Báo cáo Thực trạng công tác quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trường học

Báo cáo Thực trạng công tác quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trường học

BÀI LÀM

I. Cơ sở lý luận

 Mục tiêu quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý. Người làm công tác quản lý của bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào đều phải xác định rõ mục tiêu hoạt động quản lý của mình. Khi xác định được rõ ràng, chính xác mục tiêu quản lý, đảm bảo sụ vận động của đối tượng quản lý luôn hướng tới mục tiêu và thực hiện với hiệu quả cao nhất mục tiêu đề ra bằng toàn bộ nỗ lực, công sức của người quản lý.

 Mục tiêu quản lý là trạng thái đã được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý. Trạng thái đó có thể chưa có hoặc đang có ( ta muốn duy trì hoặc nâng cao hơn). Trạng thái đó chỉ có thể được thông qua tác động quản lý và thông qua sự vận động của đối tượng quản lý.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Thực trạng công tác quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO NỘI DUNG HỘI THẢO
Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Nhị
	Đơn vị : Tổ 2
	Lớp : Bồi dưỡng quản lý giai đoạn I
 Thực trạng công tác quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trường học.
BÀI LÀM
I. Cơ sở lý luận 
	Mục tiêu quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý. Người làm công tác quản lý của bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào đều phải xác định rõ mục tiêu hoạt động quản lý của mình. Khi xác định được rõ ràng, chính xác mục tiêu quản lý, đảm bảo sụ vận động của đối tượng quản lý luôn hướng tới mục tiêu và thực hiện với hiệu quả cao nhất mục tiêu đề ra bằng toàn bộ nỗ lực, công sức của người quản lý.
	Mục tiêu quản lý là trạng thái đã được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý. Trạng thái đó có thể chưa có hoặc đang có ( ta muốn duy trì hoặc nâng cao hơn). Trạng thái đó chỉ có thể được thông qua tác động quản lý và thông qua sự vận động của đối tượng quản lý.
	Mục tiêu quản lý trường học là những chỉ tiêu của mọi hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động đó. Đây là một hệ thống đa cấp, vì tính chất đa dạng, phức tạp của hoạt động đào tạo thế hệ trẻ. Mục tiêu quản lý được cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Mục tiêu quản lý theo cách đó chính là mô hình tư duy của trạng thái sẽ đạt tới của nhà trường vào cuối năm học, tức là trạng thái có thể có, mong muốn và tất yếu của nhà trường nếu mọi người thực hiện được bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
II. Thực tế công tác quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trường học 
(Trường THCS Supe – Lâm Thao – Phú Thọ )
Đặc điểm tình hình nhà trường :
* Thuận lợi :
Nhà trường có truyền thống “dạy tốt, học tốt”. Kết quả trong những năm học gần kề, cụ thể là kết quả năm học 2010- 2011 có nhiều khởi sắc. Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, địa phương. Sự quyết tâm đồng thuận của thầy và trò, sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh, đặc biệt là chủ trương của huyện Lâm Thao về xây dựng trường THCS Supe đến năm 2015 thành trường có chất lượng giáo dục cao. Đó là những động lực to lớn giúp nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.
 * Khó khăn :
Tuyển sinh hàng năm (lớp 6) thấp cả về số lượng và chất lượng do địa bàn gần trường THCS chuyên Lâm Thao. Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so với tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, trong đó nguồn kinh phí đầu tư xây dựng rất khó khăn.
Kết quả đã đạt được 
* Kết quả hai mặt giáo dục
Năm học
Sĩ số
Hạnh kiểm (%)
Học lực (%)
Tốt
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Từ TB
2008-2009
322
70
24,5
6,9
14,9
49,2
31
5,0
95
2009-2010
298
84,8
13,1
1.7
23,6
55,2
16,8
4,0
96
2010-2011
285
78,2
20,1
1,7
24,2
51,9
20,1
3,8
96,2
HKI 2011-2012
288
73,4
25,6
3,5
19
53,8
24,3
3,0
97
	* Kết quả học sinh giỏi
Năm học
Cấp Quốc gia
Cấp Tỉnh
Cấp huyện
Cấp trường
Vào hệ A THPT
Vào THPT chuyên Hùng Vương
2008-2009
1
25
133
65%
2009-2010
7 TDTT
40 + 83 TDTT
131
90%
2
2010-2011
4
67
115
94%
4
HKI 2011-2012
9TDT
Giải 4 toàn đoàn
	* Đề tài, SKKN cấp huyện : 02
	Trong những năm học vừa qua và học kì I năm học 2011- 2012, bản thân tôi sát cánh cùng BGH nhà trường bám sát nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các văn bản chỉ đạo cấp trên để xây dựng kế hoạch và thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra một cách có hiệu quả rõ rệt. Các phong trào giáo dục ổn định và từng bước phát triển vững chắc. tập thể nhà trường đoàn kết, các hoạt động giảng dạy và giáo dục thực hiện đầy đủ, duy trì từng bước và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	Công tác quản lý có nhiều bước đổi mới, bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt. Chỉ đạo chuyên môn, động viên khen thưởng được chú ý, quan tâm đúng mức, kết hợp công tác bồi dưỡng đội ngũ, được coi là nhiệm vụ trọng tâm, từ đó giáo viên có cố gắng đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá, tích cực sử dụng TBDH, làm tốt ƯDCNTT trong soạn giảng. Nhìn chung giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn vững, tâm huyết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của BGH.
