Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 70

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 70

A. MỤC TIÊU

- Trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng

- Vận dụng những hiểu biết về Vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

B. CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu tài liệu về sức khoẻ và chế độ ăn uống

- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn

C. HOẠT ĐỘNG + ổn định tổ chức

 + Kiểm tra bài cũ

Bài mới

 

doc 69 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2011
Ngày tháng năm 2011 
Tiết 37: Vitamin và muối khoáng
A. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng
- Vận dụng những hiểu biết về Vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
B. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu tài liệu về sức khoẻ và chế độ ăn uống
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Bài mới 
1. Vitamin
- Vitamin có nhiều trong loại thức ăn nào?
- Vitamin giữ vai trò gì trong cơ thể?
- Hoàn thành D1- SGK 
- Kể tên các loại Vitamin mà em biết 
- Sử dụng Vitamin như thế nào?
- Yêu cầu thực hiện D2 (SGK - 108)
- Đọc SGK và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm, hoàn thành D1
- Đại diện trả lời 
- Nhận xét => kết luận chung
- Thảo luận nhóm để xác định thực đơn cho đủ Vitamin
- Vitamin A: bổ da, mắt, tăng khả năng miễn dịch
- Vitamin D: chống còi xương, loãng xương 
- Vitamin E: chống lão hoá
- Vitamin C: chống lão hoá, ung thư
- Vitamin B: B1 bổ thần kinh, B2 bảo vệ niêm mạc, B6 bổ thần kinh, B12 bổ máu
2. Muối khoáng
- Cơ thể cần những loại muối khoáng nào?
- Vai trò của từng loại muối khoáng
- Hoàn thành D3 - SGK 
- Liên hệ thực tế và các TT- SGK để trả lời câu hỏi 
- Thảo luận nhóm, hoàn thành D3
- Na và K tham gia vào quá trình trao đổi chất
- Ca: Cấu tạo xương, răng và phân chia tế bào
- Fe: thành phần cấu tạo nên hồng cầu
- I: thành phần không thể thiếu trong tuyến giáp
- S: tạo Hooc- môn 
- Zn + P: thành phần xây dựng enzim
Củng cố
- Vai trò của Vitamin và muối khoáng trong cơ thể
- Các loại thức ăn nào giàu Vitamin và muối khoáng?
Hướng dẫn 
- Học bài và trả lời câu hỏi SGk
- Nghiên cứu bài: Tiêu chuẩn ăn uống theo nội dung sau:
+ Cơ thể cần chất dinh dưỡng để làm gì?
+ Xếp thức ăn theo nhóm giàu VTM, P, L, G
+ Ghi nhớ các món ăn hàng ngày của gia đình trong một tuần
Ngày tháng năm 2011
Ngày tháng năm 2011
Tiết 38: Tiêu chuẩn ăn uống
nguyên tắc lập khẩu phần
A. Mục tiêu
- Nêu được sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thức ăn
- Xác lập được khẩu phần
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
- HS: Chuẩn bị bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Vai trò của Vitamin và muối khoáng đối với cơ thể?
Bài mới 
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
- Trẻ em cần dinh dưỡng vào mục đích gì?
- Người lớn cần dinh dưỡng vào mục đích gì?
- Thực hiện 1- SGK 
- Nhu cầu chất dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-GV Nhận xét => kết luận 
- Đọc SGK, trả lời các câu hỏi
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong phần D
- Đại diện trả lời 
- Trẻ em cần nhiều chất dinh dưỡng vào việc xây dựng tế bào
- Người lớn cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động
- Nhu cầu chất dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ
2.Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- Giới thiệu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn (Bảng giá trị dinh dưỡng - SGK)
- Có những nhóm thức ăn nào? Cho VD?
- Nhận xét => kết luận 
- Đọc SGK => trả lời câu hỏi
- Tư duy và phân loại thức ăn theo nhóm: P, G, L, Vitamin, khoáng
- Nhóm G: gạo, mì, ngô, khoai..
- Nhóm P: thịt lợn nạc, thịt bò, cá, trứng..
