Bài soạn ôn tập hè Ngữ Văn 8 - Buổi 3 - Trường THCS Cao Nhân

Bài soạn ôn tập hè Ngữ Văn 8 - Buổi 3 - Trường THCS Cao Nhân

Buổi 3

 I. Phần văn học.

A. Văn bản.

 1. Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi,

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

 (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

 2. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

3. Đúng như Xuân Diệu nhận xét : “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh.”

 “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh.” – đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình. Người hầu như không bận tâm tới những nông nổi khổ cực ghê gớm mà bản thân đang phải chịu đựng, nhưng lại hết sức nhạy bén để cảm thông sâu xa với mọi vui buồn sướng khổ của những người tù chung quanh, hay của những người nông dân, người phu đường bắt gặp trên đường chuyển lao.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn ôn tập hè Ngữ Văn 8 - Buổi 3 - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 13 th¸ng 07 n¨m 2012
Ngµy d¹y : 20 th¸ng 07 n¨m 2012
Líp d¹y: 8C
Buæi 3
 I. PhÇn v¨n häc.
A. V¨n b¶n.
 1. Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
 (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
 2. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
3. Đúng như Xuân Diệu nhận xét : “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh.”
 “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh.” – đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình. Người hầu như không bận tâm tới những nông nổi khổ cực ghê gớm mà bản thân đang phải chịu đựng, nhưng lại hết sức nhạy bén để cảm thông sâu xa với mọi vui buồn sướng khổ của những người tù chung quanh, hay của những người nông dân, người phu đường bắt gặp trên đường chuyển lao.
 “Chất người” ấy còn thể hiện ở tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ, một mặt sôi sục khát khao chiến đấu, đêm ngày mong mỏi tự do để tung bay vào bão táp cách mạng, mặt khác, lại ung dung bình tĩnh, lại có phong thái triết nhân, chẳng những không hề nao núng mà còn vượt lên rất cao trên tất cả mọi thứ cùm xích của nhà tù địa ngục trần gian. Do đó, ta hiểu vì sao trong chuỗi ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh vừa cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tự do, đêm ngày mong mỏi tự do tới cháy ruột, lại vừa cảm thấy mình là “người tự do”, là “khách tiên” trong tù:
Tự do tiên khách trên trời
Biết chăng trong ngục có người khách tiên?
“Chất người” ấy còn thể hiện ở tấm lòng yêu nước, thương nước cháy bỏng của con người mang tên Ái Quốc. Qua cuốn nhật kí, có thể thấy hầu như không lúc nào, con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước.
 (Nguyễn Hoành Khung, Một mùa thơ rộ nở) 
B. BÀI TẬP.
 1. Đoạn trích 1 thể hiện tâm trạng già của tác giả?
A. Sự bất hòa với thực tại tầm thường, xấu xa. B. Đêm màu thu, nhà thơ buồn.
C. Cả A,B và D.
D. Nhà thơ muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
2. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà được làm theo thể thơ gì?
A. Tự do. B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn tứ tuyệt.
3. Đoạn trích 2 thể hiện tâm trạng gì của con hổ?
A. Khao khát tự do mãnh liệt. B. Niềm nhớ tiếc quá khứ huy hoàng.
C. Cả A,B và D. D. Nỗi đau đớn vì cảnh tù túng trong thực tại.
4. Luận điểm chính của đoạn trích 3 là gì?
A. Tấm lòng yêu nước, thương nước của Hồ Chí Minh.
B. Tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ Hồ Chí Minh.
C. Tấm lòng nhân ái, tình thương quên mình của Hồ Chí Minh.
D. Chất người cộng sản Hồ Chí Minh. 
5. Tinh thần thép của người chiến sĩ Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài thơ nào sau đây?
A. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
B. Tức cảnh Pác Bó. C. Ngắm trăng. D. Đi đường.
6. Trong các bài thơ sau đây của Hồ Chí Minh, bài nào không thuộc thể thơ tứ tuyệt?
A. Tức cảnh Pác Bó. C. Ngắm trăng.
B. Con cáo và tổ ong. D. Đi đường.
7. Phân tích tinh thần “thép” của người chiến sĩ Hồ Chí Minh qua một tác phẩm đã học mà em yêu thích?
a. Tinh thần “thép” trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt):
 Hồ Chí ngắm trăng trong một hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù – chiến sĩ – thi sĩ. Nhà tù – song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần “thép”, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
b. Tinh thần “thép” trong bài Tức cảnh Pác Bó:
 Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ, rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ trong bài là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên, đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.
c. Tinh thần “thép” trong bài “Đi đường”
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động...
Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết: “Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lý tâm”. (Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).
II. TIẾNG VIỆT.
Điền dấu câu thích hợp vào những ô được đánh số dưới đây:
Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1) (:)
- Này u ăn đi (2) (!) Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa(3) (.)
Nể con (4) (,) chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt (5) (,) con bé hóm hỉnh gọi mẹ một cách thiết tha(6)(:) 
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không (13) (?)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt :
Không đau con ạ!
Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai(7)(?) Hay là u thương chúng con đói quá (12) (?) Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa (14) (!) U cứ ăn đi, u cứ ăn hết bát khoai ấy đi (9) (!) Nếu u không ăn, lấy đâu ra sữa cho em bú?
