Bài thi Tìm hiểu 80 năm công đoàn

Bài thi Tìm hiểu 80 năm công đoàn

1. Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?

2. Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?

3. Đại hội nào được đánh giá là Đại hội đổi mới? Theo đồng chí, quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam?

4. Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

5. Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại Công đoàn cơ sở nơi đồng chí sinh hoạt, công tác?

6. Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn choa hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn?

 

doc 17 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi Tìm hiểu 80 năm công đoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu Công đoàn Việt Nam, 80 năm – một chặng đường lịch sử:
1.     Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?
2.     Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?
3.     Đại hội nào được đánh giá là Đại hội đổi mới? Theo đồng chí, quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam?
4.     Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
5.     Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại Công đoàn cơ sở nơi đồng chí sinh hoạt, công tác?
6.     Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn choa hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn?
Đáp án gợi ý
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?
Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919 - 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, tư tưởng Công hội đỏ của tổ chức Thanh niên, từ năm 1926 phong trào công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân.
Ngay sau khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón- Hà Nội. Tham dự đại hội có các đại biểu các Tổng Công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời Đảng Công sản Đông Dương đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của Công hội đỏ Việt Nam và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu ra ngày 14/8/1929 do chính Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban Chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vân, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo và đặc biệt có đồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp Cóc), một công nhân ưu tú của phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định
Việc ra mắt tổ chức Công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam ngay lúc đó đã thu hút sự chú ý của Quốc tế Công hội đỏ của Đảng Cộng sản Pháp.
Có thể nói, việc thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Nó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và đảng Cộng sản Đông Dương cũng như của phong trào yêu nước nói chung từ sau tháng 6-1925. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu bức thiết về mô hình tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam và đánh dấu sự hoà nhập của phong trào công nhân nước ta với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?
Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội,  mỗi đại hội đều gắn với một thời kỳ lịch sử , ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của gia cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam đối với đất nước.
Đại hội lần thứ I: 01/1/1950-15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.(Việt Bắc)
Đại hội lần thứ  II: 23/2/1961-27/2/1961 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  III: 11/2/1974-14/2/1974 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ IV: 8/5/1978-11/5/1978 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ V: 16/11/1983- 18/11/1983 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ VI: 17/10/1988-20/10/1988 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ VII: 9/11/1993-12/11/1993 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  VIII: 03/11/1998 đến 6/11/1998 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  IX: 10/10/2003-13/10/2003 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ  X: 02/11/2008- 05/11/2008 tại Hà Nội.
1. Đại hội lần thứ I: họp từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Đại hội có gần 200 đại biểu của giai cấp công nhân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại Hội, trong thư Người nêu rõ “những việc chính mà Đại hội cần làm là:
- Tổ chức huấn luyện toàn thể công nhân trong vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm.
- Lãnh đạo công nhân xung phong thi đua ái quốc và chuẩn bị tổng phản công.
- Đi đến tổ chức toàn thể lao động bằng đầu óc cũng như lao động bằng chân tay.
- Giúp đỡ và lãnh đạo nông dân về mọi mặt.
- Liên lạc mật thiết với công nhân thế giới, trước hết là với công nhân Trung Hoa và công nhân Pháp.
Trong công việc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo”.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá mục tiêu chính trị của Đại hội là: Công đoàn Việt Nam chiến đấu cho độc lập dân chủ và hoà bình.