- Nhóm L: Mỡ động vật, dầu thực vật...
- Nhóm vitamin: rau, hoa quả tươi..
3. Khẩu phần và nguyên tắc xác lập khẩu phần
- Khẩu phần là gì?
- Nguyên tắc để xác định khẩu phần là gì?
- Thực hiện D3- SGk
- Đọc SGK để trả lời câu hỏi
- Nhận xét => kết luận 
- Thảo luận nhóm để thưc hiện D
* Khái niệm: Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày
+ Nguyên tắc: 
- Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng
- Dựa vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Củng cố 
-Trình bày nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể?
- Trình bày cách xác lập khẩu phần?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK
- Nghiên cứu bài theo nội dung sau:
+ Kẻ các biểu, bảng mẫu bài thực hành
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 39: Thực hành:
 Phân tích một khẩu phần cho trước
A. Mục tiêu
- Trình bày được các bước lập khẩu phần dựa trên nguyên tắc lập khẩu phần
- Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu
- Lập khẩu phần cho bản thân
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Kẻ bảng 37.3
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Nguyên tắc xác lập khẩu phần?
Bài mới 
1. Phương pháp lập khẩu phần:
-Bước 1: Kẻ bảng mẫu SGK- 116
-Bước 2: * Điền tên TP và số TP bằng công thức
+ A1 = A x tỷ lệ% thái bỏ
+ A2 = A- A1
- A: KL thức ăn
- A1: Tỷ lệ % thái bỏ
- A2: Lượng thức ăn thực
* Dùng bảng 37.2 (121) lấy VD vài loại thức ăn
- Bước 3: Tính giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn dựa vào bảng 37.2
- Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần theo hai nội dung:
+ Cộng số liệu thống kê
+ Đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng để điều chỉnh loại thức ăn và khối lượng thức ăn
2. Bài tập thực hành:
Thực hiện các phép tính để hoàn thành bảng 37.2 và 37.3 theo khẩu phần của một nữ sinh lướp 8?
Bài tập về nhà:
- Hãy thành lập khẩu phần cho bản thân dựa theo khẩu phần ăn của nữ sinh lớp 8
- Nghiên cứu bài mới theo nội dung sau:
+ Vai trò của bài tiết
+ Cấu tạo của bài tiết nước tiểu
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Chương VII: Bài tiết
Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
A. Mục tiêu
- Hiểu được vai trò quan trọng của bài tiết đối với sự sống
- Thấy được các sản phẩm thải và cơ quan thải các chất đó
- Nắm được cấu tạo của hệ cơ quan bài tiết nước tiểu
B. Chuẩn bị
- GV: Mô hình hoặc tranh bài tiết nước tiểu
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Bài mới 
1. Bài tiết
- Thế nào là bài tiết?
- Sản phẩm bài tiết là gì?
- Những cơ quan nào tham gia bài tiết?
- Sản phẩm bài tiết được sinh ra từ đâu?
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Đại diện HS trả lời
- Nhận xét => kết luận 
- Lọc và thải bỏ các sản phẩm thừa, thải độc ra khỏi cơ thể
- Phổi thải khí CO2
- Da thải mồ hôi
-Thận thải nước tiểu
- Trong mồ hôi và nước tiểu có a xít lactic, u rê u ríc...sinh ra từ trao đổi chất
2. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Giới thiệu hình 38.1
- Thực hiện D -123
- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Bộ phận nào quan trọng nhất? Tại sao?
- Tại sao không nhịn đi tiểu lâu?
- Quan sát hình theo Hướng dẫn 
- Thảo luận để hoàn thành D
- Quan sát tranh và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi?
- Đại diện trả lời 
- HS Nhận xét => kết luận 
+ Thận: Hai quả thận nối với động mạch và tĩnh mạch thận lớn
- Phần vỏ: dày, chứa các quản cầu
- Phần tuỷ: chứa các ống góp
- Bể thận: chứa nước tiểu
+ Hai ống dẫn từ thận xuống bóng đái
+ Bóng đái: thể tích rộng, có cơ vòng hoạt động theo cơ chế phản xạ
Củng cố 
- Vai trò của bài tiết đối với cơ thể
- Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu như thế nào
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài theo câu hỏi SGK
- Nghiên cứu bài theo nội dung sau:
+ Nghiên cứu sơ đồ 39.1
+ Xác định được đường đi của nước tiểu và máu
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
 Tiết 41: Bài tiết nước tiểu
A. Mục tiêu
- Nắm được sự tạo thành nước tiểu gồm hai quá trình: lọc nước tiểu đầu và hình thành nước tiểu chính thức
- Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
- Sự thải nước tiểu
B. Chuẩn bị
- GV: Sơ đồ hình 39.
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Bài mới 
1.Tạo thành nước tiểu
- Cung cấp 1- SGK (126)
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu?
- Có mấy giai đoạn lọc nước tiểu?
- Nước tiểu đầu có thành phần như thế nào?
- Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu như thế nào?
- Đọc SGK - Trả lời câu hỏi
- Nghiên cứu bảng 41.1 để xác định hai giai đoạn lọc nước tiểu
- Đại diện trả lời 
- Nhận xét => kết luận 
+ Hình thành nước tiểu đầu xảy ra ở quản cầu
- Nước tiểu đầu hấp thụ vào nang có thành phần gần giống huyết tương trừ P
+ Giai đoạn tạo nước tiểu chính thức xảy ra ở ống thận:
-Nước và các chất hoà tan cần thiết được hấp thụ trở lại mao mạch. Chất còn lại là nước tiểu chính thức đổ vào bể thận theo ống góp
2. Thải nước tiểu:
- Cung cấp 2 - SGK (127)
- Nước tiểu thải ra môi trường như thế nào?
- Có nên nhịn đi tiểu không? Vì sao?
- Đọc SGK - trả lời câu hỏi
- Nhận xét => kết luận 
- Nước tiểu từ bể thận theo ống dẫn xuống bóng đái 
- áp suất bóng đái tăng kích thích cơ vòng bóng đái tạo cảm giác buồn đái
- Cơ vòng bóng đái hoạt động theo ý muốn
Củng cố 
- Trình bày quá trình hình thành nước tiểu?
- Trình bày quá trình thải nước tiểu?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài theo câu hỏi SGk
- Nghiên cứu bài mới theo nội dung:
+ Tác nhân gây hại hệ bài tiết
+ Phương pháp vệ sinh hệ bài tiết
+ Kẻ bảng 42.1
Ngày tháng năm 2011
 Ngày tháng năm 2011
Tiết 42: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
A. Mục tiêu 
- Hướng dẫn HS thói quen sống khoa học để bảo vệ sức khoẻ và hệ bài tiết.
- Nắm được một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
- Trình bày quá trình hình thành nước tiểu?
+ Bài mới 
1. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết
- Những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- Hoàn thành D -129
- Nhận xét => kết luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm để trả lời các câu hỏi D1
- Đại diện HS trả lời
- Chất độc trong thức ăn, đồ uống làm ngưng trệ hoặc ách tắc quá trình lọc nước tiểu
- Vi trùng, vi khuẩn gây viêm nhiễm thận và ống dẫn
- Thiếu O2 quá trình bài tiết kém hiệu quả
- Các chất thải kết tinh=> sỏi thận
2. Cần xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết tránh tác nhân có hại
 - Hướng dẫn HS hoàn thiện bảng 40-SGK
- Cần xây dựng thói quen sống khoa học như thế nào?
- Giải thích trên cơ sở khoa học?
- Nhịn đi tiểu có hại như thế nào?
- Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 40
- Đại diện trình bày
- Nhận xét => kết luận 
- Thường xuyên vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập
- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý (không ăn mặn, chua), uống đủ nước để tránh tạo sỏi và quá trình lọc dễ dàng
- Đi tiểu đúng lúc, hạn chế tạo sỏi và quá trình lọc xảy ra liên tục
Củng cố 
- Trình bày các tác nhân ảnh hưởng đến hệ bài tiết?
- Nêu các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài- Trả lời câu hỏi SGK
- Nghiên cứu bài: Cấu tạo và chức năng của da theo nội dung sau:
+ Xác định các thành phần của da
+ Vai trò của da đối với đời sống
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Chương VIII: DA
Tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da
A. Mục tiêu
