Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32

Tiết 151: BỐ CỦA XI-MÔNG

 - G. Đơ Mô- Pa- xăng -

A-Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh hiểu được Mô - Pa – Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng

 của 3 nhân vật chính trong văn bản.

-Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.

B-Chuẩn bị:

-G/V: Đọc phần cuối của truyện trong SGV Trang 146 để tham khảo .

 Bài soạn; chân dung nhà văn

-H/S: Soạn bài. Đọc văn bản SGK Trang 140.

C-Tiến trình bài dạy:

1-Tổ chức:

2-Kiểm tra:

-Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô - Bin – Xơn được thể hiện như thế nào?

-Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tác giả qua đoạn trích học?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 5/4/2012
Ngày giảng: /4/2012
Tiết 151: Bố của Xi-Mông 
 	- G. Đơ Mô- Pa- xăng -
A-Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh hiểu được Mô - Pa – Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng 
 của 3 nhân vật chính trong văn bản.
-Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.
B-Chuẩn bị:
-G/V: Đọc phần cuối của truyện trong SGV Trang 146 để tham khảo .
 Bài soạn; chân dung nhà văn
-H/S: Soạn bài. Đọc văn bản SGK Trang 140.
C-Tiến trình bài dạy:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
-Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô - Bin – Xơn được thể hiện như thế nào?
-Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tác giả qua đoạn trích học?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Văn học pháp H/S đã được học ở các lớp 6,7,8: “Buổi học cuối cùng”, “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” “Đi bộ ngao du” bài hôm nay là một tác phẩm của văn học Pháp. Giới thiệu về Mô-Pa-Xăng.
*H/S đọc từ đầu đkhóc hoài
?Những câu văn nào miêu tả rõ tâm trạng của Xi-mông?
?Nhà văn miêu tả nhiều lần Xi-mông khóc? Thể hiện tâm trạng của em thế nào?
?Suy nghĩ của em trước hoàn cảnh của Xi-mông?
?Lời nói của Xi-Mông được thể hiện ntn?
?Thái độ của nhà văn ntn?
?Xi – Mông nói với bác Phi-líp thế nào?
?Lời nói ấy thể hiện khát khao gì?
?Nhận xét của em qua những câu đối thoại này?
?Tình cảm, thái độ của nhà văn giành cho em ntn?
?Em hiểu gì về cánh kể chuyện của nhà văn qua đoạn truyện này?
? Xi – mông là em bé thế nào?
I-Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc, kể:
-Đọc thể hiện rõ hình ảnh, tâm trạng của nhân vật.
-Chú ý những lời đối thoại
-Kể tóm tắt đoạn trích.
2-Bố cục:
-Văn bản chia 4 phần
+Nỗi tuyệt vọng của Xi-Mông
+Xi-Mông gặp bác Phi-líp
+Bác Phi-Líp đưa Xi-Mông về nhà
+Ngày hôm sau ở trường.
II Đọc- Hiểu văn bản:
1-Nhân vật Xi-Mông
*Tâm trang của Xi-Mông:
-Có cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc.
-Em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ... em lại khóc.
-Em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài
->Giành nhiều những câu văn miêu tả tâm trạng của Xi-Mông->một tâm trạng đau buồn, tuyệt vọng trước hoàn cảnh thực tại của em.
*Lời nói, hành động của Xi – Mông:
-Chúng nó đành cháu...vì...cháu
-...Cháu...không có bố...
-Em nói giữa những tiếng nấc buồn tủi,... 
đlời nói ngắt quãng, nghẹn ngào, đau đớn đcánh miêu tả rất tinh tế về tâm lí nhân vật.
-Bác có muốn làm bố cháu không?
-Thế nhé! Bác Phi – líp, bác là bố cháu.
đLời đối thoại rất tự nhiên, thể hiện những khát khao và sự ngây thơ của Xi –mông, em khát khao cả những điều bình dị nhất, thật tội nghiệp, đáng thương.
G/V: Giới thiệu hoàn cảnh gia đình của chị, chị là người phụ nữ đức hạnh, đẹp nhất vùng; một thời lầm lỡ bị lừa dối khiến cho Xi – mông trở thành đứa con không bố.
H/S: Đọc: Những lời văn kể, tả về nhân vật B-lăng –sốt?
?Ngôi nhà của chị được miêu tả ntn?
?Khi chị xuất hiện bác Phi –líp hiểu ra ngay điều gì?
(thuật lại câu văn của TG?)
?Chị là người thiếu phụ ntn?
?Thái độ của chị đối với khách ntn?
?Tâm trạng của chị được TG miêu tả ntn?
?Nhận xét về cách miêu tả tâm trạng của TG?
(Dùng nhiều từ gợi tả sắc nét, khả năng phân tích tâm lí tinh tế)
?Tâm trạng của chị ntn?
?Thái độ của nhà văn?
?Tìm những câu văn miêu tả và kể về 
Phi-líp?
?Em co nhận xét gì về miêu tả của nhà văn? Nhà văn muốn thể hiện điều gì?
? Qua thái độ, hành động của bác Phi-líp em thấy bác là con người ntn?
?Vì sao bác lại co thái độ, hành động như vậy?
?Diễn biến tâm trạng của bác Phi – Líp được tác giả thể hiện ntn? trong cả đoạn trích?
?H/S đọc tiếp phần cuối đoạn trích?
?Ngày hôm sau đến trường sự việc xảy ra ntn? với Xi – mông? (Xi – mông thế nào? em có suy nghĩ, tin tưởng sắt đá thế nào?)
2- Nhân vật Blăng-sốt:
-Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ.
đMột cuộc sống nghèo nhưng ngăn nắp, nghiêm túc.
đCách tả thể hiện thái độ của nhà văn
đThái độ, cử chỉ của chị với khách rất dè dặt nghiêm túc, tự trọng.
*Tâm trạng của Blăng-sốt:
-Đôi má đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ.
-Hổ then lặng ngắt và quằn quại dựa vào tường.
đMiêu tả sắc nét, khả năng phân tích tâm lí tinh tế của nhà văn.
đChị là người phụ nữ bất hạnh đau đớn chịu thiệt thòi đ thái độ cảm thông và chia sẻđtoát lên ý nghĩa tư tưởng nhân văn cao.
3-Nhân vật Phi – líp:
*Hình dáng:
-Cao lớn, râu tóc đen quặn.
-Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em.
đHình ảnh của một người vững vàng tốt bụng rất tin cậy.
*Thái độ, hành động:
-Bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt.
-Có chứ, bác muốn chứ.
-Nhấc bổng em lên đột ngột hôn vào má em.
đCách miêu tả ngắn gọn, giản dị.
đNhân vật Phi-líp thực sự là chỗ dựa tinh thần cho Xi – mông. Hành động của bác đầy nhân hậu, cao đẹp, giàu tình yêu thương.
-Diễn biến tâm trạng của Philip:
Khi đưa Xi – mông về nhà Phi – líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-Sốt khi gặp chị, Phi – lip không còn ý nghĩ này nữa.
Cuối cùng vì thương Xi – Mông và cảm mến Blăng – sốt, Phi –Líp rất vui rất sẵn sàng làm bố Xi –Mông
đNiềm vui và bất ngờ đến với Phi – líp
*Kết thúc đoạn trích
đHạnh phúc xốn xang ở trong lòng Xi-Mông, em có đủ sức mạnh để đấu chọi lại bọn bạn ác ýđý nghĩa lớn lao về tư tưởng nhân văn toát lên từ tác phẩm là mang lại hạnh phúc cho trẻ bất hạnh và con người phải luôn giàu tình yêu thương.
Tổng kết – ghi nhớ
? Nghệ thuật đặc sắc trong cách viết truyện của Mô – pa- xăng là gì?
?Nhắc nhở chúng ta điều gì?
Nhà văn đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật
-Nhắc nhở chúng ta về thái độ sống phải giàu lòng thương yêu con người thông cảm, sẻ chia.
*Ghi nhớ: SGK-144
Củng cố – dặn dò
- G/V nêu các yêu cầu củng cố (5yêu cầu)
Chú ý phân tích rõ nghệ thuật sắc nét của tác giả và giá trị nhân văn của tác phẩm.
-G/V nêu yêu cầu về nhà
-Kể tóm tắt đoạn trích
-Phân tích nhân vật Blăng- sốt; Phi – Líp 
-Thái độ, tư tưởng của nhà văn?
-Nội dung cần ghi nhớ?
-Bài học cho em về nội dung giáo dục toát lên từ đoạn trích.
-Về nhà:
-Học bài theo yêu cầu.
-Đọc và luyện tập các tác phẩm đã học ở lớp 9
-Chú ý các câu hỏi ở bài ôn tập truyện trang 144
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:	5/4/2012	
Ngày giảng:	 /4/2012	 
Tiết 152: Ôn tập về truyện (tiết 1)
A-Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh:
 -Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
 -Củng cố về thể loại truyện: Trần thuật xây dựng NV,cốt truyện, tình huống truyện.
 -Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
B-Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn.
+Giai đoạn văn học từ sau CMT8/45 phần văn xuôi hiện đại.
-H/S: Học bài cũ và tìm hiểu phần hướng dẫn chuẩn bị bài ôn tập về truyện.
C-Tiến trình bài dạy:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra: -Phân tích hai nhân vật: Blăng – sốt và Phi – líp trong đoạn trích học
 -Nội dung phần ghi nhớ của bài học
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
-Những tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 đều thuộc văn học giai đoạn sau CMT8/45 để hệ thống các kiến thức về những tác phẩm truyện cần thiết phải ôn tập về truyện
? Có mấy tác phẩm truyện hiện đại Việt nam đã học ở lớp 9?
(5 tác phẩm)
+G/V: yêu cầu lập bảng thống kê theo mẫu SGK trang 144.
H/S: Trả lời các câu hỏi theo 4 cột của bảng thống kê.
1-Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
-Lập bảng thống kê theo mẫu SGK
-Ghi đủ từ 2-3 tác phẩm vào bảng (đủ 4 cột)
Stt
Tên TP
Tác giả
STnăm
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ SaPa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp giữa tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kỹ sư trẻ với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đât nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Thành Long
1966
Thể hiện tình cha con sâu nặng, một nét đẹp tâm hồn của một người cán bộ cách mạng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 Sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
4
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên 1 cao điểm ở tuyến đường Trường sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng,thơ mông, tinh thần dũng cảm,cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chiến tranh
 Cách dẫn truyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
5
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống và quê hương
 Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống,trần thuật tâm trạng của nhân vật
G/V yêu cầu: 
+H/S trả lời kỹ câu hỏi cột 5 . Thống nhất ghi vào vở.
+Học sinh ghi đủ 5 tác phẩm theo 5 cột vào vở
*Luyện tập
-Chú ý tích hợp với TLV nghị luận vê một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
HS: Trả lời
-Đọc sắm vai 1 số đoạn trích trong các tác phẩm đã học.
-Về thể loại truyện được thể hiện những yếu tố nghệ thuật đặc trưng là gì?
-Kể lại 1 truyện trong các truyện đã học, đã ôn tập.
 *Củng cố – dặn dò:
-Củng cố rõ về thể loại truyện cần phân -Thái độ của nhà văn?
 H/S: Trả lời
 G/V: Nêu yêu cầu về nhà
-Chú ý viết văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 .
tích những yếu tố gì?
*Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn:	5/4/2012	
Ngày giảng:	 /4/2012
 Tiết : 153. ôn tập về truyện (t2)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nanm hiện đại và nước ngoài đã học ở chương trình ngữ văn 9. Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện, xây dựng cốt truỵen, tình huống truyện. Tích hợp các văn bản truyện đã học.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức
3. Giáo dục : giáo dục 
II. Chuẩn bị : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Làm đề cương ôn tập.
IV. Tiến trình lên lớp .
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Trong giờ
3. Bài mới : 
? Học sinh đọc câu hỏi 2+3 trang 144?
?Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có những truyện nào?
?Sau 1975 có truyện nào?
?Hình ảnh con người việt nam được thể hiện sinh động qua những nhân vật nào?
?Phẩm chất cao đẹp của họ là gì?
(Lấy VD và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu từ tác phẩm).
?Những nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật là gì?