Chị Dậu vừa nói vừa mếu (10) (:)
Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con(8)(.) Con cứ ăn thật no (11) (,) không phải nhường nhịn cho u.
2. Đoạn trích 1 có mấy câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến (số lượng các câu lần lượt xuất hiện trong đáp án theo thứ tự)?
A. 1,2,1 B. 2,2,0 C. 2,1,0 D. 1,1,1
3. Đoạn trích 2 có mấy câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến (số lượng các câu lần lượt xuất hiện trong đáp án theo thứ tự)?
A. 3,2,1 B. 5,1,0 C. 4,2,0 D. 2,1,0
4. Câu “Không, chúng con không đói nữa đâu” là câu:
 A. Phủ định B. Khẳng định C. Nghi vấn D. Cảm thán.
5. Điền từ thích hợp vào câu sau để tạo thành câu nghi vấn (thay dấu câu thích hợp).
Hi vọng là một điều kì diệu.
A. ôi B. đi C. sao D. hãy
6. Điền từ thích hợp vào câu sau để tạo thành câu cầu khiến (thay dấu câu thích hợp).
Kể cho mình nghe nội dung phim Cánh đồng bất tận.
thôi B. đi C. không D. mà
7. Nối câu ở cột A với kiểu câu thích hợp ở cột B.
A
B
Mùa xuân xinh đẹp đã về rồi ư?
Mùa xuân xinh đẹp đã về.
Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về!
Mùa xuân xinh đẹp không về.
Phủ định
Cảm thán
Trần thuật
Nghi vấn
Đáp án: 1-d, 2-c, 3-b, 4-a.
8. Đặt các câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến theo nội dung sau:
- Mùa hè, Hải kết hợp học tập và vui chơi.
- Câu nghi vấn: Mùa hè, Hải kết hợp học tập và vui chơi phải không?
- Câu cảm thán: Ôi, mùa hè này, Hải sẽ kết hợp giữa học tập và vui chơi!
- Câu cầu khiến: Mùa hè này, Hải phải kết hợp học tập và vui chơi đấy nhé!
III. TẬP LÀM VĂN.
Lập dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em. Từ dàn ý đó, hãy viết một đoạn văn thuyết minh.
Vị trí: 
Núi Voi là một quần thể thiên nhiên đa dạng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km về phía tây nam.Giữa vùng đồng ruộng mênh mông huyện An Lão, nổi lên một vùng đá vôi với nhiều hình vẻ. Đặc biệt trong dãy đá vôi ấy đó có ngọn núi hình voi phục, là quần thể thiên nhiên đa dạng. 
	Ðặc điểm: 
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray. Ngay dưới chân núi có động Long Tiên. Trong động thờ bà Lê Chân, một nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã lập ra làng An Biên, Hải Phòng ngày nay.
	Giá trị lịch sử :
- Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá Chép, hang Bể... Phía nam núi Voi có động Nam Tào, phía bắc có động Bắc Đẩu. Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi... Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên. Trên núi còn nhiều dấu vết đền chùa và vết tích thành nhà Mạc được xây dựng vào thế kỷ 16. Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều di vật của người xưa như rìu, đục bằng đá, đồng cách đây gần 3.000 năm. 
- Năm 1089, Nhà Lý cho xây chùa; đời nhà Trần, nhà Mạc tiếp tục xây đền, chùa, cung điện (đền Chúa Thượng, Chúa Hạ). 
Hang động trên Núi Voi mang đậm dấu ấn chiến tích chống giặc ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Hải Phòng: "Đứng trên đỉnh núi ta thề / Không giết được giặc, không về Núi Voi"Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Núi Voi đã trở thành huyền thoại với hình ảnh “Những cô gái dân quân treo mình bên vách đá, lưng chừng trời ngắm bắn máy bay rơi”.Trung đội nữ du kích núi Voi đã bắn rơi máy bay Mỹ, thành tích đó đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người. Cũng tại đây, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ hai (tháng 4/1968) đã thông qua nghị quyết động viện nhân dân Thành phố Cảng quyết tâm đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân cảu địch. Khu di tích Núi Voi - Xuân Sơn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào tháng 4 – 1962.
	Lễ hội 
- Đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng mang màu sắc văn hoá của người dân miền biển diễn ra từ ngày 12 đến 14/2. Đây là dịp để du khách được tìm hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt động văn hoá độc đáo. 
Nhiều hoạt động của lễ hội được tái hiện một thời hào hùng của vùng đất An Lão như: biểu diễn trống hội, diễn tích tuồng, nghi lễ tế ở đền thờ nữ tướng Lê Chân Những hoạt động văn hoá, trò vui dân gian là nội dung chủ đạo của lễ hội. Chương trình liên hoan ca múa nhạc công- nông- binh với sự tham gia của các xã trong huyện là sự tổng hoà của nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm hồn quê xứ sở. Ngoài ra, tại lễ hội Núi Voi du khách sẽ được thưởng thức các sản vật, món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị quê hương: chè Chi Lai, khoai Tiên Hội
 Hệ thống các kiểu bài thuyết minh đã học. 
Thuyết minh về một thứ đồ dùng 
Giới thiệu về đồ dùng cần thuyết minh.
Trình bày đặc điểm, cấu tạo, chất liệu, tính năng, cách sử dụng, bảo quản
Lợi ích của đồ dùng trong cuộc sống.
Cảm nghĩ về đồ dùng.
Thuyết minh về một thể loại văn học.
Giới thiệu khái quát về thể loại.
Nêu các đặc điểm về hình thức của thể loại (dung lượng, vần điệu, kết cấu)
Nêu ý nghĩa của thể loại.
Thuyết minh về một phương pháp cách làm.
Giới thiệu về nguyên vật liệu.
Cách làm, cách thức tiến hành: giới thiệu theo trình tự (trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một trình tự nhất định để cho kết quả như mong muốn).
Kết quả thu được hoặc yêu cầu về chất lượng.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh (vị trí địa lí, bao gồm những bộ phận nào)
Lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần trong danh lam thắng cảnh.
Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tinh thần của con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap he van 8 Buoi 3.doc