Bến quê - Những ngôi sao xa xôi - Bố của Xi-mông - Con chó Bấc
Thơ hiện đại: - Con cò - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác
 - Sang thu - Nói với con - Mây và sóng
Kịch hiện đại: - Bắc Sơn - Tôi và chúng ta
 2. Yêu cầu: Nắm được một số yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức sau:
Văn bản ấy là của ai, ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về cái gì, về chuyện gì, về ai và có những nhân vật nào ? Nội dung chính mà văn bản muốn làm nổi bật là gì ? Ca ngợi hay phê phán điều gì ?
Trong văn bản đó, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính ? Các yếu tố nghệ thuật nổi bật nào đã giúp tác giả thể hiện thành công nội dung tư tưởng của văn bản ?
Kết hợp vận dụng các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt như: từ loại, câu, các biện pháp tu từ, các dấu câu... để nhận diện và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố đó ở những tác phẩm đã được học trong phần Văn.
Tìm những câu, đoạn thơ, văn hay ở các văn bản, chép lại, học thuộc và tập nhận diện, phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố nghệ thuật ngôn từ trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Phần II. Phần Tiếng Việt
1. Nội dung:
Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý
Ôn tập phần Tiếng Việt trong Ngữ văn 9; Tổng kết về ngữ pháp trong cả cấp THCS.
 2. Yêu cầu: 
Nhận diện được các thành phần câu, các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn, các câu có hàm ý và hàm ý của câu trong 
Thực hành vận dụng các nội dung đã học trong khi viết bài tập làm văn.
Phần III. Phần Tập làm văn:
 1. Nội dung:
Ôn tập về văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) 
Ôn tập về văn nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ)
 2. Yêu cầu:
 - Biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc tạo lập văn bản.
Trường thcs Nguyễn du 
 Tổ Xã hội – Nhóm Văn 9 
Kiểm tra tập làm văn 
 Bài viết số 7
 Đề bài: (Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau)
 Đề 1: Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để làm rõ những cảm xúc say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất nước và ước nguyện cao đẹp của nhà thơ khi muốn dược làm “một mùa xuân nho nhỏ”.
 I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra kĩ năng làm một bài văn nghị luận về một bài thơ đã học qua các bước: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài bằng lời văn của mình.
- HS biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của mình về một bài thơ với những đặc điểm nổi bật nhất, thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II. Yêu cầu: 
1. Về nội dung: 
Đề 1: - Giới thiệu về tác phẩm, về tác giả và nhận xét khái quát về nội dung bài thơ
Trình bày cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường; giọng thơ văn xuôi và tác dụng của nó trong thể hiện ý thơ.
Cảm nhận về những người chiến sĩ lái xe: cảm giác của các anh khi ngồi trong buồng lái của xe không kính, tư thế, tâm hồn, thái độ, ...
Phân tích sức mạnh nào đã làm nên tinh thần ấy.
Đề 2: - Giới thiệu về tác phẩm, về tác giả và nhận xét khái quát về nội dung bài thơ
Phân tích cảm hứng xuân tràn đầy trên các khổ thơ: Sắc xuân tràn ngập không gian, đất trời, âm thanh xuân rộn rã, sắc xuân, sức xuân cũng tràn ngập trong mỗi con người, trên đất nước và trong tâm hồn nhà thơ...
Cảm nhận, suy nghĩ về ước nguyện muốn được làm “một mùa xuân nho nhỏ” của tác giả: đây là một sáng tạo độc đáo, thể hiện một lẽ sống cao đẹp...
2. Về hình thức: 
- Có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 
- Diễn đạt đúng, rõ ràng, mạch lạc; Các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi về chính tả, đặt câu, từ
III. Biểu điểm: 
- Điểm 9,10: Đạt đủ các yêu cầu trên, diễn đạt hay, hầu như không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ
- Điểm 7,8: Đầy đủ các yêu cầu về nội dung, có một số sai sót về hình thức như: diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, lời kể chưa thật hấp dẫn.
- Điểm 5,6: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời kể còn vụng, thiếu chi tiết, thiếu yếu tố miêu tả, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 3,4: Còn thiếu sót nhiều cả về nội dung và hình thức. Vẫn hình thành được bố cục ba phần.
- Điểm 1,2: Không đạt được những yêu cầu của điểm 3,4.
Trường THCS Nguyễn Du Giáo án ngữ văn 9
G/V: Đỗ Thanh Mai Tuần : 26 Tiết: 130
Tiết 130: TRả BàI TậP LàM VĂN Số 7
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nắm vững cách viết một bài văn nghị luận về một bài thơ (Đoạn thơ) đã học, hiểu rõ yêu cầu của đề bài để từ đó đối chiếu, nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình.
- Học hỏi được những bài văn hay, rút kinh nghiệm từ những bài có lỗi và bài của mình để bài viết sau tốt hơn
B. Tiến trình lên lớp
	 Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu yêu cầu của đề
* GV : Chép đề bài lên bảng :
(Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau)
Đề 1: Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để làm rõ những cảm xúc say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất nước và ước nguyện cao đẹp của nhà thơ khi muốn dược làm “một mùa xuân nho nhỏ”.