	Công tác xã hội hoá GD đã đạt được kết quả nhất định, bước đầu tăng cường CSVC nhà trường, tạo môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp”, một môi trường giáo dục thuận lợi.
	Hạn chế, yếu kém 
Kết quả học tập của một số học sinh chưa cao, một số học sinh còn mải chơi, còn vi phạm nội qui (một số HS hoà nhập, địa bàn phức tạp ).
Hoạt động chuyên môn đã có nhiều cố gắng đổi mới về nội dung và hình thức, song chưa mạnh mẽ (chất lượng đầu vào thấp đã qua chọn lọc, hầu như không có đối tượng HSG).
Tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia còn chậm (địa phương mới thành lập, kinh phí đầu tư han hẹp).
Mục tiêu năm học 2011- 2012
* Yêu cầu :
Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của nhà trường.
Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục phải thực hiện đồng bộ giữa nâng cao chất lượng học sinh giỏi với việc nâng cao chất lượng đại trà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đạt mục tiêu giáo dục. Tạo niềm tin và thu hút nhiều học sinh vào học tại trường. Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp.
* Mục tiêu cụ thể :
Về đội ngũ : Trình độ đào tạo: 100% đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó trên chuẩn là 80%, chuẩn là 20 %.
Cơ cấu : có đủ các giáo viên chính ban dạy các môn học.
Về hoạt động chất lượng giáo dục :
Quản lý, tổ chức thực hiện giáo dục và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh nhà trường :
+ Duy trì 12 lớp, thu hút thêm số học sinh để đạt từ 300-> 350 HS.
+ Hạnh kiểm :
Tốt
Khá
TB
Yếu
80%
18%
2%
0
+ Học lực :	
Giỏi
Khá
TB
Yếu
20%
55%
21%
4%
 + Học sinh giỏi :	
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp trường
5-8 HS
50-55 HS
100- 120 HS
	+ HS lớp 9 vào THPT công lập : 70 % trở lên.
	Về phổ cập GD :
Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 hàng năm.
Về Cơ sở vật chất : 
- Có đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất –TBDH của trường chuẩn Quốc gia.
Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư CSVC nhà trường. Phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục HS.
Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục: các văn bản về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ( Thông báo kết luận số 242 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II khoá VIII; Chương trình hành động số 42 ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Tỉnh uỷ Phú Thọ). Các chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, của Phòng GD&ĐT, các văn bản về quy chế chuyên môn Thông báo kết luận 127 ngày 03 tháng 12 năm 2009 của ban thường vụ Huyện uỷ Lâm Thao về định hướng và quy mô phát triển trường THCS Supe giai đoạn 2010- 2015.
Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua, đánh giá tổng kết theo định kỳ.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý : tăng cường đổi mới công tác quản lý, công tác chỉ đạo dạy, học để nâng cao chất lượng thực chất:
+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm của CBQL (HT, HP, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn)
+ Tăng cường chỉ đạo phát hiện và bồi dưỡng HSG các cấp.
+ Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý chất lượng, chỉ đạo nghiêm túc khảo sát chất lượng.
+ Tăng cường kiểm tra nội bộ, đánh giá chính xác ( định kỳ, đột xuất) 
+ Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng, thu hút đội ngũ giáo viên cốt cán.
+ Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, khuyến khích, gắn kết giữa chất lượng, trách nhiệm GV với quyền lợi. 
- Xây dựng đội ngũ giáo viên : Chọn lọc và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia BDHSG các cấp. Phân công GV có trách nhiệm cao phụ đạo HS yếu kém. Phân công đúng người, đúng việc. Chấm dứt dạy đọc chép. GV chú ý lồng ghép rèn kỹ năng sống, GDBVMT cho HS qua các giờ lên lớp.
- Xây dựng chương trình BDHSG và phụ đạo HS yếu : Tổ chức chỉ đạo tổ CM xây dựng khung chương trình cho từng môn, từng khối lớp khoa học, đảm bảo, cập nhật. 
- Đảm bảo điều kiện cần thiết cho công tác dạy và học:
+ Khai thác tối đa các CSVC- TBDH hiện có để phục vụ công tác dạy và học, đẩy mạnh ƯDCNTT, khai thác dữ liệu qua internet, xây dựng website ; phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện tiên tiến.
+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, định mức cho công tác bồi dưỡng của GV, khen thưởng có HSG và khuyến khích HS dự thi Phấn đấu duy trì nguồn quỹ từ 30 triệu đồng / năm học trở lên.
	Phú Thọ, ngày 27 tháng 2 năm 2012
	 Học viên
 Nguyễn Thị Hồng Nhị

Tài liệu đính kèm:

  • docHỘI THẢO.doc