Khẩu hiệu hành động là: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm 21 uỷ viên chính thức, 4 dự khuyết, trong đó đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự; đồng chí Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng thư ký. Ban Thường vụ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm có 5 đồng chí: Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hữu Mai, Hoàng Hữu Đôn, Nguyễn Duy Tính và Trần Quốc Thảo.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I là sự kiện có ý nghĩa, đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đồng thời Đại hội cũng xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến kiến quốc.
2. Đại hội lần thứ II: diễn ra từ ngày 23/2/1961 đến 27/2/1961 tại Thủ đô Hà nội. 
Đại hội đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn này là: “ Đoàn kết, tổ chức giáo dục toàn thể công nhân viên chức phát huy khí thế làm chủ của quần chúng, làm cho quần chúng mau chóng nắm đựơc kỹ thuật tiên tiến để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trước mắt là thi đua hoàn thành thắng lợi toàn diện và vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc”.
Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam, bầu Ban Chấp hành gồm 54 đồng chí, Đoàn Chủ tịch gồm 19 đồng chí và bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Khẩu hiệu hành động là: “ Động viên cán bộ công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất đất nước” .
3. Đại hội lần thứ III: diễn ra từ ngày 11/2/1974 đến 14/2/1974 tại Thủ đô Hà Nội.
Nhiệm vụ chung đã được Đại hội xác định là: “ Nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là tư tưởng làm tập thể, ý thức làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, động viên phong trào sôi nổi trong công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, thực hiên ba cuộc cách mạng; thường xuyên nâng cao cảnh giác,sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, làm tròn nghĩa vụ đối với miền Nam ruột thịt; ra sức tăng cường đoàn kết chiến đấu và lao động với nhân dân Lào và Campuchia anh em; tiếp tục phấn đấu cho sự đoàn kết , thống nhất của lao động và phong trào Công nhân thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cầm đầu là đế quốc Mỹ, chống bọn tư bản lũng đoạn, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”
Khẩu hiệu hành động là: : “Động viên sức người sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”
Đại hội đã bầu 72 Uỷ viên chính thức, Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đ/c Nguyễn Đức Thuận là Tổng Thư ký.
4. Đại hội lần thứ IV: diễn ra từ ngày 8/5/1978 đến 11/5/1978 tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội đã xác định nhiệm vụ của Công đoàn trong nhiệm kỳ mới là:
“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết hợp xây dựng kinh tế quốc phòng, thường xuyên nâng cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng; cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; tích cực hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thi đua phục vụ nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, trước mắt là hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976- 1980), chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; ra sức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; cải tiến tổ chức và phương pháp công tác nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tham gia quản lý kinh tế, tham gia vào công việc của Nhà nước và kiểm tra hoạt động của Nhà nước; góp phần tăng cường đoàn kết và thống nhất của phong trào công nhân và của lao động thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các thế lực phản động khác, vì quyền lợi của người lao động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, và chủ nghĩa xã hội”
Khẩu hiệu hành động là: “Động viên giai cấp công nhân và những người lao động khác thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá trong phạm vi cả nước”
Đại hội đã bầu BCH mới gồm 155 Uỷ viên. Đ/c Nguyễn Văn Linh, UV Bộ Chính trị Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đ/c Nguyễn Đức Thuận làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.
5. Đại hội lần thứ V: diễn ra từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội khẳng định: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung của công đoàn  cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà Đại hội lần thứ tư  Công đoàn Việt Nam đề ra:
“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn  ... việc làm, thu nhập và đời sống, học để trở thành người lao động có tri thức, có văn hoá; hiểu biết về pháp luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Từng công nhân lao động cần tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập về từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với điuề kiện sống, yêu cầu của quá trình sản xuất, công tác ở đơn vị, doanh nghiệp
- Sáng tạo trong lao động, sản xuất, có lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với cơ quan, đơn vị và doanh nghệp; nâng cao năng suất lao động, để có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Tích cực tham gia hoạt động công đoàn, vận động công nhân gia nhập công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội; tham gia xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