* GV cho học sinh nhắc lại yêu cầu của đề, các ý cần tập trung thể hiện :
 (Theo đáp án chấm bài)
	Hoạt động 2 : Xác định dàn ý – biểu điểm
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại ý cơ bản của dàn ý ( 3 phần, nội dung chính và các ý chính mỗi phần)
- Xác định cách dùng từ ngữ, kiểu câu viết từng ý, từng đoạn phù hợp với nội dung.
Đề 1:
A. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
 - Nhận xét khái quát về nội dung bài thơ
B. Thân bài: (8 điểm)
1. Suy nghĩ của em về hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường; giọng thơ văn xuôi và tác dụng của nó trong thể hiện ý thơ.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh rất thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi.
Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực, rất “lính”
Những chiếc xe ngoan cường vẫn tiến lên phía trước mặc cho càng lúc càng bị biến dạng, thương tích.
2. Cảm nhận về những người chiến sĩ lái xe: cảm giác của các anh khi ngồi trong buồng lái của xe không kính, tư thế, tâm hồn, thái độ, ...
 3. Phân tích sức mạnh nào đã làm nên tinh thần ấy:
Tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, cao đẹp.
Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt.
C. Kết bài: (1 điểm)
 - Nhận xét chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Đề 2:
A. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
 - Nhận xét khái quát về nội dung bài thơ
B. Thân bài: (8 điểm)
Phân tích cảm hứng xuân tràn đầy trên các khổ thơ: 
Sắc xuân tràn ngập không gian, đất trời, âm thanh xuân rộn rã.
Sắc xuân, sức xuân cũng tràn ngập trong mỗi con người
Sắc xuân, sức xuân cũng tràn ngập trên đất nước
2. Cảm nhận, suy nghĩ về ước nguyện muốn được làm “một mùa xuân nho nhỏ” của tác giả: đây là một sáng tạo độc đáo, thể hiện một lẽ sống cao đẹp...
C. Kết bài: (1 điểm)
- Nhận xét chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Hoạt động 3 : Nhận xét tình hình bài làm học sinh
* Ưu điểm : 
- Bước đầu đã biết rrình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về bài thơ, biết căn cứ vào văn bản, vào những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, về mạch cảm xúc trong bài thơ, nghệ thuật thể hiện của tác giả, từ đó mà phát hiện, khái quát.
- Một số bài đã có biết cách xây dựng mạch nghị luận khá rõ ràng. Bước đầu đã có sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài thơ
- Nhiều bài viết đã có bố cục khá hoàn chỉnh với ba phần: MB, TB, KB.
- Một số ít bài có lối diễn đạt khá rõ ràng, mạch lạc. Các câu văn đã có sự liên kết, ít mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
VD: Bài của Tạ Trang, Ngọc Thuý, Thu Thuỷ, Quỳnh Nhi.
* Nhược điểm:
- Một số bài nội dung còn sơ sài, phân tích qua loa, đại khái.
VD : Bài của Mạnh Tiến, Đức Quan, Mạnh Tú
- Một số bài có ý, nhưng triển khai còn sơ sài, giữa các đoạn văn thiếu sự liên kết
 VD: bài của Nguyệt Linh, Ngọc Long, Ngọc Dương, Hạnh Ly, Tuấn Khanh
- Còn có những bài viết chưa tách đoạn phần thân bài cho rành mạch. Diễn đạt còn kém, câu văn lủng củng , có phần lòng vòng, chưa rõ ý như bài của: Huyền Linh, Ngọc Dương, Nguyệt Linh, Quỳnh Anh
- Một số bài dùng từ chưa chính xác: Ngọc Long, Quang Huy, Quang Anh, Mạnh Tú
 Hoạt động 4 : Trả bài, sửa lỗi, đọc mẫu và thống kê điểm
 - Trả bài theo tổ, hoặc theo bàn
 - Cho học sinh đọc thầm bài làm của mình, đối chiếu với dàn ý chung tự chữa lỗi trong bài: lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi sắp xếp ý(Những lỗi cơ bản đã được GV gạch trong bài):
- Cho học sinh đọc trước lớp 1 – 2 bài yếu kém và 1 – 2 bài khá, giỏi
- Ghi lên bảng 2-3 câu sai lỗi diễn đạt trong bài của Đức Quân, Mạnh Tiến, Mạnh Tú để h/s chữa chung trước lớp.
 - GV động viên học sinh cố gắng ở những bài sau
- Thông báo kết quả:
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Trên TB
3 - 4
1 - 2
Dưới TB
SL
TL
SL
TL
0
25
14
39
89%
5
0
5
11%
 Hoạt động 5 : Rút kinh nghiệm - Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập, củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
 - Xây dựng hệ thống luận điểm cần rành mạch, lời văn cần sinh động, hấp dẫn hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBO DE KT 15 45 NGU VAN 9 HAY 2010.doc