+Học sinh đọc câu hỏi 4 SGK trang 144
G/V: Cho học sinh thể hiện rõ cảm nghĩ riêng, sâu sắc của mình.
KL: Về những giá trị cao đẹp.
?H/s đọc câu hỏi 5 + 6 SGK trang 144.
Em hóy cho biết n ... ọc.
-Về thể loại truyện được thể hiện những yếu tố nghệ thuật đặc trưng là gì?
-Kể lại 1 truyện trong các truyện đã học, đã ôn tập.
*Củng cố – dặn dò:
G/V: nêu yêu cầu củng cố
-Củng cố rõ về thể loại truyện cần phân tích những yếu tố gì?
-Thái độ của nhà văn
H/S: Trả lời
G/V: Nêu yêu cầu về nhà
-Chú ý viết văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
-Đọc lại các tác phẩm và tóm tắt truyện 
-Phân tích truyện chú ý làm rõ những yêu cầu gì?
-Thái độ tư tưởng của các nhà văn ntn?
*Về nhà: Học bài theo yêu cầu
Tập viết các bài văn nghị luận về nhân vật, nghị luận về chủ đề? Về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của một số tác phẩm.
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:	 5/4/2012	
Ngày giảng:	 /4/2012	 
Tiết 154: Tổng kết về ngữ pháp
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 -Hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu
 -Hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành.
B-Chuẩn bị:
 -G/V: Bài soạn, các ngữ liệu minh hoạ; bảng phụ để so sánh đối chiếu
 -H/S: Học bài cũ ở tiết 1, chẩn bị cho tiết 2.
C-Tiến trình bài dạy:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
-Khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT
-Các từ loại khác là những từ loại nào?
-Thành phần trung tâm của các cụm từ?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Sự cần thiết phải hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu và các kiểu câu ở tiết tổng kết này.
?H/S đọc và trả lời câu 1 SGK trang 145
?Đặt câu có thành phần chính? 
(Nêu rõ nội dung gì ? )
? Các thành phần phụ đã học (trạng ngữ, khởi ngữ ?)
? Cho ví dụ về trạng ngữ?
?Cho ví dụ về khởi ngữ?
? H/S đọc 3 VD a, b, c SGK? Phân tích các thành phần của câu?
?Thành phần CN, VN, Trạng ngữ, khởi ngữ?
?Tập đặt câu văn, đoạn văn s/d đúng các thành phần của câu?
?Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phàn biệt lập cảu câu?
?Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì?
?Cho VD cụ thể?
?H/S đọc BT2 trang 145
?Chỉ rõ các thành phần biệt lập trong phần a b c d e?
?Tác dụng của nó ntn?
?Thế nào là câu đơn
?H/s đọc BT+2 trang 146,147.
?H/s đọc Bt1 phần a b c d e trang 146
?Tìm CN, VN trong các câu?
? H/S đọc BT2 phần a b c trang 147? Xác định câu đặc biệt?
? Khái niệm về câu ghép?
?H/s đọc BT1 mục II trang 147
? Tìm câu ghép?
?HS đọc BT2, chỉ rõ các kiểu q/h về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép
G/V: Hướng dẫn HS làm BT4 trang 149
?Học sinh đọc BT1(trang 149)
?Tìm câu rút gọn?
?Rút gọn ntn?
?H/s đọc BT2 tìm bộ phận của câu đứng trước được tách ra?
?Tác dụng ntn?
?H/s đọc BT3
-G/V: hướng dẫn HS cách biến đổi.
-H/s: đọc BT1, tìm các câu nghi vấn?
-?H/S: Cách dùng các câu nghi vấn đó có để hỏi không?
?H/S đọc Bt2? Tìm câu cầu khiến dùng để làm gì?
(Chú ý: Mục đích của các câu cầu khiến có khác nhau)
?H/S đọc BT3
-G/V hướng dẫn H/S BT3
C-thành phần câu:
I-Thành phần chính và thành phần phụ:
1-Kể tên, nêu dấu hiệu nhận biết
*Thành phần chính: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộ phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn
 -CN: Là TP chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái...được miêu tả ở VN. CN thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
-VN: Là TP chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì?
*Thành phần phụ:
-Trạng ngữ: đứng ở đầu câu, cuối câu,hoặc đứng giữa CN và VN, nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...diễn ra sự việc nói ở trong câu
-Khởi ngữ: Thường đứng trước CNnêu lên đề tài của câu nói.
2-Phân tích thành phần của các câu sau:
-Đôi càng tơi mẫm bóng.
 CN VN (Tô Hoài)
-Sau một hồi trống thức vang dội cả lòng
 TR.N
tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng 
 CN VN
dưới hiên rồi đi vào lớp.
 (Thanh Tình)
-Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc,
 K.N
nó vẫn là người bạn trung thực, chân 
CN
thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng 
 VN
không bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác.
II-Thành phần biệt lập
1-Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết:
-Thành phần tình thái: Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với các sự việc được nói đến trong câu
-Thành phần cảm thán: Dùng để bộc lộ tâm lý của người nói( vui, buồn, mừng, giận..)
-Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
-Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho ND chính của câu
đDấu hiệu nhận biết: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Cũng vì vậy, chúng được gọi chung là TP biệt lập.
2-Tìm thành phần biệt lập:
a)Có lẽ: Tình thái
b)Ngẫm ra: Tình thái
c)Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ.....
(Thành phần phụ chú)
d)Bẩm: gọi - đáp
Có khi: Tình thái
e)Ơi: Gọi - đáp.
D-Các kiểu câu
1-Câu đơn
-Khái niệm?
-Tìm CN, VN trong các câu đơn?
a. Nghệ sĩ : CN
- ghi lại cái đã có rồi : VN
- muốn nói một điều gì mới mẻ : Vn
b.-lời gửi của...cho nhân loại :CN
-phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn ;Vn
c.- nghệ thuật : Cn
- là tiếng nói của tình cảm : Vn
d.-Tác phẩm : CN
- là kết tinh của... sáng tác : Vn
- là sợi dây...trong lòng :Vn
e.- Anh : Cn
- thứ sáu và cũng tên Sáu : VN
2-Xác định câu đặc biệt:
a)Có tiếng nói léo xéo ở gian trên tiếng mụ chủ.
b)Một anh thanh niên hai mươi tuổi!
c)Những ngọn đèn...thần tiên.
- Hoa trong công viên
- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố
- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó
3-Câu ghép
-Khái niệm
-Tìm câu ghép trong bài tập 1:
a. Anh gửi vào TP..chung quanh
b. Nhưng vì quả bom nổ gần, Nho bị choáng.
c. Ông lão vừa nói. hả hê cả lòng
d. Còn nhà họa sĩ và cô gái kì lạ.
e. Để người con gái cho cô gái
-Chỉ rõ quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép BT2
a,c: qh bổ sung
b,d: qh nguyên nhân
e: qh mục đích
-Bài tập 3
qh tương phản
b) qh bổ sung
c)qh điều kiện, giả thiết.
Bài tập 4: Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở những câu cho sẵn
- Vì quả bom tung lên và nổ trên khong, ( nên) hầm của Nho bị sập -> Nguyên nhân
- Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
- Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập -> Điều kiện
+ Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập -> Tương phản
+ Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập 
+ Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần -> Nhượng bộ
4-Biến đổi câu:
-BT1: Câu rút gọn
+Quen rồi
+Ngày nào ít: ba lần
-BT2:
a)Và làm việc có khi suốt đêm
b)Thường xuyên
c)Một dấu hiệu chẳng lành
đTách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách.
-BT3: Biến đổi
Giáo viên chú ý hướng dẫn h/s bằng cách đảo các thành phần và cụm từ trong câu.
 a.Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm
 b. Một cây cầu lớn sẽ đượ tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này
 c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước
IV-Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
-Bài tập1:
Các câu nghi vấn:
+Ba con, sao con không nhận?
+Sao con biết là không phải?
(Dùng để hỏi)
-Bài tập 2:
a)-ở nhà trông em nhé!
-Đừng có đi đâu đấy.
đDùng để ra lệnh.
b)-Thì má cứ kêu đi
đDùng để yêu cầu
c)Vô ăn cơm!
đDùng để mời.
Chú ý: Câu” cơm chín rồi” là câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến
-Bài tập 3:
-G/V hướng dẫn H/S làm BT3
đĐó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
* Luyện tập – củng cố
Y/c phần luyện tập thực hiện trong quá trình tổng kết.
-G/V: nêu yêu cầu về nhà
đĐây là tiết tổng kết, hoạt động 4 xen lẫn vào quá trình tổng kết các nội dung và các bài tập đã làm trong tiết học.
-Về nhà: H/S ôn tập nội dung 2 tiết tổng kết và giải quyết các bài tập đã yêu cầu. 
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:	5/4/2012	
Ngày giảng: /4/2012	 
Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần Truyện)
A-Mục tiêu cần đạt:
-Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của H/S về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong chương trình lớp 9
-H/S được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn. 
B-Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn, yêu cầu của việc kiểm tra
-H/S: Ôn tập về truyện hiện đại VN chuẩn bị giấy kiểm tra.
C-Tiến trình bài dạy:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
-G/V: Cho học sinh chép đề vào giấy kiểm tra.
-Yêu cầu đối với học sinh: Về cách trình bày, về thái độ, ý thức làm bài.
I-Câu hỏi:
A.Phần trắc nghiệm
Chon phương án đúng.
+Câu 1:
Trong các truyện sau truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất
 -Làng
 -Lặng lẽ Sa Pa
 -Chiếc lược ngà 
 -Bến quê
 -Những ngôi sao xa xôi 
+Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác 
 giả và thời điểm sáng tác của truyện ngắn 
 Bến quê
 A:Tô Hoài sau 1975
 B:Nguyễn Khải 1954-1975
 C:Nguyễn Minh Châu: K/c chống Mỹ
 D:Nguyễn Minh Châu: Sau 1975 
+Câu 3: Nhân vật Nhĩ trong Truyện Bến Quê 
 cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh?
 A: Tần tảo chịu đựng hy sinh 
 B: Thông Minh
 C: Giản dị , đảm đang
 D: Cả A, B, C
+Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật 
 của truyện ngắn: “Bến quê”
 A: Xây dựng tình huống truyện độc đáo
 B: Miêu tả tâm trạng nhân vật
 C: Người kể chuyện
 D: Sáng tạo những hình ảnh giàu nghĩa 
 biểu tượng 
+Câu 5: Trong truyện ngắn: “Những ngôi sao 
 xa xôi” viết về mấy nhân vật nữ:
 A: 2 C: 4
 B: 3 D: 5
B.Phần tự luận:
+Câu 1: Phân tích cảm xúcvà suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học của truyện “Bến quê” Qua đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm triết lí gì về cuộc đời con người?
+Câu 2: Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
II-Đáp án:
A.Phần trắc nghiệm:
 -Câu 1: Chiếc lược ngà
 Những ngôi sao xa xôi
 -Câu 2: D
 -Câu 3: A
 -Câu 4: D
 -Câu 5: B
B-Phần tự luận
-Câu 1: Yêu cầu học sinh phân tích được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
 +Với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương, đặc biệt là hình ảnh của bãi bồi bên kia sông rất đỗi bình dị mà Nhĩ yêu tha thiết, khao khát.
 +Với người vợ giàu hy sinh, tần tảo với những người xung quanh mà Nhĩ thấm thía.
 +Cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn.
đNhững cảm xúc, suy nghĩ có ý nghĩa khái quát, biểu trưng gửi gắm triết lý sâu sa về cuộc đời con người. Hãy biết quý yêu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc trong cuộc đời thứuc tỉnh về những giá trị của những vẻ đẹp ấy.
-Câu 2:
Cảm nghĩ: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hồn của họ vẫn hồn nhiên, trong sáng, lạc quan giàu mơ mộng...
*Luyện tập
-Thu bài
-Nhận xét giờ làm bài 
*Củng cố – dặn dò
-Về nhà: Viết bài về truyện hiện đại Việt Nam các câu hỏi 3,4 trong phần kiểm tra về truyện.
*Rỳt kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 tuan 32 da sua hay.doc