Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Cốt truyện, Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

2. Kỹ năng:

 - Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

GV : Ảnh chân dung Nam Cao .

HS : Đọc toàn truyện ngắn , tóm tắt nội dung truyện

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

 Em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu?

 Chị Dậu thay đổi thái độ như thế có hợp lí không?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút

 

doc 14 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Phan Văn Rơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04
Tiết 13,14
Ngày soạn: 09/09/2012
Ngày dạy: 10/09/2012
 LÃO HẠC	 
	- Nam Cao -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Cốt truyện, Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV : Ảnh chân dung Nam Cao .
HS : Đọc toàn truyện ngắn , tóm tắt nội dung truyện
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu?
 Chị Dậu thay đổi thái độ như thế có hợp lí không?
3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 	 Nam Cao được coi là một trong những nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực . Đề tài trong các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản . Truyện '' Lão Hạc '' là một bức tranh thu nhỏ về đời sống người nông dân trước cách mạng tháng Tám . Trong truyện, tác giả không trực tiếp phản ánh sự bóc lột , đàn áp của cường hào , lí trưởng mà tập trung miêu tả quá trình người nông bị bần cùng hoá đên chỗ bị phá sản , lưu vong . Quá trình ấy diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Cung cấp những tri thức về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình, đọc diễn cảm
Thời gian: 23 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv gọi hs đọc chú thích sgk/45
Nêu vài nét về tác giả Nam Cao?
- HS đọc phần chú thích
- Nam Cao (1915-1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri , quê ở Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
 Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
Ông có các tác phẩm nào tiêu biểu?
Em hãy nêu vài nét về tác phẩm?
- Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Một bữa no, Đám cưới, Sống mòn, Đôi mắt
- “Lão Hạc“ là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943.
2.Tác phẩm:
“Lão Hạc“ là tác phẩm tiêu biểu của ngà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943.
GV : đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn học sinh đọc.
+ Lão Hạc giọng chua xót , chậm rãi.
+ Ông giáo giọng ấm áp , từ tốn, thương cảm.
HS đọc bài
3. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 
Đoạn trích kể về việc gì? Bao gồm mấy nội dung lớn?
- Kể về tình cảnh của lão Hạc
+ Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc
+ Thái độ của ông giáo
+ Cái chết của lão Hạc
Hướng dẫn học sinh tóm tắt phần chữ nhỏ.
Tình cảnh lão Hạc nhà nghèo, vợ chết, chỉ có đứa con trai, vì nghèo con lão không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, mấy năm không tin tức. Lão Hạc sống thui thủi với cậu Vàng. Nó là kỉ vật của đứa con trai vừa là người bạn. Sau trận ốm, sự túng quẩn ngày càng đe dọa lão: nghèo đói, thiên tai phá hoại, giá gạo tăngNgười bố giàu lòng nhân hậu, biết tự trọng không thể phạm vào tiền dành dụm cho con trai, vả lại không đủ tiền để nuôi cậu Vàng đành phải đắn đo suy tính và đi đến quyết định bán con chó.
GV: Khi phải đành lòng bán đi người bạn thân của mình tâm trạng lão Hạc như thế nào? Lão đã quyết định điều gì? Các em sẽ tìm hiểu ở tiết học sau
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình;kĩ thuật động não, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian:45 phút.
Nêu vài nét về hoàn cảnh của lão Hạc khi quyết định bán con chó?
Vợ chết, vì nhà nghèo nên con trai lão không cưới được vợ phải bỏ xứ đi làm đồn điền cao su, lão Hạc sống với cậu Vàng- kỉ vật của người con. Sau trận ốm lão yếu đi không làm ra tiền bạc lại không muốn phạm vào tiền dành dụm cho con nên không thể tiếp tục nuôi cậu Vàng.
II. Đọc-hiểu văn bản:
Tình cảnh của lão Hạc:
Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảnh lão Hạc:
Trước khi bán cậu Vàng lão Hạc có suy nghĩ gì?
- Suy tính đắn đo nhiều lần, coi đây là một việc quan trọng
a. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó:
Tại sao bán cậu Vàng được xem là việc quan trọng?
- Vì nó là bạn thân của lão, là kỉ vật của đứa con trai.
Tìm chi tiết miêu tả cử chỉ , bộ dạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng?
Thảo luận nhóm 4 (3 phút)
 Qua ngoại hình và cử chỉ lời nói em có nhận xét gì về tâm trạng lão Hạc?
- Buồn, hối hận
- Cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước.
- Mặt co rúm , vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng móm mém, mếu như con nít, hu hu khóc.
àVì nghèo, phải bán cậu Vàng- kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
Em có nhận xét gì về con người lão Hạc?
- Sống rất tình nghĩa và rất thương con
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc?
GV: đó chính là tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ
Tình cảnh túng quẩn quá đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
b. Cái chết của lão Hạc:
- Tình cảnh nghèo khổ đã đẩy lão Hạc phải chọn cái chết.
Lão tìm đến cái chết bằng cách nào? Lão xuất phát từ đâu?
Bằng bã chó, xuất phát từ lòng thương con và lòng tự trọng.
- Lão ăn bã chó để kết thúc cuộc đời.
 Em có nhận xét gì về cái chết của lão?
Giáo dục HS phải yêu thương và kính trọng cha mẹ
GV: Ông giáo là một trí thức ở nông thôn, giàu lòng thương người, khiến lão Hạc rất kính trọng.
Chết vì thương con và giàu lòng tự trọng.
àKhông có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con làng xóm.
 Thái độ và tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào?
Tỏ ra thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm cách an ủi, giúp đỡ
2. Thái độ và tình cảm của ông giáo:
Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người:
- Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc;
Khi nghe Binh Tư kể chuyện ông giáo nghĩ gì?
Tưởng lão Hạc đã tha hóa vì cùng túng , đói khổ.
“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”
- Có lúc hiểu lầm nhưng rồi nhận ra sự thật càng quý lão Hạc hơn.
Khi đứng trước cái chết của lão Hạc ông giáo có thái độ ra sao?
“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”
Em hiểu gì vế câu nói của ông giáo? Ông giáo đối với lão Hạc như thế nào?
Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì còn những nhân cách cao quý sẵn sàng nhận cái chết chứ không chấp nhận làm việc xấu
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
Qua nhân vật chị Dậu , lão Hạc , ông giáo, ta thấy họ là những người có cuộc sống như thế nào trong xã hội thực dân nửa phong kiến ?
Như vậy qua nhân vật chị Dậu , lão Hạc , ông giáo . Ta thấy họ đều là những người nghèo , cuộc sống luôn luôn bị bế tắc không có lối thoát .
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 10 phút	
Em có nhận xét như thế nào về phương thức biểu đạt được nhà văn vận dụng trong văn bản?
 Em có nhận xét như thế nào về ngôn ngữ, lối kể, xây dựng hình tượng nhân vật?
 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
III-Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Qua phân tích em thấy từ tác phẩm đã toát lên vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam nghèo trong XH cũ như thế nào?
HS khái quát
Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
- Qua việc phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán cậu vàng, em thấy Lão Hạc làn gười như thế nào? Tìm chi tiết dẫn chứng.
- Cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn trên có ý nghĩa như thế nào?
 - Truyện “Lão Hạc” nêu bật nội dung gì của tác phẩm?
 - Đọc lai đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “lão Hạc”, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
 b. Bài sắp học
	Soạn bài: “Từ tượng hình và từ tượng thanh” 
 - Soạn theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
 -Tìm thêm những từ tượng hình , từ tượng thanh mà em biết trong thực tế sử dụng.
Tiết 15
Ngày soạn: 09/09/2012
Ngày dạy: .../09/2012
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
-Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 GV: baûng phuï, tìm ví duï minh hoaï cho baøi hoïc.
 HS: Ñoïc vaø chuaån bò baøi theo caâu hoûi SGK.
C.	 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
 -Trường từ vựng là gì? Lập trường từ vựng về Thiết bị điện?
 ( Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
Một từ có thể thuộc về nhiều trường từ vựng khác nhau.
 Thiết bị điện: bóng điện, dây điện, ổ cắm, phích cắm, đèn điện trang trí... )
 - Tìm các từ thuộc trường từ vựng : Hoạt động trí tuệ của con người, hoạt động của tay ? 
 Trường hoạt động trí tuệ của con người : nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, phân tích , tổng hợp, kết lụân ,phán đoán 
 Trường hoạt động của tay : túm ,nắm , xé , cắt ,chặt 
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
 Giới thiệu tác dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh trong văn bản nghệ thuật. 
GV đi vào bài mới. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, công dụng từ tượ ... i được miêu tả.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2. Công dụng:
- Gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao. Nó giúp cho người đọc, người nghe như nhìn thấy được,nghe thấy được về sự vật, con người được miêu tả.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS xác định đúng được từ tượng hình và từ tượng thanh và cho biết được tác dụng của các từ này trong văn bản; Biết giải nghĩa được các từ tượng hình và từ tượng thanh.
Phương pháp: Thảo luận nhóm,vấn đáp.
Thời gian:20 phút.
Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh?
HS đọc bài tập 1
-> Soàn soạt, rón rén,bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo
II/ Luyện tập.
 Bài 1: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
 - Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp
Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
Thảo luận 4 nhóm 
(3 phút)
Bài 2: - Đi lò dò , đi lom khom, đi ngất ngưởng, đi khệnh khạng, đi nghiêng nghiêng , đi lừ đừ ,đi vội vàng , đi khoan thai,  
Hãy phân biệt ý nghĩa các từ tượng thanh tả tiếng cười?
HS đọc và làm bài tập 3
Bài 3: Ý nghĩa các từ tượng thanh tả tiếng cười
- Cười ha hả : Tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí 
- Cười hì hì : Tiếng cười phát ra đằng mũi, thích thú, có vẻ hiền lành .
- Cười hô hố : Tiếng cười to 
- Cười hì hì : Tiếng cười phát ra đằng mũi, thích thú, bất ngờ .
- Cười hô hố :Tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác .
- Cười hơ hớ : Cười thoải mái, vui vẻ , không cần giữ gìn .
Đặt câu với các từ: lắc rắc, lã chã...
Bài 4:
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.
- Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.
- Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành cây khô gãy lắc rắc.
- Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa.
- Đêm tối trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đóm sáng đom đóm lập lòe.
Bài 5: Sưu tầm một số bài thơ có sử dụng tượng hình, từ tượng thanh mà em cho là hay.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
-Theá naøo laø töø töôïng hình? Töø töôïng thanh?
-Söû duïng töø töôïng hình,töø töôïng thanh coù taùc duïng gì?
-Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng thanh mà em cho là hay.
 b. Bài sắp học: Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản:
 + Đọc các đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau các đoạn văn trang 50,51,52,53 SGK.
 + Đọc và chuẩn bị trước phần luyện tập 1,2 trang 53,54,55 SGK
Tiết 16
Ngày soạn: 09/09/2012
Ngày dạy: .../09/2012
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng: 
Nhận biết sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn văn trong một văn bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu
 HS: Học bài và chuẩn bị bài như đã dặn.
C.	 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Câu 1: Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề? Câu chủ đề? 
 Câu 2: Có thể trình bày đoạn văn bằng mấy cách?
( 1. *Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh.
* Từ ngữ chủ đề:Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần, nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
* Câu chủ đề:
- Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần: chủ ngữ-vị ngữ.
- Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề.
- Có 3 cách:
+ Diễn dịch.
+ Quy nạp.
+ Song hành.)
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Liên kết đoạn văn là làm cho các ‏‎ý của đoạn văn liền mạch với nhau tạo chỉnh thể cho văn bản .Vậy muốn liên kết cách đoạn văn cần phải sử dụng các phương tiện liên kết nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học .
Hoặc: Xây dựng đoạn văn đã khó, nhưng để các đoạn văn ấy thực hiện tốt công việc thể hiện chủ đề, mạch lạc và logích phải cần đến sự liên kết. Vậy liên kết trong văn bản là gì? Người ta thường dùng các cách liên kết nào trong văn bản? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản;Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc.
Thời gian: 20 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv gọi hs đọc đoan văn.
 Hai đoạn văn có mối quan hệ gì không ? Tại sao?
GV: Theo logic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trườngà nên người đọc cảm thấy hụt hẫng.
Học sinh đọc bài tập 1
- Đoạn 1:: tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.
àTuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
- Đoạn 1:
 Hai đoạn văn không có mối quan hệ với nhau.
Gv gọi hs đọc đoan văn.
 Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?
Theo em, với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
GV chốt ý: Cụm từ “ Trước đó mấy hôm” -> là phương tiện liên kết đoạn văn.
Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
GVnhấn mạnh: Mỗi văn bản đều có một chủ đề, các đoạn văn trong văn bản đó phải tập trung hướng vào chủ đề đó. Vì vậy, sự liên kết các đoạn văn sẽ làm cho ý các đoạn văn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch nhau hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
Học sinh đọc bài tập 2
- Bổ sung ý nghĩa về thời gian .
- Hai đoạn văn gắn kết chặt chẽ ,liền mạch, liền ý với nhau.
- Tạo sự gắn bó, thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn với nhau. 
- Đoạn 2:
 Cụm từ “Trước đó mấy hôm” tạo sự liên kết với đoạn văn trước.
=> Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau.
Gv gọi hs đọc đoan văn.
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
 Tìm các từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên?
 Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê?
HS đọc 2 đoạn văn:
- Đó là khâu tìm hiểu và khâu lĩnh hội.
- Bắt đầu
- Sau khâu tìm hiểu
- Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là , hai là, thêm vào đó, ngoài ra
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
* Ví dụ a.
- Từ ngữ liên kết
+ Bắt đầu
+ Sau khâu tìm hiểu
à Liên kết theo quan hệ liệt kê
Gv gọi hs đọc đoan văn II. 1b
 Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn?
 Tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập?
HS đọc ví dụ b
- Tương phản, đối lập.
- Nhưng mà, tuy nhiên, thế mà, trái lại, ngược lại, song, tuy vậy
* Ví dụ b.
- Từ ngữ liên kết: nhưng
à Quan hệ tương phản, đối lập
Từ “ đó” thuộc loại từ nào?
Tìm thêm các đại từ , chỉ từ có tác dụng liên kết?
- Đóà chỉ từ.
- Trước đóàchỉ thời gian quá khứ.
- Ấy, nọ, kia, đây.
* Ví dụ c.
- Từ ngữ liên kết: đó
à Phương tiện liên kết là chỉ từ
Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là gì?
Tìm thêm các phương tiện liên kết tổng kết, khái quát?
- Tổng kết khái quát
- Tóm lại, nhìn chung, nói chung.
* Ví dụ d.
- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại
à Quan hệ tổng kết khái quát
Để liên kết các đoạn văn với nhau, chúng ta sẽ sử dụng những từ ngữ có tác dụng liên kết nào?
- Có thể sử dụng các phương tiện từ ngữ (quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh, đối lập, khái quát,) để liên kết đoạn văn.
=> Có thể sử dụng các phương tiện từ ngữ (quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh, đối lập, khái quát,) để liên kết đoạn văn.
Gv gọi hs đọc đoan văn.
Tìm câu liên kết hai đoạn văn?
Tại sao câu đó có tác dụng liên kết?
GV: Như vậy, ngoài dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn ta còn dùng câu nối để liên kết đoạn văn 
HS đọc mục II phần 2
- “Ái dàcơ đấy”
- Vì nó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ “ Bố đóng sách cho mà đi học”
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
- Câu liên kết: “ Ái dàcơ đấy”
-> Dùng câu nối. 
=> Ta có thể dùng câu nối để liên kết đoạn văn với đoạn văn.
Có thể sử dụng các phượng tiện nào để liên kết các đoạn văn?
HS khái quát
Có thể sử dụng các phượng tiện từ ngữ ( quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh, đối lập, khái quát,... ) và câu nối để liên kết các đoạn văn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Nhằm luyện cho HS kĩ năng sử dụng từ ngữ và câu văn có tác dụng liên kết trong văn bản:nhận ra được các từ ngữ, câu văn liên kết. Viết được một đoạn văn văn ngắn có sử dụng phương tiện liên kết .
Phương pháp: Thảo luận
Thời gian: 15 phút 
HS đọc bài tập 1
Thảo luận4 nhóm 
Tổ 1: câu a
Tổ 2: câu b
Tổ 3,4 : câu c
HS đọc bài tập 1
Thảo luận nhóm 4
( 3 phút)
Tổ 1: câu a
Tổ 2: câu b
Tổ 3,4 : câu c
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
a. Nói như vậyà quan hệ tổng kết.
b. Thế màà quan hệ tương phản.
c. cũngà quan hệ liệt kê
Tuy nhiênà quan hệ tương phản.
HS đọc đọc bài tập 2
HS lên bảng làm
HS đọc đọc bài tập 2
HS lên bảng làm
Bài tập 2:
a. Từ đó.
b. Nói tóm lại.
c. Tuy nhiên.
d. Thật khó trả lời
Cho h/s viết đoạn .
Gọi h/s đọc đoạn văn của mình và nhận xét bài của từng học sinh .Gv chưa lỗi dùng từ chưa chính xác , các từ ngữ liên kết .
HS tự làm bài
Bài tập 3:
Có thể lựa chọn cách viết đoạn văn theo lối quy nạp hoặc diễn dịch .
Sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết , hoặc câu nối để liên kết .
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
HS đọc lại ghi nhớ bài học.
 	1. Liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì
2. Có mấy cách liên kết các đoạn văn trong văn bản? Đó là những cách nào?
 - Làm bài tập 3
 - Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng liên kết đoạn văn trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
b. Bài sắp học: Soạn bài: Cô bé bán diêm
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo câu hỏi SGK.
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 04.doc