Lớp: 9
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành:
- Kiến thức:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
-Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lý
-Kể được các loại trách nhiệm pháp lý
- Kĩ năng:
- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý
- Thái độ :
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật
- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước
SẢN PHẨM NHÓM: THANH SƠN I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT CHỦ ĐỀ (NỘI DUNG): VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN Lớp: 9 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành: - Kiến thức: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật -Kể được các loại vi phạm pháp luật - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lý -Kể được các loại trách nhiệm pháp lý - Kĩ năng: - Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý - Thái độ : - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật - Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước 2. Bảng mô tả Nội dung Nhận biết ( Mô tả mức độ cần đạt) Thông hiểu ( Mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng thấp ( Mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng cao ( Mô tả mức độ cần đạt) Vi phạm pháp luật Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật HS xác định được các hành vi phạm pháp luật HS phân biệt được giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật Tráchnhiệm pháp lý HS trình bày được khái niệm trách nhiệm pháp lý và nêu tên các loại trách nhiệm pháp lý HS so sánh được trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý Đưa ra được các phương án xử lý các hành vi vi phạm pháp luật HS xử lý được tình huống trong thực tế về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm của công dân HS nêu được trách nhiệm của công dân về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Hs liên hệ được trách nhiệm của bản thân qua nội dung bài học. Hệ thống câu hỏi và bài tập 1. Nhận biết: - Trắc nghiệm : 1. Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì : vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật hình sự ,vi phạm pháp luật dân sự hay vi phạm kỉ luật. A. Nam giở tài liệu trong giờ kiểm tra GDCD B. An đi xe máy vượt đèn đỏ C. Thiếu tiền tiêu xài N đã cướp giật túi xách của người đi đường .. D. Bà Tư vay tiền của chị Ba đã quá hạn dây dưa không chịu trả nợ 2. Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng nội dung bài đã học:. A. Vi phạm pháp luật hình sự: là .........................................................................được quy định trong Bộ luật Hình sự. B. Vi phạm pháp luật hành chính: là .........................................................................mà không phải là tội phạm. Tự luận : 1. Thế nào là vi phạm pháp luật ? Kể tên các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ 2. Thế nào là trách nhiệm pháp lý ?Kể tên các loại trách nhiệm pháp lý ? 2.Thông hiểu : Trắc nghiệm KQ: 1. Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình? A. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự. B.Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự. C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma túy. D.Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự. 2. Cho hành vi sau: Bạn A quay cóp bài trong giờ kiểm tra môn GDCD. Hỏi: Bạn A đã vi phạm gì? Chịu trách nhiệm như thế nào? 3. Em hãy so sánh sự giống, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý? 3.Vận dụng thấp: 1. Em hãy đưa ra biện pháp xử lý đối với các hành vi phạm sau: A. Vứt rác bừa bãi, lấn chiếm vỉa hè. B. Trộm xe máy cướp giật tài sản. C. Mượn xe máy để cầm lấy tiền. D. Viết và vẽ bậy lên tường lớp học. 4. Vận dụng cao: Tình huống: Tú (14 tuổi-học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba – người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng. Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này?
Tài liệu đính kèm: