A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh thấy được:
-Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật sự kiện và diễn biến tryệun qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki –hô-tê.
- Ý nghĩa của cặp nhân vât bất hủ mà Xéc – van –tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki –hô –tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki –hô-tê và Xan- chô Pan -xa ) được miêu tả trong đoạn trích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV :Tranh chân dung tác giả, nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.tham khảo tài liệu có liên quan.
- HS : Học bài - chuẩn bị bài câu hỏi phần đọc hiểu sgk.
Tuần 05 Tiết 21,22 Ngày soạn: 23/09/2012 Ngày dạy: 24/09/2012 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ ( Trích Đôn Ki- hô-tê) Xéc- van-tét ( 1547- 1616 ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được: -Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật sự kiện và diễn biến tryệun qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki –hô-tê. - Ý nghĩa của cặp nhân vât bất hủ mà Xéc – van –tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki –hô –tê và Xan-chô Pan-xa. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki –hô-tê và Xan- chô Pan -xa ) được miêu tả trong đoạn trích. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - GV :Tranh chân dung tác giả, nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.tham khảo tài liệu có liên quan. - HS : Học bài - chuẩn bị bài câu hỏi phần đọc hiểu sgk. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) - Kể tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của Anđecxen? Qua truyện em hiểu gì về cảnh đời của em bé và kết cục cuộc đời em? Tình cảm của em dành cho em bé? - Phân tích mộng tưởng của em bé qua 5 lần quẹt diêm? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Tính đến những năm đầu XXI này, cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn vĩ đại Tây Ban Nha Xéc-van-téc ( 1547- 1616 ) đã sống trên ba trăm năm và chắc còn sống lâu hơn nữa. Đọc Đôn Ki-hô-tê, người đọc hiểu rõ: “Tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, phê phán chế độ phong kiến... phê phán chế độ tư bản thời kì tích lũy ban đầu... ”. Qua những trang văn rất sinh động, hóm hỉnh, trào lộng mà thâm thúy, Xéc-van-téc đưa chúng ta phiêu lưu hàng vạn dặm trên khắp đất nước Tây Ban Nha thơ mộng, chứng kiến nhiều việc làm vừa hào hiệp vừa gàn dở , khám phá được nhiều ý nghĩ lúc cao thượng, khi thấp hèn của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan- chô Pan-xa. Một trong những việc làm, cũng là một cuộc phiêu lưu của họ là việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, một trận đánh kì quặc làm nổi bật lên tính cách của cả hai người. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung: Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình, đọc diễn cảm Thời gian: 15 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Dựa vào chú thích sgk, hãy nêu một vài nét ngắn gọn về tác giả? Nhấn mạnh, mở rộng : Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc bậc trung, cha làm nghề thầy thuốc .Năm 23 tuổi ông gia nhập quân đội bị thương và bị cụt tay trái, từng bị bắt giam ở An-giê-ri, sống cuộc sống cực nhọc, khó khăn HS trả lời I/ Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. Nêu một vài hiểu biết của em về bộ tiểu thuyết này? Tác phẩm “ Đôn Ki-hô-tê nhà quý tộc tài ba xứ Man tra” ra đời nó đã được đón chào nồng nhiệt ngay trên quê hương Tây Ban Nha : “Tập sách bán chạy như bánh thánhVừa in ra là người ta đã thấy nó ở khắp nơi: trên bàn viết của các nhà văn, trong tay các người gác cửa, trong các cung điện, các nhà tù, các trường đại học, bên lò sưởi quán trọ. Chỉ trong một năm tất cả đã in lại đến sáu lần và tất cả sáu lần đều bán sạch”. Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc là một kiệt tác gồm hai phần: phần I có 52 chương, xuất bản năm 1605; phần II gồm 74 chương, xuất bản năm 1615. Có thể tóm tắt như sau: Phần I: Một quý tộc nghèo ở vùng Ki-ha-đa gầy gò, cao lênh khênh, tuổi quãng năm mươi, lúc nào cũng muốn trở thành hiệp sĩ lang thang tiêu dệt cái ác, lập lại công lí. Nguyên do là lão đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ phiêu lưu nên mụ mẫm cả đầu óc. Lão phong cho on ngựa gầy nhom này là chiến mã Rô-xi-nan-tê còn mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Ngoài ra, để đúng với cái gọi là hiệp sĩ lão cũng phong cho một nữ nông bình thường (người lão thầm yêu thời còn trẻ) là công nương Đuyn-xi-nê-a. Cùng đi với lão là bác nông dân Xan-chô Pan-xa. Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với những cái mà lão cho là “chướng tai gai mắt” vì không theo ý lão. Kết quả, lão luôn bị đánh nhừ tử và những người thân phải đem lão về nhà chữa trị. Phần II: Mặc dù mọi người khuyên lão ở nhà nhưng lão vẫn ra đi. Lão lại tiếp tục đánh nhau và kết quả, cũng như những lần trước, lão luôn bị đòn.Trong trận đấu cuối cùng với hiệp sĩ Vầng trăng bạc, lão bị đánh ngã và phải cam kết trở về nha. Sau đó, lão ốm nặng. Đên lúc này, lão mới nhận ra hậu quả của niềm say mê các tiểu thuyết hiệp sĩ một cách thái quá. Đôn Ki-hô-tê viết di chúc qua đời. 2.Tác phẩm: Đoạn trích chỉ là hai đoạn ngắn trong hai chương 8 và 9 trong số 126 chương của tác phẩm. Vì vậy, tóm tắt nội dung tác phẩm và vị trí của đoạn trích là rất quan trọng để giúp các em hình dung ra một số nét tính cách của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan xa. Tóm tắt những sự việc xảy ra trước đoạn trích, cần lưu ý rằng lần ra đi đánh nhau với cối xay gió là lần ra đi thứ hai của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê. Trước đó nhà quý tộc nghèo này vì say mê truyện kiếm hiệp đã tự mình lau chùi đồ binh giáp cổ ( mất một tuần), đặt tên cho con ngựa còm là Rô xi nan tê ( tuấn mã đứng đầu tất cả những con ngựa trên đời) ( mất bốn ngày) và suy nghĩ đặt biệt hiệu cho mình ( mất tám ngày), rồi chọn cho mình một tình nương(cũng lại đổi tên cho sang trọng). Chàng ra đi. Trong khi giao chiến với những người lái buôn vì họ không chịu thừa nhận nàng Đulxinêa làng Tôbôxô đẹp nhất trần gian, chàng bị đánh nhừ tử, may nhờ một bác nông dân cùng làng đưa về gia đình. Đây là lần ra đi thứ hai của chàng. Đoạn trích rút từ chương VIII- IX của phần thứ nhất tác phẩm, có tiêu đề: “ Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá mức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn Ki-hô-tê với những cối xay gió và những sự việc khác đáng ghi nhớ”. Tuy đoạn trích rất ngắn so với toàn bộ khối lượng tác phẩm, nhưng đây là đoạn thể hiện khá rõ những điều tốt đẹp của Đôn Ki-hô-tê và cả những điều ngớ ngẩn, đáng chê cười của chàng. Cần phải khẳng định rằng nếu không lưu ý đúng mức điều tốt và là điều rất cơ bản của nhân vật này, các em học sinh sẽ chỉ cảm thấy Đôn Ki-hô-tê là nhân vật buồn cười, lố bịch và ngớ ngẩn. Nếu chỉ xác định đây là nhân vật vừa có cái hay, vừa có cái dở, cái hay bằng với cái dở hoặc cái hay thì ít, cái dở thì nhiều thì chúng ta vô hình trung đã hạ thấp nhân vật . “Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thực thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng tranh đấu mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi. Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, lưỡng lự. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản” ( Đặng Thai Mai – Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, nxbVăn học, Hà nội, 1969). Những nhận xét trên của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai giúp chúng ta hiểu đúng nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”. Nêu hoàn cảnh ra đời đoạn trích. Đoạn mở đầu kể về chuyến ra đi lần thứ 2 ( trong 3 lần đi ), chuyến đi dài nhất, thất bại và bi hài nhất của thầy trò Đôn-ki- hô-tê và giám mã Xan-chô-pan-xa. - Văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” được trích từ tác phẩm này. 3. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: G/v kiểm tra việc nhớ từ khó của h/s HS trả lời - Truyện kiếm hiệp : Truyện về cuộc đời sự nghiệp của những hiệp sĩ - Cối xay gió : Cối xay hành động bằng sức gió thổi quay cánh quạt => phổ biến ở Châu Âu. Xác định nhân vật trọng tâm của truyện (Đôn ki-hô-tê và Xan – chô-Pan-xa) Xác định ba phần của đoạn truyện này? Bố cục : - Từ đầu không cân sức => Có thể mang tên Những cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê gớm. Sự việc : Thầy trò nhà hiệp sĩ tranh cãi, nhận định về kẻ thù. - Tiếp theo.. “bị toạc nửa vai” => Có thể mang tên “Một trận giao chiến không cân sức”. Hai sự việc: Một là: Đôn Ki-hô-tê thất bại, giáo gãy, người và ngựa ngã văng ra. Hai là: thầy trò hiệp sĩ dìu nhau đứng dậy trong hai tâm trạng khác nhau. - Còn lại – Có tên “Tiếp tục cuộc phiêu lưu”. Hai sự việc: Một là: Xan-chô ăn uống no say, trong khi Đôn Ki-hô-tê vẫn thản nhiên dấn bước. Hai là: Đôn Ki-hô-tê trằn trọc không ngủ, còn Xan-chô đánh một giấc ngon lành. Dựa vào 5 sự việc trên hãy tóm tắt lại đoạn trích * Tóm tắt : Đôn – ki gặp những chiếc cối xay gió và chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan – chô can ngăn, Đôn – ki đơn phương độc mã lao tới cánh quạt khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp, Đôn – ki – hô - tê vì danh dự của hiệp sĩ, vì nàng Đuyn – xi – nê - a, tình nương của chàng nên đã không rên rĩ, không ăn, không ngủ. Trong khi ấy Xan – chô vẫn cứ việc ăn no ngủ kỹ. 5 Sự việc chính : - Thầy trò nhà hiệp sĩ tranh cãi, nhận định về kẻ thù. - Đôn Ki-hô-tê thất bại, giáo gãy, người và ngựa ngã văng ra. - Thầy trò hiệp sĩ dìu nhau đứng dậy trong hai tâm trạng khác nhau. - Xan-chô ăn uống no say, trong khi Đôn Ki-hô-tê vẫn thản nhiên dấn bước. - Đôn Ki-hô-tê trằn trọc không ngủ, còn Xan-chô đánh một giấc ngon lành. Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được sự tương phản đối lập của 2 hình tượng nhân vật đối lập nhau Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa; thấy được nghệ thuật kể chuyện của tác giả và từ đó rút ra đươc bài học bổ ích cho bản thân. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian: 55 phút. Dựa vào chú thích, em hãy nêu lên những hiểu biết của em về nhân vật Đôn-ki-hô-tê? HS phát hiện + Tuổi khoảng 50 – là một quý tộc nghèo. + Hình dáng: Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mặc áo giáp, đấu đội mũ sắt,vai vác áo dài => Những thứ đã han rỉ của tổ tiên đánh bóng lại. + Bắt chước nhân vật trong truyện hiệp sĩ. + Muốn trừ gian ác, giúp người lương thiện. II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Đôn-ki-hô-tê: - Ngoại hình: gầy, cao lênh kênh, ngồi trên lưng ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo... Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê liên tưởng tới những gì? HS trả lời - Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê nghĩ đến bọn khổng lồ gian ác, và tưởng là do pháp thuật của pháp Phơ-re-xtor. Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên tưởng ấy của Đôn Ki-hô-tê? Đọc nhiều truyện kiếm hiệp, đầu óc mê muội vì vậy nhìn những chiếc cối xay gió lại cho rằng đó là bọn khổng lồ. - Tính cách : + Đầu óc mê muội chẳng còn tỉnh táo Đôn Ki-hô-tê có thái độ như thế nào trước những suy đoán của mình? Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ đó của Đôn Ki-hô-tê? Tin tưởng vào những suy đoán của mình. Gạt bỏ ngoài tai những lời giải thích của Xan-chô-Pan-xa Theo em mục đ ... được khái niệm về thán từ ; đặc điểm và cách sử dụng thán từ Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, qui nạp. Thời gian: 12 phút Yêu cầu HS đọc các ví dụ sgk và trả lời các câu hỏi sgk bằng cách thảo luận và nêu ý kiến. Này! -> là tiếng thốt ra để gây sự chú ý cho người đối thoại. A! -> là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra điều gì đó không tốt .Ngoài ra từ a còn biểu thị sự vui mừng như : A! Mẹ đã về!-> Bộc lộ tình cảm. Này -> gọi; vâng -> đáp lại lời người khác. GDHS : lễ phép, đúng mực trong giao tiếp. Này!, a! -> tạo thành câu đặc biệt. Này, vâng -> thành phần biệt lập của câu. II. Thán từ: Nhận xét cách dùng các từ này, a, vâng bằng cách lựa chọn các câu trả lời trong SGK mục II.2? HS trả lời: chọn a, d Qua tìm hiểu ví dụ , em hiểu thế nào là thán từ ? Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Thán từ thường đứng ở đầu câu, cũng có khi thán từ được tách ra thành một câu đặc biệt Thán từ thường đứng ở đầu câu, cũng có khi thán từ được tách ra thành một câu đặc biệt. GV: Có khi thán từ cũng có thể đứng ở giữa câu hoặc cuối câu VD: Oi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang ! Thán từ có đặc điểm gì cần lưu ý? HS: Trao đổi, trình bày - Có khi được tách ra thành một câu đặc biệt Thán từ có mấy loại chính? - Có hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ôi,ô,than ôi,trời ơi.chao ôi,. + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng,dạ,ừ Thán từ gồm hai loại chính: -Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc; -Thán từ gọi đáp. Hoạt động4 : Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được trợ từ, thán từ trong từng đoạn văn cụ thể; phân biệt được thán từ gọi đáp và thán từ bộc lộ cảm xúc Phương pháp: Dùng bảng con, lên bảng thực hiện Thời gian: 8 phút BT 1 Hs xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện BT vào bảng con. Nhận xét và chốt ý. HS làm bài BT1 Các trợ từ: a, c, g, i. BT 2 Hs xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện BT tại chỗ. HS Nhận xét – GV chỉnh sửa HS làm bài BT 2 a.Lấy: nhấn mạnh ý: mặc dầu mẹ không gửi thư, quà, nhắn người hỏi thăm -> bé Hồng vẫn một lòng thương yêu mẹ. b. nguyên, đến: đánh giá, nhấn mạnh nhà gái thách cưới nặng. BT 3. HS đọc yêu cầu BT. Lên bảng thực hiện BT Nhận xét bổ sung. HS làm bài BT 3. Các thán từ: Này, à ấy vâng chao ôi hỡi ơi BT 4: Các thán từ bộc lộ những cảm xúc gì? HS làm bài BT 4: Kìa: tỏ ý đắc chí Ha ha: khoái chí Ái ái: tỏ ya van xin Than ôi: tỏ ý nuối tiếc BT 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau. HS làm bài BT 5 Trời! Cái áo đẹp quá Ôi! Tôi mừng vô kể Eo ôi! Con Hổ kìa Ái! Đau quá! BT 6: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” BT 6: Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. Bài vừa học: - Nắm được khái niệm trợ từ, thán từ. - Giải quyết tất cả các bài tập b. Bài sắp học: Trả bài TLV số 1. Tiết 24 Ngày soạn: 23/09/2012 Ngày dạy: .../9/2012 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu : Kiến thức: Giúp h/s : - Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với tóm tắt tác phẩm tự sự . - Hs nhận thấy những ưu điểm đã làm được trong bài viết của mình và nêu hướng khắc phục những nhược điểm . Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản B. Chuẩn bị: C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh I. Ôn tập: Trả lời một số câu hỏi để ôn lại một số nội dung đã học II. Sửa bài: Đề: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học Hướng dẫn tìm hiểu đề Lập dàn ý 2/ Dàn ý: Mở bài: - Nêu lí do gợi cho em nhớ lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. - Tâm trạng khi nhớ lại . Thân bài - Kể lại diễn biến tâm trạng trong ngày đầu tiên đi học . - Hôm trước ngày đi học . + Bố mẹ chuẩn bị chu đáo .... + Tâm trạng : hồi hộp , mong đợi . - Buổi sáng trước khi đi học . + Trên đường tới trường . + Trên sân trường . + Khi vào trong lớp học . Kết bài : Khẳng định lại cảm xúc mãi mãi không bao giờ quên Hướng dẫn học sinh tìm , nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý. - Thể loại : Tự sự . - Nội dung : Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học . Phần mở bài cần nêu những nội dung gì ? Phần thân bài cần kể lại những sự việc gì , kể lại ntn ? Phần kết bài cần nêu những nội dung gì ? Tìm hiểu đề bài Tìm ý Làm dàn ý Nhận xét bổ sung Nhận xét chung Ưu điểm: Hầu hết nắm được yêu cầu đề bài , đúng nội dung . Bài viết tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm Hạn chế: + Chưa xác định yêu cầu đề bài , sai nội dung . + Bài viết sơ sài , chỉ đơn thuần kể sự việc , không có miêu tả , biểu cảm , chưa xác định rõ ràng bố cục bài văn . Theo dõi nhận xét chung của giáo viên Phát bài 5. Ghi điểm - Nhận bài, đọc lại và sửa chữa Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - Rút kinh nghiệm từ bài làm của mình - Ôn lại văn tự sự - Đọc một số bài văn hay để học hỏi b. Bài sắp học Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng - Tóm tắt phần văn bản trong SGK - Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo câu hỏi SGK. TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( Thuyết minh một thứ đồ dùng) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày). - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. - Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng. - HS: Xem lại phần lí thuyết. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn bản tự sự kết hợp yếu tố nghị luận Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm Thời gian: 15 Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt * Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài. - HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề. - GV: ? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài? - HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS. * Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, vật dụng trong gia đình. - Thể loại: thuyết minh - Nội dung: một thứ đồ dùng trong gia đình -Hình thức: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc và có sức thuyết phục. * Thao tác 2: Tìm ý. - GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình? Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn? - HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm - Đặc điểm kiểu dáng; - Đặc điểm cấu tạo: gồm mấy bộ phận? - Đặc điểm, vai trò chức năng của từng bộ phận? - Công dụng của đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày? - Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. * Thao tác 3: Làm dàn ý. Nhắc lại cách làm dàn ý của em? Các ý trong phần thân bài được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao? - HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình () - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS: + Bố cục + Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, vật dụng trong gia đình. Mở bài (1đ): Giới thiệu về một đồ dùng, vật dụng trong gia đình. B. Thân bài (5đ): - Đặc điểm kiểu dáng, nhãn hiệu (nếu có), họa tiết, trang trí. - Đặc điểm cấu tạo: gồm mấy bộ phận? Đặc điểm, vai trò chức năng của từng bộ phận? - Công dụng của đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày? - Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. C. Kết bài (1đ): Bày tỏ thái độ nhận xét về đồ dùng. Hoạt động 3: Chữa và đọc bài Mục tiêu: HS biết được ưu điểm , nhược điểm của bài viết; Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp Thời gian: 10 * Thao tác 1: Chữa bài. - GV: Trả bài viết cho HS - GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi : + Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện + Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi, + Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, + Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp + Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, vv - HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm. - GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có). * Ưu điểm: - Xác định được các yêu cầu của đề bài - Bố cục cân đối, mạch lạc - Một số bài có cách diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh () * Nhược điểm: - Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện: .. . - Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí: . . . - Viết câu chưa đúng: . . . . . - Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác: . . . . .. * Thao tác 2: Đọc bài. - GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối) - GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cho HS đọc to trước lớp. Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc? - HS trao đổi và nêu nhận xét của mình. - GV biểu dương, khích lệ HS. Lớp Khá giỏi TB Yếu kém Hoạt động 4: Đọc tham khảo. Mục tiêu:Biết viết đoạn văn đúng và hay. Phương pháp:Thảo luận nhóm, kĩ thuật động não Thời gian:10 phút - GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đó, hướng dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn. * Đoạn mở bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn kết bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn thân bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Ôn tập tổng hợp Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
Tài liệu đính kèm: