Câu 1: Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si -mét :
A- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên
với lực có độ lớn bằng khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
B- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên
với lực có độ lớn bằng khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
C- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên
với lực có độ lớn bằng trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
D- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên
với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Câu 2: Lực đẩy Ác-si -mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây ?
A- Khối lượng của vật bị nhúng.
B- Thể tích của vật bị nhúng.
C- Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
D- Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
Câu 3: Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu tố nào
sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét :
A- Trọng lượng riêng của chất lỏng.
B- Hình dáng của chậu đựng chất lỏng.
C- Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu.
D- B và C.
Câu 4: Thả một vật có trọng lượng riêng d1 vào
chất lỏng có trọng lượng riêng d2 . Phần nổi của vật
có thể tích V1, phần chìm thể tích V2.
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật có độ lớn :
A- d2V2 B- d1V2
C- d2 (V1 + V2 ) D- d1 (V1 + V2 )
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 70 LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT (Hình 10.1) Theo truyền thuyết thì Ác-si-met, nhà bác học người Hi- Lạp (287 – 212 trước Công nguyên), là người đầu tiên đã phát hiện ra lực đẩy của chất lỏng lên mọi vật trong lúc ông đang ngâm mình trong bồn tắm. Tại sao khi ngâm mình trong nước ta cảm thấy mình nhẹ hơn so với lúc bình thường ? Thuật ngữ " Ơ-rê-ka " xuất hiện vào lúc nào ? và có nghĩa là gì ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 71 Câu 1: Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si -mét : A- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. B- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. C- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. D- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Câu 2: Lực đẩy Ác-si -mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây ? A- Khối lượng của vật bị nhúng. B- Thể tích của vật bị nhúng. C- Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. D- Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. Câu 3: Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét : A- Trọng lượng riêng của chất lỏng. B- Hình dáng của chậu đựng chất lỏng. C- Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu. D- B và C. Câu 4: Thả một vật có trọng lượng riêng d1 vào chất lỏng có trọng lượng riêng d2 . Phần nổi của vật có thể tích V1, phần chìm thể tích V2. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật có độ lớn : A- d2V2 B- d1V2 C- d2 (V1 + V2 ) D- d1 (V1 + V2 ) (Hình 10.2) Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 72 Câu 5: Cho hai vật cùng khối lượng, cùng thể tích nhưng một vật hình hộp, vật kia hình lập phương. Khi nhúng cả hai vật trong cùng một chất lỏng thì : A- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hình lập phương lớn hơn hình hộp. B- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hình lập phương nhỏ hơn hình hộp. C- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật là như nhau. D- Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra. Câu 6: Nhúng một vật trong các chất lỏng có khối lượng riêng như sau : Xăng Nước biển Thuỷ ngân Rượu Glixêrin 0,68 kg/ dm3 1.010 kg/m3 13,55g/cm3 0,79 kg/ dm3 1,26 g/cm3 Tính trọng lượng riêng của các chất và sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ lớn lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên vật. Câu 7: Một bạn đã tiến hành các thí nghiệm theo các hình vẽ sau. Qua thí nghiệm này, em rút ra kết luận gì về lực đẩy Ác-si-mét ? Câu 8: Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d1, d2, d3. Hãy so sánh độ lớn của d1, d2 và d3. (Hình 10.3) (Hình 10.4) Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 73 Câu 9: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10 N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6 N. a) Hãy xác định lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật ? b) Nếu thả sao cho chỉ có một nửa vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu ? c) Nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ của lực kế là 6,8 N. Hỏi chất lỏng ấy có thể là chất gì ? (Gợi ý : xem bảng trọng lượng riêng của một số chất lỏng ở câu 6). Câu 10 : Một bạn sau khi làm thí nghiệm về lực đẩy Ác-si-mét đã vẽ đồ thị như sau. Tuy nhiên, bạn ấy quên ghi đại lượng trên trục hoành. Em hãy ghi giúp bạn ấy. - Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn băng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si -mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si -mét : F = d. V d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. (Hình 10.5) Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 74 Câu chuyện về EUREKA ! (Ơ-rê-ka !) Chuyện kể rằng vua Hiê-rôn II có đặt một người thợ kim hoàn làm chiếc vương miện. Sau đó nhà vua giao cho Ác-si-mét kiểm tra vương miện có bị pha kim loại khác không nhưng không được làm sứt mẻ vương miện. Vào một buổi trưa, khi đang ngâm mình trong bồn tắm Ác-si-mét thấy cơ thể mình trong nước nhẹ hơn, đồng thời thể tích nước tràn ra ngoài bồn tắm càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Ông mừng rỡ nhảy vội ra khỏi bồn tắm và la lên " Ơ-rê-ka, Ơ-rê-ka " (nghĩa là " Tôi đã tìm ra rồi, tôi đã tìm ra rồi "). Ngay sau đó, Ác-si-met đã dễ dàng phát hiện ra sự gian dối của người thợ kim hoàn. Ông lần lượt cân chiếc vương miện trong không khí và trong nước. Độ giảm trọng lượng của chiếc vương miện trong nước bằng trọng lượng của nước bị vương miện choán chỗ. Từ đây, Ác-si-met đã tính được thể tích thật của vương miện và tìm ra lượng b?c mà người thợ kim hoàn đã pha vào chiếc vương miện bằng vàng của vua Hiê-rôn. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 75 Chất khí cũng có lực đẩy Ác-si -mét. Ta có thể thực hiện thí nghiệm sau đây để kiểm chứng điều này. - Trên đĩa cân bên trái, đặt hai viên thuốc sủi bọt, một túi ni-lông đựng một ít nước. - Trên đĩa cân bên trái, đặt các quả cân sao cho cân nằm cân bằng. Sau đó thả hai viên thuốc sủi bọt vào trong bao rồi cột chặt lại. Túi ni -lông càng phình to thì càng "nhẹ", cân bị nghiêng về bên phải. Điều này chứng tỏ thể tích của túi ni -lông càng lớn thì lực đẩy Ác-si-mét của không khí tác dụng lên túi ni-lông càng lớn. Bạn Thảo : Lực đẩy Ác-si-mét tại mọi nơi trên Trái Đất đều như nhau. Bạn Phương : Ồ không đâu, mình nghĩ rằng lực đẩy Ác-si-mét cũng phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao nữa đấy. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 76 Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: Xăng Rượu Nước biển Glixêrin Thuỷ ngân 6800 N/ m3 79000N/ m3 10.100 N/m3 12.600 N/m3 130.550N/m3 Câu 7: Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc độ sâu của vật bị nhúng chìm. Câu 8: d2 > d3> d2 Câu 9: a) Lực đẩy Ác-si-mét có giá trị là 10 - 6 = 4 (N) b) Do vật bị chìm một nửa nên lực đẩy Ác-si-mét chỉ còn một nửa. Lực kế chỉ 10 - 2 = 8 (N) c) Nếu nhúng chìm trong nước, lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên vật là : d1V = 4 (N) Còn nếu nhúng chìm trong chất lỏng, lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là: d2V = 3,2 (N) Lập tỉ số : d1: d2 = 4 : 3,2 từ đó d2 = 800 (kg/m3). Chất lỏng ấy có thể là rượu. (Đối chiếu bảng trọng lượng riêng của các chất lỏng ở câu 6). Câu 10: Đại lượng của trục hoành có thể là thể tích của vật hay khối lượng riêng chất lỏng. Vì độ lớn của lực Ác-si-met tỉ lệ thuận với thể tích của vật.
Tài liệu đính kèm: