Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 6: Lực ma sát - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 6: Lực ma sát - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Câu 1: Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp

nào sau đây l?c ma sát có giá trị nhỏ nhất :

A- Hòn bi lăn trên mặt phẳng.

B- Hòn bi trượt trên mặt phẳng.

C- Hòn bi năm yên trên mặt phẳng.

D- Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng.

Câu 2: Chiều của lực ma sát :

A- Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B- Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C- Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

D- Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển

động của vật.

Câu 3: Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát ?

A- Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

B- Thêm dầu mỡ.

C- Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

D- Tất cả các biện pháp trên.

Câu 4: Môt chiếc đang chạy với vận tốc v0 thì tài xế đạp phanh để xe chạy

chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là:

A- Lực ma sát trượt.

B- Lực ma sát lăn.

C- Lực ma sát nghỉ.

D- Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Câu 5: Tay đang giữ một vật, em hãy :

a) Vẽ các lực ma sát.

b) Đó là lực ma sát trượt hay ma sát nghỉ ?

c) Nếu vật có trọng lượng lớn, làm thế nào

để tăng lực ma sát ?

Câu 6:

a) Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nào để tăng lực ma sát

giữa bánh xe và mặt đường ? Lốp xe mòn có nguy hiểm không

 

pdf 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 6: Lực ma sát - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
41 
 LỰC MA SÁT 
(Hình 6.1) 
 Vì sao thủ môn phải đeo găng tay để chụp 
bóng ? 
 Bạn hãy thử mở nút chai bị vặn chặt với các 
ngón tay có dính dầu mỡ hoặc nước xà phòng 
được không ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
42 
Câu 1: Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp 
nào sau đây l?c ma sát có giá trị nhỏ nhất : 
 A- Hòn bi lăn trên mặt phẳng. 
 B- Hòn bi trượt trên mặt phẳng. 
 C- Hòn bi năm yên trên mặt phẳng. 
 D- Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng. 
Câu 2: Chiều của lực ma sát : 
 A- Cùng chiều với chiều chuyển động của vật. 
 B- Ngược chiều với chiều chuyển động của vật. 
 C- Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật. 
 D- Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển 
động của vật. 
Câu 3: Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát ? 
 A- Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. 
 B- Thêm dầu mỡ. 
 C- Giảm lực ép giữa các vật lên nhau. 
 D- Tất cả các biện pháp trên. 
Câu 4: Môït chiếc đang chạy với vận tốc v0 thì tài xế đạp phanh để xe chạy 
chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: 
 A- Lực ma sát trượt. 
 B- Lực ma sát lăn. 
 C- Lực ma sát nghỉ. 
 D- Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. 
Câu 5: Tay đang giữ một vật, em hãy : 
 a) Vẽ các lực ma sát. 
 b) Đó là lực ma sát trượt hay ma sát nghỉ ? 
 c) Nếu vật có trọng lượng lớn, làm thế nào 
 để tăng lực ma sát ? 
Câu 6: 
 a) Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nào để tăng lực ma sát 
giữa bánh xe và mặt đường ? Lốp xe mòn có nguy hiểm không ? 
(Hình 6.2) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
43 
 b) Trên các đoạn đường đèo dốc, thường có các đường cứu nạn. Nếu xe 
bị đứt phanh lao xuống dốc, tài xế điều khiển cho xe đi vào đường cứu nạn. 
Mặt đường này rất sù sì. Tại sao vậy ? 
Câu 7: Tại sao không nên chạy xe với tốc độ cao trên những đoạn đường trơn 
trợt nhất là lúc trời mưa ? 
Câu 8: Một số người khi đếm tiền thường có thói quen chấm ngón tay vào lưỡi 
để làm ướt ngón tay. 
 a) Tại sao người ấy phải làm như vậy ? 
 b) Việc làm này có mất vệ sinh không ? 
Khắc phục bằng cách nào ? 
Câu 9: Biển báo này cảnh báo điều gì ? 
Câu 10 : Dựa vào hình vẽ sau, em hãy cho biết : 
(Hình 6.3) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
44 
 a) Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát nghỉ ? Lực 