 	Liên hệ thực tế ở tại cơ quan đơn vị công tác .
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của đồng chí?
	 Trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Hiện nay, tiêu cực trong thi cử và bệnh hành tích trong giáo dục đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của xã hội. Vấn đề này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của đất nước vì đã ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ những con người trẻ - mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy, năm 2006, bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã phát động cuộc vận động”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trên diện toàn quốc. Cuộc vận động này đã đem lại nhiều bước tiến mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều điều để bàn cãi.
Cứ nhìn vào số người được đi học,người có trình độ phổ thông, người được tốt nghiệp Đại học, rồi số lượng Giáo sư, Phó giáo sư thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua những gì chúng ta đã thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên môn cao cho đến cái nhìn của người dân bình thường, lại không mấy sáng sủa và đang rất đáng lo ngại.
 Trong các năm gần đây, tiêu cực đã xảy ra rất trầm trọng, lợi dụng bộ đề thi in sẵn, nạn quay cóp tràn lan, “phao thi rải trắng sân trường”. Có thể nêu vài con số minh chứng như sau: trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 1997 đã có 10.984 thí sinh bị xử lý kỷ luật trong đó có 7.233 em bị đình chỉ thi vì sử dụng tài liệu quay cóp. Tình hình tương tự kéo dài cho đến năm 2001: 10.810 thí sinh bị xử lý kỷ luật trong đó có 7.918 em bị đình chỉ thi. Bên cạnh đó, thực trạng bệnh thành tích trong ngành giáo dục của nước ta quả là đáng báo động, đem lại một cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên vượt bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp và số học sinh khá giỏi hàng năm ở các bậc phổ thông. Đa số các địa phương trong nước đều có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trên 90%, thậm chí như ở Hà Tây lên đến 99,27%, Hải Phòng, Nam Định gần 99%. Đây là một dấu chấm hỏi lớn khi được đem ra so sánh với tỉ lệ 13,3% số học sinh đạt điểm trên trung bình trong kì thi tuyển sinh đại học (2002). Thầy giáo Đỗ Viết Khoa, người đã dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực ở hội đồng thi Phú Xuyên A, Hà Tây cũng đã từng cho biết, trong mỗi lớp 11 thầy đang dạy ko có tới 10% học sinh có học lực trung bình. Rõ ràng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đã không phản ánh đúng tình hình thực chất của học sinh. Như vậy, hai căn bệnh trầm kha trên đã lây lan với quy mô rộng khắp trong ngành giáo dục Việt Nam.
 Chính mức độ trầm trọng và quy mô lan rộng như vậy, hai căn bệnh trên đã làm cho ngành giáo dục Việt Nam trở nên khuyết tật, từ đó mang lại những hậu quả hết sức nặng nề.
 Cụ thể hơn, thứ nhất, theo lời bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã nói, đó chính là sự lãng phí trong nhiều mặt. Là sự lãng phí thời gian, tuổi thơ và công sức của các em học sinh, nhiều em học hết tiểu học mà đọc không thông viết không thạo, lên lớp 10 mà làm toán chưa rành. Quãng đời phổ thông của các em học sinh sẽ bị lãng phí, các em mất đi thời gian trang bị kĩ năng, tri thức để làm người, và khi ra đời các em sẽ bị thiệt thòi. Lãng phí thứ hai là từ góc độ gia đình, lãng phí tiền bạc của phụ huynh cho con em đi học mà không đạt dược kết quả gì. Lãng phí thứ ba là công sức của thầy giáo cô giáo: sẽ là lãng phí nếu công sức các thầy cô giáo bỏ ra mà không giúp được học sinh học tốt thêm lên và có thực chất. Lãng phí thứ tư là từ góc độ đất nước nói chung: đất nước tốn nhiều công sức, tiền bạc mà không tạo ra nguồn lực con người – tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước,đây cũng là lãng phí lớn nhất. 
 Tác hại nghiêm trọng cần phải kể đến thứ hai chính là sự đảo lộn về giá trị con người. Sự lẫn lộn giữa thực tài và “giả” tài sẽ gây bức xúc trong xã hội cũng như phương hại đến chính sách thu hút nhân tài của nước nhà.
 Tác hại thứ ba là hệ thống bằng cấp có “tai tiếng” của Việt Nam sẽ tiếp tục không được quốc tế công nhận. Đây sẽ là bất lợi lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhấp quốc tế toàn diện, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 
 Cuối cùng, thói quen tiêu cực của học sinh trên giảng đường sẽ là mầm mống thói quen tiêu cực trong xã hội khi trưởng thành, tạo ra một thế hệ người với những quan niệm lệch lạc. Đây chính là tác hại lớn nhất và vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đất nước trong tương lai và với một khoảng thời gian dài. Bởi vậy, việc cấp thiết cần phải làm chính là bốc thuốc cho bệnh.
 Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hai ung nhọt nói trên trong ngành giáo dục Việt Nam. Trước hết cần phải nói rằng, tiêu cực trong thi cử chính là hành vi biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Sở dĩ bệnh thành tích có cơ hội lây lan trong học đường là do đã có sẵn một bức tường vững chãi để dựa chính là quan điểm chuộng bằng cấp đã tồn tại lâu đời trong con người và xã hội Việt Nam. Điều này dẫn đến nguyên phát của căn bệnh thành tích chính là ở nơi sử dụng con người.Tuyển và sử dụng người theo bằng cấp đã cho ra lò những cử nhân dởm, kĩ sư giả, tiến sĩ giấy tràn lan trong xã hội. Số bằng cấp và học vị tương quan thuận với tiền bạc, danh lợi trong cuộc sống sau này đã dẫn đến một phản ứng dây chuyền và hành trình quan niệm của số đông người đi học là để qua được, đỗ được,tốt nghiệp được, và cuối cùng là có được tấm bằng, bằng càng cao càng tốt, càng nhiều càng hay. Như thế, dĩ nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống giáo dục sẽ đáp ứng với những quan niệm này. Và dù lãnh đạo cách ngành, các thầy cô giáo có tâm huyết không muốn, quảng đại quần chúng nhân dân từ trong nhận thức cũng không muốn, nhưng trong thực tế đã xảy ra tình trạng dạy nhanh, dạy ẩu, cho điểm, cho lên lớp, xếp hạng cao hơn thực lực, cho đỗ tốt nghiệp không theo thực chất mà theo nhu cầu của người học và chỉ tiêu cấp trên giao. 
 Bên cạnh đó, không khỏi kể đến là sự bất cập trong hệ thống giáo dục và thi cử ở Việt Nam. Trước hết là sự quá tải như nhiều người nói “đại học hóa phổ thông” và sự khô cứng trong chương trình, của sách giáo khoa phổ thông cùng với cách dạy theo kiểu áp đặt, nhồi nhét đã làm cho thui chột khả năng sáng tạo và sự tìm tòi say mê của học sinh. Tiếp đến là những áp lực điểm số và thi cử cùng với cách đánh gía dựa trên điểm số đã làm cho học sinh khi không đủ khả năng để đáp ứng chương trình thì phải quay cóp, sử dụng tài liệu hoặc nhờ vào sự hỗ trợ của giám thị và gia đình. Mặt khác thi đua trong ngành giáo dục với những chỉ tiêu khô cứng, trong khi mức sống của thầy cô giáo không đảm bảo đã làm cho các thầy cô giáo không thể chỉ chuyên tâm hết mình hoặc chấp nhận phản ánh đúng thực lực học sinh để bị cắt thi đua, vv... Tóm lại, nguyên nhân dẫn đến tiêu cực thì có nhiều, hướng giải quyết thì cũng đã được đưa ra đó là cuộc vận động “hai không”, song phải chăng liều thuốc này đã “đủ đô”.
 Cá nhân tôi cho rằng cuộc vận động “hai không” – liều thuốc trị bệnh, đầu tiên phải là liều thuốc của nhận thức. Phải có sự thống nhất nhận thức giữa các cấp, nhà trường, gia đình và quan trọng nhất là của các em học sinh. Không thể chỉ nói “ không được gian lận, không được chạy theo thành tích, không..., không...” mà phải chỉ rõ ra rằng, cấp bằng cấp sai với thực lực của các em là sai lầm, là làm hại các em, như thế các em sẽ thiệt thòi vì không có đủ khả năng để vào đời.
 Vấn đề quan trọng thứ hai chính là cải cách hệ thống giáo dục. Cuộc vận động “hai không” không thể có hiệu quả nếu nó vẫn được áp dụng với một hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập đáng kể. Thiết yếu là phải làm sao cho học sinh biết cố gắng trong học tập nhưng không phải bị đè nặng bởi áp lực. Cách dạy và học phải hướng đến sự hào hứng của cả người dạy và học. Mặc dù hiện nay sách giáo khoa mới đã được ban hành với mục tiêu giảm tải, phương pháp dạy học mới là “trò nói thầy nghe” nhưng đi vào thực tế mới biết, chương trình sách giáo khoa quá nặng, mở rộng thêm nhiều vấn đề làm cho các thầy cô giáo phải “chạy tiết”, thầy cô nói còn không kịp, thời gian đâu mà nghe trò nói. Đặc biệt, bên cạnh đó, cách tổ chức trong thi cử đồng thời cách ra đề thi phải đổi mới, làm sao cho không có tiêu cực và hướng đến việc đánh giá đúng thực lực học sinh. Song song với vấn đề trên, việc trang bị cơ sở vật chất và đảm bảo cuộc sống cho giáo viên cũng là một bước quan trọng trong công cuộc làm thế nào để cuộc vận động “hai không “ trở nên càng hiệu quả. Đồng thời xử phạt nghiêm khắc và khen thưởng đúng cách sẽ là một động lực cho cả người dạy, người học và lãnh đạo thực hiện tốt cuộc vận động “hai không”.
 Cuộc vận động “hai không” là một bước đột phá trong giáo dục. Song, con số 15 ngàn học sinh bỏ học trong thời gian qua có thể làm xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều, “tích cực có, tiêu cực có, bình tĩnh có, nôn nóng có, đỗ lỗi cho “hai không” cũng có”. Song tôi cho rằng, đây chính là đáp số của bệnh thành tích trong giáo dục, là đáp số của cuộc trắc nghiệm lớn về thực chất dạy và học trong các năm qua. Đau lòng thật, nhưng phải có bước đầu đau đớn như thế thì mới tạo ra được một thế hệ tương lai được đào tạo trong một môi trường giáo dục hoàn thiện, không có tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích.
Cuộc vận động “hai không” là một hướng đi đúng và là việc làm cần thiết trong chiến lược “Chấn hưng và phát triển giáo dục nước nhà”. Tuy nhiên, cuộc vận động này cần phải đi vào thực tế hơn nữa, bám sát quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, đồng thời là sự quản lí chặt chẽ của các cấp các ngành trong hệ thống giáo dục. Bản thân tôi tin rằng, mọi khó khăn rồi sẽ vượt qua, hai căn bệnh này rồi cũng sẽ được chữa trị dứt điểm, vì một nền giáo dục lành mạnh của Việt Nam trong tương lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai thi tim hieu 80 nam cong doan.doc