Báo cáo Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2010 - UBND Ea Ngai

Báo cáo Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2010 - UBND Ea Ngai

b) Về kinh tế - xã hội:

 - EaNgai là một xã có diện tích rộng đời sống của người dân chủ yếu làm nương rẫy. Nguồn thu nhập của người dân phần lớn dựa vào cây cà phê, lúa và các loại hoa màu.nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

c) Tình hình xã hội:

- Xã EaNgai đã có đầy đủ các ban ngành và có sự liên kết làm việc chặt chẽ giữa các ban ngành.

- Người dân chủ yếu làm nương rẫy, sống phụ thuộc vào cây cà phê và các loại hoa màu nên kinh tế rất khó khăn.

- Dân di cư tự do còn nhiều, nhiều hộ chưa có hộ khẩu nên việc quản lý dân cư và các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2010 - UBND Ea Ngai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND XÃ EA NGAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BCĐ PCGD- THCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 57/BCĐ
 EaNgai, ngày 21 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC 
TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI NĂM 2010
I. KHÁI QUÁT VỀ BỐI CANH KINH TẾ, XÃ HỘI, GIÁO DỤC CỦA XÃ
1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội
a) Về địa lý:
- Xã EaNgai nằm về phía tây nam của huyện Krông Búk, Phía Nam giáp Thị xã Buôn Hồ, Phía Tây giáp Huyện Cư Mga, phía Đông giáp xã Cư Kbô và phía Bắc giáp xã Cư Pơng. Hiện xã đã có 03 trường: 01 trường THCS, 01 trường tiểu học và 01 trường mẫugiáo. 	- Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3995 ha 
	- Tổng số hộ là: 820 hộ 
	- Tổng số khẩu là: 4100 khẩu
	- Toàn xã chia làm 9 thôn, buôn
	- Diện tích gieo trồng là: 3200 ha.
	- Diện tích đất trồng cây công nghiệp là: 1900 ha
b) Về kinh tế - xã hội:
 - EaNgai là một xã có diện tích rộng đời sống của người dân chủ yếu làm nương rẫy. Nguồn thu nhập của người dân phần lớn dựa vào cây cà phê, lúa và các loại hoa màu...nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
c) Tình hình xã hội:
- Xã EaNgai đã có đầy đủ các ban ngành và có sự liên kết làm việc chặt chẽ giữa các ban ngành.
- Người dân chủ yếu làm nương rẫy, sống phụ thuộc vào cây cà phê và các loại hoa màu nên kinh tế rất khó khăn.
- Dân di cư tự do còn nhiều, nhiều hộ chưa có hộ khẩu nên việc quản lý dân cư và các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
2. Đặc điểm về văn hóa, giáo dục:
a) Văn hóa:
- Mọi thông tin văn hóa được tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân tuy nhiên việc tiếp thu của người dân còn chậm .
- Truyền thống đấu tranh cách mạng, chống các tệ nạn xã hội, các hành vi tiêu cực đang được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.
b) Giáo dục:
- Nhờ có những chính sách, chế độ phù hợp của nhà nước nên phong trào học tập của con em trong địa phương đang có nhiều chuyển biến tích cực.
- Trong xã đã xây dựng được 3 trường học trong đó có 1 trường mẫu giáo, 1trường tiểu học và 1 trường THCS, dân trí trên địa bàn ngày càng được nâng cao. 
3. Thuận lợi và khó khăn 
a) Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo trực tiêp sát sao của phòng giáo dục huyện Krông Buk, sự ủng hộ và kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương đối với công tác giáo dục của nhà trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường, các phòng học trong xã được xây dựng kiên cố. Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình và đủ số lượng.
- Nhiều năm gần đây phong trào học tập của thế hệ trẻ xã EaNgai đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều em đã có thành tích học tập tốt.
- Trong xã đã có điện nên việc học hành của học sinh cũng như sinh hoạt của người dân đã ổn định hơn.
b) Khó khăn:
- Còn nhiều gia đình nhận thức về vấn đề học tập của con em còn hạn chế. Chưa có định hướng đúng đắn và tạo điều kiện cho các em học tập.
- Một bộ phận các hộ gia đình trong xã kinh tế còn dừng lại ở mức độ đủ ăn, chưa dư thừa. Do đó nhiều em đã bỏ học, đi làm ăn xa để giúp đỡ gia đình.
- Phong trào học tập của thanh thiếu niên địa phương mới chỉ là khởi đầu chưa có chiều sâu.
- Một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, không theo kịp chương trình nên dẫn đến tình trạng lưu ban, bỏ học còn xảy ra.
II. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI NĂM 2010
1. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương:
- Công tác giáo dục và chăm sóc Thanh thiếu niên nhi đồng được Đảng - Chính quyền và các đoàn thể ở địa phương hết sức quan tâm, chú ý.
- Các văn bản chỉ đạo về công tác PCGD THCS từ TW đến Tỉnh, Huyện được triển khai nghiêm túc trong các hội nghị Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhiều tin bài về công tác phổ cập được thông tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Giúp cho mọi người dân trong xã có nhận thức và hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của công tác PCGD THCS 
2. Tổ chức chỉ đạo:
 a. Thực hiện sự chỉ đạo và kế hoạch triển khai của BCĐ PCGD THCS Tỉnh, Huyện Krông Búk . Ngày 20/08/2010 UBND xã đã ra quyết định số .../QĐ-UB về thành lập và kiện toàn BCĐ PCGD THCS của xã gồm các thành viên:
- Trưởng ban : Bà Lưu Thị Hòa ( PCT UBND xã )
- Phó ban: Ông Phạm Tiến Sơn (Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Công Trứ)
 Bà Lê Thị Cảnh (Hiệu trưởng trường TH Tôn Đức Thắng )
-Thư kí: Nguyễn Thanh Dũng (gv chuyên trách PCGD trường THCS Nguyễn Công Trứ)
- Và Các thành viên làm ủy viên có tại quyết định số 39 QĐ-UBND xã EaNgai về việc thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS
b. Phân công trách nhiệm các thành viên trong BCĐ
- Ông trưởng ban : Phụ trách chung
- Ông phó ban:
 	+ Chỉ đạo trực tiếp cán bộ, giáo viên nhà trường làm công tác điều tra, lập phiếu điều tra, xác minh các số liệu điều tra và tập hợp các biểu mẫu thống kê.
 	+ Tổ chức vận động mở lớp bổ túc văn hóa và chỉ đạo việc dạy học của lớp bổ túc phục vụ cho chương trình phổ cập.
 	+ Phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện để các nhóm điều tra làm việc thuận lợi và đạt kết quả cao.
- Thư kí: 
 	+ Kết hợp và chủ động tổ chức vận động học sinh đã bỏ học trở lại các lớp phổ thông hoặc bổ túc văn hóa.
 	+ Tuyên truyền, vận động trong các thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi cho con em không bỏ học.
 	+ Hoàn thiện các loại hồ sơ phổ cập theo qui định.
- Ủy viên : Tuyên truyền vận đông học sinh bỏ học trở lại trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra chính xác nhất.
3. Tham mưu của ngành giáo dục
3.1. Phát triển mạng lưới giáo dục
- Lãnh đạo các nhà trường trong xã đã làm tốt công tác tham mưu với địa phương về kế hoạch phát triển trường lớp. Do vậy cho đến nay các nhà trường trong xã đều có đủ phòng học, bàn ghế cho HS học tập 2 ca/ngày. Sân chơi, bãi tập và các công trình phụ trợ khác đủ phục vụ cho HS.
- Trường Mầm non có 2 địa điểm cho các cháu hoc tập tai thôn 2 và thôn 6 của xã .
- Trường Tiểu học: Có 01 trường với tổng số phòng 10 (phân hiệu hiện chưa có phòng còn học nhờ trường THCS,) trường chính đũ cho học sinh học 2 ca / ngày
- Trường THCS Có 04 dãy nhà học trong đó: 01 dãy 02 tầng (6 phòng), 02 dãy nhà cấp 4(8 phòng), 01 dãy nhà Hiệu bộ .Thư viện có tương đối đầy đủ sách báo cho giáo viên và học sinh nghiên cứu rèn luyện thêm. Với 10 lớp đủ cho HS học 1 ca/ngày. Hiện nay đang xây dựng 1 phòng học bộ môn theo chương trình quốc gia và sẽ được đưa vào phục vụ học tập vào đầu học kì 2 năm học 2010-2011.
3.2. Đội ngũ giáo viên. 
	Tiểu học: 	 - Tổng số GV : 33, tổng số lớp 28, tỷ lệ GV/lớp 1,2
 	 - Đạt chuẩn : 100%, trên chuẩn 45 %
	THCS: 	 - Tổng số GV : 20 
 	 - Đạt chuẩn tiêu chuẩn đào tạo: 100%. Trong đó trên chuẩn: 20%
3.3. Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập
- Đã tuyên truyền vận động mở lớp đến các em học sinh đang thuộc diện bỏ học .
* Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập
- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động để huy động các em vào lớp đầu cấp đúng độ 
tuổi, đạt kết quả cao.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết chính khóa, tăng cường cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm thu hút và gây hứng thú học tập cho HS.
Duy trì tốt sĩ số HS hàng năm. Các Thầy Cô giáo sâu sát nắm vững hoàn cảnh của học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ và động viên các em kịp thời.
- Sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học của địa phương và các dòng họ để động viên khuyến khích kịp thời cho giáo viên và HS đạt thành tích cao trong học tập - Giảng dạy. Đồng thời quan tâm tặng quà cho những HS có hoàn cảnh khó khăn.
4. Kinh phí thực hiện phổ cập
4.1. Kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu
 - Kinh phí hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thậm chí kinh phí in hồ sơ, phiếu điều tra, biểu mẫu, tài liệu, kinh phí khen thưởng, hỗ trợ đối tượng phổ cập cũng rất khó khăn
4.2. Kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục
 - Kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục hầu như không có
5. Công tác xã hội hóa giáo dục:
 - Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được cao, việc vận động sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong địa bàn cũng chưa làm được
6. Kết quả đạt được về PCGD Tiểu học đúng độ tuổi
 - Tổng số trẻ em 6 tuổi: 70 em,tổng số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1: 69em, đạt tỉ lệ 98,57 %.
 - Tổng số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi: 73 em, tổng số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 67 em đạt tỉ lệ 98,04 %.
 - Tổng số trẻ em ở độ tuổi 11tuổi: 73 em, tổng số trẻ em ở độ tuổi 11tuổi đang học trong trường tiểu học: 5 em, đạt tỉ lệ 1,96 %.
2. Về đội ngũ giáo viên tiểu học
 - Tổng số GV : 33, tổng số lớp 28, tỷ lệ GV/lớp 1,2
 - Đạt chuẩn : 100%, trên chuẩn 45 %
3. Cơ sở vật chất : Có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất cho công dạy và học
7. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị
7.1. Bài học kinh nghiệm
- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể sát sao và sự quan tâm đúng mức của Đảng và chính quyền xã, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương.
- Có đủ cơ sở vật chất, trang bị tối thiểu phục vụ cho dạy và học.- Tăng cường quản lý, giáo dục HS, cải tiến phương pháp giảng dạy, chú trọng và nâng cao công tác đoàn đội trong nhà trường. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và HS.
 Xây dựng cơ chế hợp lý về công tác thi đua khen thưởng và động viên khuyến khích HS giỏi. quan tâm giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn.
 - Đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về chuyên môn, có tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm, có chuyên môn vững vàng và hết lòng vì học sinh thân yêu.
7.2. Kiến nghị
- Với Trung ương: Hỗ trợ nhiều hơn nữa về các chế độ ưu đãi đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Với Địa phương: Tăng cường hơn nữa xã hội hóa giáo dục và tu sửa cơ sở vật chất ở trường học, có kế hoạch triển khai nghị quyết của Đảng ủy về công tác PCGD TH -THCS. Quan tâm hơn nữa đến công tác PCGD của địa phương.
- Với Phòng giáo dục: Tăng thêm giáo viên dạy 2 buổi / ngày cho học sinh.
Trên đây là những kết quả mà xã EaNgai đã đạt được trong những năm qua và đề ra những phương hướng phổ cập giáo dục CMC trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020. 
III. PHƯỚNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu
- Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
- Hàng năm đảm bảo tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đạt tỉ lệ 100%.
- Từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập THCS.
2. Các giải pháp thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi và PCGDTHCS
 - Tăng cường củng cố cơ sở vật chất các trường học: xây dựng các phòng chức năng cần thiết cho nhà trường ( Phòng thư viện,- Thí nghiệm, thiết bị - phòng thực hành - Phòng học bộ môn ) Có chất lượng.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho HS, hoạt động Đoàn đội trong nhà trường. Củng cố tổ chức Đoàn địa phương, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em đi học đúng độ tuổi, hạn chế trẻ bỏ học dưới mức thấp nhất.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên cả về tư tưởng chính trị chuyên môn.
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của hội khuyến học và hội cha mẹ học sinh.
- Ban chỉ đạo PCGD THCS làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy - UBND xã để đề ra kế hoạch hoạt động sát tình hình và có hiệu quả.
Trên đây là những kết quả đã đạt được trong năm qua và đề ra những phương hướng cho thời gian tới rất mong quý cấp lãnh đạo góp ý để địa phương thực hiện công tác phổ cập giáo dục ngày một tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn ! 
Nơi nhận:	
- Sở GD & ĐT (để b/c);
- Phòng GD &ĐT (để b/c),	
- Xã EaNgai (để theo dõi);
- Trường THCS Nguyễn Công Trứ
 - Lưu văn phòng UBND xã.	
 EaNgai, ngày 21 tháng 10 năm 2010
 PCT - Trưởng ban PCGD TH - THCS xã

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO PHO CAP 2010.doc