ma sát nghỉ có giá trị cố định không ? 
 b) Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát trượt ? 
Câu 11: Quan sát các bộ phận trong chiếc xe đạp. 
Em hãy cho biết: 
a) Cần phải giảm lực ma sát ở các bộ phận nào ? 
Bằng các biện pháp nào ? 
b) Cần phải tăng lực ma sát ở những bộ phận nào ? 
Bằng các biện pháp nào ? 
Câu 12: Tại sao khi rơi vào bầu khí quyển của Trái 
Đất các con tàu vũ trụ có thể bị bốc cháy. 
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt 
trên bề mặt của vật khác. 
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật 
khác. 
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng 
của lực khác. 
- Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. 
Để giữ bao gạo 100 kg cân bằng, ta cần một lực 
1000N. Nhưng nếu quấn dây treo bao gạo một 
vòng quanh một trụ dặt cố định, do xuất hiện lực 
ma sát giữa dây và trụ, ta chỉ cần tác dụng một 
lực 1,86 N để giữ vật. Nếu quấn 2 vòng thì chỉ 
cần 0,0348 N. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
45 
Nhà Toán học và Cơ 
học người Thụy Sĩ là 
Ơ-le đã chứng minh 
rằng nếu thêm 2,3 
vòng thì lực ma sát có 
thể tăng hàng chục 
nghìn lần. 
Trong chiến dịch Điện 
Biên Phủ, bộ đội ta chỉ 
cần dùng dây thật chắc 
và quấn vài vòng dây 
quanh một thân cây là 
có thể giữ cho một cỗ 
pháo nặng vài tấn 
không bị tuột. 
Đối với các loại tàu cao tốc (TGV), nếu giảm 
lực ma sát bằng cách dùng lực của nam 
châm (từ trường) nâng tàu lên, làm cho tàu 
khôbng tiếp xúc trực tiếp với đường ray, khi 
tàu chạy. Hiện nay một số tàu cao tốc có thể 
đạt đến vận tốc khoảng 500 km/h. 
Euler 
 (1707-1783 ) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
46 
Một chút mẹo vặt nhờ ứng dụng lực ma sát 
- Móc áo bị gió thổi luôn luôn trượt trên dây 
phơi. Để khắc phục, dùng một sợi dây thun buộc 
vào dây phơi rồi treo móc áo lên trên. 
- Ổ khoá lâu ngày bị rỉ sét, hoạt động rất khó 
khăn. Em có thể nhỏ vài giọt dầu nhớt để bôi 
trơn. Tuy nhiên cách tốt nhất là mài ruột bút chì 
thành bột rồi rắc vào trong ổ khoá. 
- Dùng tay mở nút chai, bị trơn trợt, khó mở. Em 
hãy quấn buộc một sợi dây thun, hoặc miếng vải 
khô vào nút chai để tăng lực ma sát. 
 Bạn Thảo: " Nước làm giảm lực ma sát, như sàn 
nhà ướt thì trơn trợt hơn sàn nhà khô". 
 Bạn Phương đưa ra một lập luận khác: " Nước 
làm tăng lực ma sát, thí dụ nếu cán búa bị trơn, dễ 
tuột khỏi bàn tay nếu làm ướt cán búa thì dễ cầm 
cán búa hơn". 
Theo em thì bạn nào có lí ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
47 
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: D 
Câu 5: 
 a) 
 b) Lực ma sát nghỉ; c) Ép chặt hai tay lên vật. 
Câu 6: a) Lốp xe có răng khía để tăng lực ma sát của xe với mặt đường. Nếu 
lốp xe mòn sẽ rất nguy hiểm vì : 
 - Vỏ lốp bị mỏng nên có thể bị nổ bất cứ lúc nào. 
 - Xe dễ trượt trên đường nhất là lúc trời mưa. 
 b) Mặt đường cứu nạn phải xù xì nhằm tăng lực ma sát giữa bánh xe và 
mặt đường làm cho xe mau ngừng lại. 
Câu 7: Lực ma sát giữa xe và mặt đường bị giảm, xe dễ trượt trên đường nhất 
là lúc trời mưa. 
Câu 8: a) Làm tăng lực ma sát giữa tay và tờ bạc để dễ đếm hơn. 
 b) Rất nguy hiểm vì giấy tiền chứa nhiều vi trùng do luân chuyển từ 
người này sang người kia. Để khắc phục, đặt một đĩa nước nhỏ bên cạnh và 
nhúng các đầu ngón tay vào đĩa nước khi đếm. 
Câu 9: Cẩn thận, đoạn đường trơn trượt, nguy hiểm, nhất là lúc trời mưa. 
Câu 10: a) Trường hợp (1), (2), (3). Nếu vật còn nằm yên, lực bên ngoài tăng 
thì lực ma sát nghỉ cũng tăng đến một giá trị cực đại nào đó. 
 b) Khi vật trượt thì xuất hiện lực ma sát trượt. Lực này có giá trị bằng 
lực ma sát nghỉ cực đại. 
Câu 11: a) Giảm lực ma sát ở các ổ bi, ổ trục, dây xích  Biện pháp thông 
thường nhất là phải thường xuyên tra dầu mở. 
 b) Tăng lực ma sát ở các bố thắng; thay bố thắng nếu bị mòn. 
Câu 12: Khi tàu vũ trụ rơi vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn (7km/s), do lực 
ma sát giữa thân tàu và không khí mà vỏ tàu bị nóng lên và bốc cháy. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf06- Luc ma sat.pdf