Bố cục của văn bản.

Bố cục của văn bản.

I. Kiến thức:

+ Bố cục văn bản gồm ba phần: MB – TB – KB, có quan hệ chặt chẽ. Mở bài nhằm giới thiệu khái quát về đối tượng. Thân bài phát triển cụ thể mở bài và kết bài khẳng định lại nội dung đã được nêu lên ở MB.

+ Thân bài là phần dài nhất và phức tạp nhất vì vậy cần được triển khai thành nhiều phần, nhiều đoạn. Mỗi đoạn tương đương với một ý và được sắp xếp theo một trật tự hợp lý với đặc trưng mỗi kiểu văn bản:

a. Trình bày theo trình tự thời gian ( thường dùng trong văn bản tự sự dân gian, miêu tả, thuyết minh sự kiện )

b. Theo trình tự không gian: (thường dùng trong văn bản miêu tả cảnh vật)

c. Trình bày theo đặc trưng đối tượng : thường dùng nhiều trong văn bản thuyết minh

d. Theo mạch suy luận của vấn đề: thường dùng trong văn nghị luận

e. Theo mạch cảm xúc chủ quan của người viết: thường dùng trong văn bản biểu cảm.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bố cục của văn bản.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bố cục của văn bản.
I. Kiến thức:
+ Bố cục văn bản gồm ba phần: MB – TB – KB, có quan hệ chặt chẽ. Mở bài nhằm giới thiệu khái quát về đối tượng. Thân bài phát triển cụ thể mở bài và kết bài khẳng định lại nội dung đã được nêu lên ở MB.
+ Thân bài là phần dài nhất và phức tạp nhất vì vậy cần được triển khai thành nhiều phần, nhiều đoạn. Mỗi đoạn tương đương với một ý và được sắp xếp theo một trật tự hợp lý với đặc trưng mỗi kiểu văn bản:
a. Trình bày theo trình tự thời gian ( thường dùng trong văn bản tự sự dân gian, miêu tả, thuyết minh sự kiện)
b. Theo trình tự không gian: (thường dùng trong văn bản miêu tả cảnh vật)
c. Trình bày theo đặc trưng đối tượng : thường dùng nhiều trong văn bản thuyết minh
d. Theo mạch suy luận của vấn đề: thường dùng trong văn nghị luận
e. Theo mạch cảm xúc chủ quan của người viết: thường dùng trong văn bản biểu cảm.
II. Bài tập thực hành về bố cục của văn bản.
1. Ghi lại trình tự kể chuyện trong văn bản Tức nước vỡ bờ. Có thể thay đổi trình tự đó được không? Tại sao?
2. Có một câu chuyện như sau:
Chúng là hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc: cùng có nước da màu nâu tươi, cùng có thân hình rất ưa nhìn. Đặc biệt là chiếc mũi tròn mọng luôn hếch lên vẻ hãnh diện trước lũ đồ vật chưa bao giờ được làm kẻ có mũi. Vâng! Chúng chính là một đôi giầy. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: một đứa là giầy chân phải, một đứa là giầy chân trái. Sẽ yên ổn biết bao khi Giầy Chân Phải luôn bên phải và Giầy Chân Trái luôn ở phía bên trái. ấy vậy mà chúng không muốn thế. Chúng cảm thấy gò bó, khó chịu khi đi trên phố, cũng như lúc nằm khểnh ở gầm giường, vì cứ luôn phải giữ đúng vị trí của mình. Vì thế chúng sinh ra bệnh: cựa quậy. Một hôm, Giầy Chân Phải hỏi Giầy Chân Trái: “Này, đằng ấy ơi! ở bên phải có sướng không?”. Giầy Bên Phải buồn bã lắc đầu: “Ngán lắm! Mỏi ê ẩm. Thế cậu ở bên trái có khoái không?”. “Khoái gì. Đang vẹo cả cổ nhìn sang bên phải đây”. “ừ, mãi chẳng có gì mới, chán thế!”. “Hay là chúng mình thử tìm một trò gì mới xem” “A! Tớ nghĩ ra rồi. Mình sẽ đổi chỗ cho nhau xem sao!”. “Hay lắm”. Nghĩ sao làm vậy, chúng len lén đổi chỗ cho nhau và cảm thấy vô cùng vui sướng khi ở vị trí mới. Cậu chủ của đôi giày này mới năm tuổi. Buổi chiều hôm ấy, nghe tiếng lũ bạn rủ đi chơi, cậu cuống cuồng xỏ chân vào giày mà không biết có sự đổi chỗ của hai chiếc giày. Kết quả là cậu bị vấp vào ngưỡng cửa, ngã quay ra đất. Giày Chân Phải và Giày Chân Trái cũng được một phen hú vía. Đứa suýt rách mũi, đứa suýt vẹo cổ. Mấy tháng liền chúng không dám ho he tìm cái mới nữa. Nhưng, ngày tháng qua đi, dần dà chúng lại ngứa ngáy không yên. Vào một buổi tối, sau giấc ngủ dài trong gầm ghế, chúng tỉ tê và lại ngầm đổi chỗ cho nhau để hưởng cảm giác mới mẻ. Buổi sáng ngủ dậy, nhìn đôi giày xếp lệch chỗ, cậu chủ liền đảo lại, rồi cẩn thận xỏ chân vào. Cậu khẽ huýt sáo và nhẹ nhàng bước qua bậc cửa. Lần này thì lũ giày điên khùng đừng hòng qua mặt cậu. 
a. Bố cục văn bản đã hợp lý chưa? Em hãy giúp bạn học sinh sửa lại cho rành mạch, rõ ràng.
b. Câu chuyện vui nhẹ nhàng này có ý nghĩa gì? Chỉ ra tính thống nhất trong chủ đề của văn bản.
3. Cho đề văn sau:
Hãy giải thích câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
Một bạn học sinh đã triển khai thân bài như sau:
a. Tại sao lại nói “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?
b. Nên hiểu câu tục ngữ trên thế nào cho đúng?
c. Nên vận dụng bài học thế nào trong cuộc sống?
Em hãy nhận xét dàn ý trên? Theo em, nên sửa thế nào ?
3. Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận xét : “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo.” 
Hãy chứng minh ý kiến trên.
(Gợi ý: Tìm hiểu việc tạo dựng tình huống truyện, miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả)
a. Đề văn trên nên triển khai các ý như thế nào? hãy xây dựng bố cục khái quát.
b. Chọn một luận điểm nhỏ của bố cục và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Triển khai dàn ý:
I. MB: Giới thiệu về nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn, sức hấp dẫn của nhân vật
+ Trích dẫn nhận xét của Vũ Ngọc Phan
VD: Tắt đèn được bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến không chỉ bởi nó phản ánh chân thực xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mà trên hết là bởi nhà văn NTT đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ đến hiếm hoi về người phụ nữ nông dân Việt Nam: Chị Dậu. Yêu mến chị bởi vẻ đẹp đằm thắm mà đôn hậu, bởi tấm lòng nhân ái, giàu đức hy sinh, bởi sự tảo tần chịu thương chịu khó mà ta vẫn thấy trong bóng dáng của bà ta, mẹ ta, chị ta. Người đọc còn trân trọng chị Dậu bởi tính cách mạnh mẽ quyết liệt trong người đàn bà khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống, đã dám xắn tay áo lên khi cần thiết để quật ngã bạn tay sai hèn hạ và tàn ác của chế độ thống trị đương thời hiện diện tại làng Đông Xá. Bởi thế chăng mà nhà văn Vũ Ngọc Phan khi đọc đến những trang văn này về chị Dậu đã tấm tắc:
“Cái đoạn Chị Dậu đánh tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
	VD2: Đọc Tắt đèn mới thấy ngòi bút của NTT thật tài tình khi đi vào xây dựng nhân vật và tình huống truyện. Chị Dậu đã hiện ra dưới ngòi bút của ông vừa rất dịu dàng, đảm đang với chồng với con, vừa rất mạnh mẽ, cứng cỏi khi đối mặt với cường quyền, bạo lực. Cảnh chị đương đầu với hai tên nha dịch nhà nước thực dân là một đoạn như thế. Chính bởi vậy mà khi đọc đến chương này, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã ngợi khen: “”
 II. TB:
1. Giải thích sơ lược nhận xét:
- Tuyệt khéo là nói đến sự hoàn hảo, sự thành công trọn vẹn trong nghệ thuật của nhà văn khi đi vào xây dựng nhân vật, sắp xếp tình huống sự việc, dùng lời kể chuyện thích hợp, có công phu mà không lộ dấu vết kỹ thuật, khiến người đọc cảm thấy câu chuyện được diễn ra tự nhiên, chân thực như một tất yếu, một điều hiển nhiên phải thế, không thể khác.
2. Chứng minh bằng việc tìm hiểu đoạn trích : Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.
a. Trước hết cần thấy được tài năng của nhà văn khi xây dựng tình huống truyện:
- Bối cảnh là một điều kiện rất quan trọng trong kể chuyện để trên nền phông ấy, các nhân vật, các tình tiết mới được xuất hiện tự nhiên, hợp lý. ở đây, không gian rộng là làng Đông Xá trong mùa sưu thuế, là không khí ngột ngạt và rùng rợn bởi tiếng tù và lẫn tiếng trống thúc thuế, pha trộn vào tiếng hờ khóc tỉ tê và tiếng chó sủa, là sân đình đầy chật người thiếu thuế bị đánh đập, hành hạ. Trong cái bầu không khí ấy là ngôi nhà, nói đúng hơn là cái lều rách nát của gia đình chị Dậu, nơi vừa diễn ra cảnh rơi nước mắt của người mẹ phải bán con, nơi người ta vừa khiêng trả anh chồng cùng đinh ốm yếu từ cái sân đình đẫm máu về để chị vợ sợ hãi mà xoay xở trả nốt tiền sưu cho chú em chồng đã chết từ năm ngoái. Đúng vào cái lúc khốn đốn ấy, lúc mà người vợ đang nóng lòng xót ruột trước người chồng nằm thiêm thiếp và món tiền nợ không biết kiếm đâu ra thì bọn nha dịch vác mặt đến, sầm sập và hung hăng, nhất định đòi tiền hoặc lại đánh trói anh Dậu lần nữa. Tình huống ấy buộc chị Dậu phải đối mặt, đương đầu, phải làm cách nào để cứu chồng, bảo vệ gia đình. 
- Tình huống truyện được phát triển theo các sự việc nối tiếp diễn ra đầy mâu thuẫn: một bên bặm trợn với đủ mọi lời quát tháo, đe doạ, hùng hổ với một bên tha thiết van xin, nài nỉ dịu dàng. Cái tình không lay chuyển được lòng người thì cái lý được dùng đến. Cái lý trong đạo làm người cũng không được đếm xỉa thì tức là sự kiên nhẫn của con người ta cũng được đẩy đến tận cùng rồi. Cái tát nảy đom đóm và thái độ sấn sổ của cai lệ chỉ càng như lửa đổ thêm dầu, là giọt nước làm tràn cái ly căm giận bất bình của người phụ nữ yêu chồng thương con hơn chính bán thân mình. Xung đột được đẩy đến đỉnh điểm, hành động phản kháng là tất yếu. Lời đáp của chị Dậu khi nghe anh chồng cảnh tỉnh đã giải thích hành động rất liều mạng và quyết liệt ấy của chị: “thà ngồi tù. Để chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Đó là điều không thể khác: Tức nước thì bờ ắt vỡ, con giun xéo lắm phải quằn, quy luật tất yếu của tự nhiên cũng chính là quy luật tất yếu của cuộc sống con người đã được nhà văn NTT thể hiện rất sinh động, rất thành công.
b. Thành công thứ hai; nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
- Bằng tình huống truyện đặc sắc, nhà văn đã thuận lợi trong việc tạo nên cặp nhân vật đối lập về tính cách: cai lệ và chị Dậu.
* Cai lệ xuất hiện trong túp lều của chị Dậu với “dáng đi sầm sập” và “roi song, tay thước và dây thừng”. Cái bộ dạng ấy lập tức hé lộ bản chất một côn đồ hơn là một nhân viên nhà nước của y. Người đọc không phải chờ đợi lâu khi cai lệ “gõ đầu roi xuống đất, thét bằng cái giọng khàn khàn của người nghiện xái cũ” và cách xưng hô duy nhất y dùng khi giao tiếp là “ông – mày”, là cách gọi xếch mé: “thằng kia” “thằng chồng nó”.
- Không thèm đếm xỉa đến tình cảnh khốn khổ của người đàn ông ốm yếu đã no đòn từ vài hôm trước vừa được quăng trả về, cũng như lời cầu khẩn nài nỉ và tha thiết của người đàn bà con mọn, y chỉ tay vào mặt những người khốn khổ, quát tháo và hằm hè hăm doạ “đốt nhà” “trói cổ thằng chồng nó lại”một cách hống hách, dữ tợn. Thậm chí trước sự lóng ngóng của tên người nhà lý trưởng đi cùng, y giật phắt cái dây thừng, sầm sập chạy lại đòi trói gô cổ anh chồng tội nghiệp. Những âm thanh phát ra từ miệng tên tay sai nhà nước thực dân dường như không phải tiếng người mà là tiếng gầm thét man rợ của dã thú, đang khát máu say mồi. 
- Bàn tay đỡ đòn và lời van vỉ của chị Dậu không những không ngăn được thú tính mà trái lại càng làm cai lệ nổi xung. Tiếng nói của tình người không đủ sức lọt vào tâm hồn chai sạn gỗ đá của hắn. Bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn sổ nhảy vào cạnh anh Dậu bắt trói, cai lệ đồng thời chẳng thèm quan tâm đến cái lý mà người đàn bà đưa ra để bảo vệ chồng. Hắn vốn chỉ biết làm theo cái lý của quan thầy: tróc nã bằng được tiền sưu, thậm chí đánh trói người đến chết, thậm chí đó là tróc tiền sưu của một người đã chết từ mùa sưu năm ngoái. Cái lý của đạo làm người với hắn hoàn toàn xa lạ. Nên hắn thản nhiên và trắng trợn thẳng tay tát đánh bốp vào mặt chị Dậu, nhất định nhảy vào cạnh anh Dậu. Không cần dùng lời nói nữa mà chỉ cần dùng hành động, cai lệ quả thực đã là một công cụ bằng sắt vô tri vô cảm, được tạo ra bởi bộ máy thống trị tàn bạo của thực dân phong kiến để ức hiếp người nông dân và thực thi những nhiệm vụ của quan thầy.
- Song, chân dung tính cách tên cai lệ chỉ thực sự được hoàn chỉnh khi y bị chị Dậu ra tay trừng trị. Một cái ấn dúi mạnh tay là hắn đã ngã chỏng quèo xuống sân, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Ngoan cố đến thế là cùng song cũng hèn hạ, tầm thường đến thế là cùng. 
Hoá ra ngoài cái vẻ hách dịch, hung hăng chỉ là một kẻ hèn nhát, vô tích sự. Nếu không có chỗ dựa là bọn quan thầy, làm sao một tên nghiện loẻo khoẻo dám vỗ ngực tự xưng là “ông” trước mặt dân chúng, dám hống hách đánh trói người trắng trợn như vậy. Từ tính cách đáng khinh ghét của một tên tay sai người đọc cũng đã thấy được bản chất của một tầng lớp ăn trên ngồi trốc, của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời: đó là xã hội bất công, tàn bạo được thống trị bởi một bọn người mất hết nhân tính. Sống trong xã hội ấy tất người lao động lương thiện phải chịu cảnh sống nghèo khốn, cùng quẫn, trong đó gia đình chị dậu chỉ là một trong muôn triệu thân phận khốn khổ
* Trái lại với thứ công cụ bằng sắt vô cảm là nhân vật chị Dậu – người phụ nữ có trái tim nồng hậu và tính cách quyết liệt, mạnh mẽ. Đối mặt với tiếng thét và thái độ hằm hè ngang ngược của hai tên “người nhà nước”, chị nhũn nhặn đến nhún nhường, tự hạ mình van xin bằng cái giọng thiết tha, bằng cách xưng hô tôn kính “hai ông” với “nhà cháu”. Thái độ ấy vừa là sự tự biết thân phận con sâu cái kiến của vợ chồng thuộc hạng cùng đinh trong làng, song chủ yếu là muốn chồng được yên thân, được húp bát cháo loãng mà chị đã chi chút và rón rén bưng đến cho chồng. Chị muốn sự ngọt ngào và thiết tha ấy của mình đủ sức khiến “hai ông” rủ lòng thương xót.
+ Song đến khi nhận được mấy bịch thẳng cánh vào người và chứng kiến thái độ sấn sổ của tên cai lệ thì chị như bừng tỉnh. Không dùng tình để lay chuyển thì chị dùng lý. Thái độ mềm mỏng không có tác dụng, chị liều mạng cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Ngôi nhân xưng được thay đổi lập tức như nâng tấm lưng người phụ nữ ấy thẳng lên mà dang tay che chở cho người chồng khốn khổ, nhìn trực diện vào mặt tên ác nhân mà thức tỉnh hắn về đạo lý làm người. Chị những mong cái lý đúng ấy sẽ chặn lại bàn tay tàn bạo, buộc hắn phải dừng bước khi chưa đi quá xa.
+ Tình thương bị gạt bỏ thô bạo, đạo lý không được đếm xỉa đến, đã đến lúc chị Dậu nhận ra rằng, không thể nói điều thấu tình đạt lý với dã thú. Cái tát trời giáng của cai lệ nhắc chị về tình thế nguy ngập của chồng, nó cũng đồng thời làm cơn giận bùng lên trong người phụ nữ vốn rất dịu dàng như con sóng lớn tràn bờ, dấy lên hành động quyết liệt đến chính người đọc cũng bất ngờ: chị nghiến hai hàm răng, thách thức “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Đẩy kẻ thù xuống bậc hàng dưới, đứng trên cao quắc mắt mà chỉ trán vạch mạt kẻ thù đã tạo cho chị Dậu một sức mạnh phi thường: Tóm cổ hắn, ấn dúi ra cửa, thậm chí hăng máu du đẩy, áp vào vật nhau với tên người nhà lý trưởng để cuối cùng cũng lẳng hắn ngã nhào ra thềm . Bức tranh được chạm khắc thật ấn tượng: người đàn bà lực điền trong tư thế khoẻ khoắn, mạnh mẽ đang thẳng tay dạy cho hai tên sai nha lếu láo một bài học đích đáng. Nó gợi nhắc đến bóng dáng ngang tàng của nữ sỹ Xuân Hương thủa trước song còn mạnh hơn, cứng cỏi hơn. Sức mạnh ấy chị lấy ở đâu: ở lòng yêu chồng thương con đến mức quên mình, ở lòng căm ghét cái ác, sự lộng quyền bất công tắng trợn, chà đạp cả lên tình người và đạo làm người. Hành động ấy dẫu có manh động, bột phát song là tất yếu, là đáng quý bởi nó cho ta biết thêm một phẩm chất tốt đẹp khác nữa ở người nông dân mà NTT đã giúp ta nhìn thấy; Phẩm chất cách mạng, khả năng đấu tranh để tự đổi đời.
Như vậy, nếu cai lệ là đại diện đáng ghét cho bộ mặt thật của bọn thực dân phong kién thì chị Dậu lại là hình tượng nghệ thuật sống động và đáng tự hào cho người phụ nữ Việt Nam, người nông dân Việt Nam, những con người lam lũ mà giàu lòng nhân ái, cực khổ mà cần cù, nhẫn nại, hiền lành mà cững cỏi mạnh mẽ đến không ngờ. Chính bản chát ấy đã khiến nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc chị Dậu đã tự nhủ: Tôi thấy hình như đã gặp chị Dậu ở đâu đó sau này trong những ngày cùng nhân dân đi cướp chính quyền, đánh phá kho thóc Nhật, bước đi ăhng hái trong đoàn quân khởi nghĩa
c. Ngôn ngữ kể chuyện cũng là một yếu tố làm nên cái tuyệt khéo của đoạn truyện:
- Dùng ngôi kể thứ ba – người kể chuyện giáu mặt song người đọc vẫn thấy thấp thoáng trong truyện là gương mặt cụ đầu xứ Tố. Đó là nét mặt rất đôn hậu và yêu thương khi kể về chị Dậu cũng những lời âu yếm sẽ sàng chị dành cho chồng, là vẻ trìu mến xót xa khi chị nhún mình tha thiết năn nỉ tên cai lệ. Phía đằng sau câu chữ còn là thái độ bất bình, giận dữ khi nhắc đến sự hiện diện của hai tên tay sai hống hách, mỉa mai thứ ngôn ngữ lạc loài mà cai lệ dùng để giao tiếp với người dân.
- đặc sắc nhất là đoạn kể về cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Ngòi bút nhà văn đến đây như reo lên trong từng câu chữ. Lấp lánh một nụ cười diễu cợt, hả hê của nhà văn khi chứng kiến cảnh chị chàng con mọn tay không vật ngã hai tên đàn ông hách dịch, kẻ thì ấn dúi ra ngoài, đứa thì bị lẳng một cái ngã nhào ra cửa. Những câu văn ở đây nhịp ngắt ngắn, dồn dập như nhịp trống điểm cho sới vật mà phần thắng nằm chắc trong tay đô vật đội nhà. 
3. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận xét của nhà văn Vũ Ngọc Phan là đúng.
- đánh giá tài năng và nhất là tấm lòng, là sự thấu hiểu sâu sắc tâm hồn người dân quê của nhà văn NTT

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao bai 2.doc