- Mô tả được cấu tạo của da và chứng minh được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng c ... đều chứa NST X
- Trứng chỉ tồn tại một ngày sau khi rụng
Củng cố 
- Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận cơ quan sinh dục nữ?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập cuối bài 64
- Nghiên cứu bài 65 theo yêu cầu:
+ Trả lời các câu hỏi phần D
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 65: Thụ tinh- Thụ thai- Phát triển của bào thai
A. Mục tiêu
- Nêu được các điều kiện của sjw thụ tinh và thụ thai
- Trình bày được sự dưỡng thai trong cơ thể và điều kiện để bào thai phát triển
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt
- Có ý thức vệ sinh
B. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Trình bày cấu tạo chức năng cơ quan sinh dục?
+ Bài mới 
1. Thụ tinh và thụ thai
- Hướng dẫn HS nghiên cứu 1- SGK
- Thế nào là thụ tinh? Thụ thai?
- Điều kiện của thụ tinh và thụ thai là gì?
- Đọc SGK=> tìm ra Khái niệm 
- HS khá giỏi trả lời
+ Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng với tinh trùng thành hợp tử
+ Thụ thai: Trứng được thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ và phát triển thành bào thai
2. Sự phát triển của thai
- GV giải thích cho HS hiểu: Cơ thể được phát triển từ một tế bào hợp tử
- Hợp tử làm tổ và phát triển ở đâu?
- Bào thai lớn lên nhờ chất dinh dưỡng do đâu cung cấp?
- Nhau thai do bộ phận nào phát triển thành?
- Nghe- ghi nhớ
- Yêu cầu trả lời được: Tử cung
- Do chất dinh dưỡng trong máu mẹ qua nhau thai
- Yêu cầu: Niêm mạc tử cung
- Trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung
- Niêm mạc tử cung phát triển thành nhau thai
- Bào thai được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng có trong máu mẹ truyền qua nhau thai tại dây rốn
3. Hiện tượng kinh nguyệt:
- Cung cấp thông tin - 194
- Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- Kinh nguyệt xảy ra như thế nào? 
- Đọc SGK - ghi nhớ
- Đại diện HS trả lời
- Nghiên cứu hình vẽ 62.3 để trả lời
- Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhầy
+ Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ 28-32 ngày một lần. Mỗi lần 3-5 ngày
Củng cố 
- Trình bày sự thụ tinh? Thụ thai? Sự phát triển của bào thai?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai theo nội dung các câu hỏi D trong bài
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 66: Cơ sở khoa học
của các biện pháp tránh thai
A. Mục tiêu
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình
- Phân tích được những nguy cơ khi có con ở độ tuổi vị thành niên
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tranh thủ để tránh thai
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài và nghiên cứu tài liệu mới
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự phát triển của bào thai? Điều kiện của thụ tinh và thụ thai?
+ Bài mới 
1. ý nghĩa của việc tránh thai
- Vì sao phải vận động sinh đẻ có kế hoạch?
- Nêu các hình thức vận động sinh đẻ có kế hoạch tại địa phương?
- Tác hại của việc có thai ở tuổi còn đi học?
- Thảo luận nhóm để hoàn thành D- SGK
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
- Tránh thai giúp ta sinh con theo ý muốn, chống được đói nghèo, bệnh tật...
- Tránh thai giúp phụ nữ có điều kiện học tập, phấn đấu trong công tác...
2.Những nguy cơ khi có con ở tuổi vị thành niên
- Phụ nữ có khả năng sinh con khi nào?
- Có nên sinh con ở tuổi mới dậy thì không? Tại sao?
- Nạo hút thai ở tuổi mới lớn có những nguy cơ gì?
- GV Nhận xét => kết luận 
- Phải làm gì để không bị mang thai ngoài ý muốn?
- Đại diện trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm để giải thích
- Đọc  - SGK=> trả lời câu hỏi
- Đại diện trả lời
- Tỷ lệ sảy thai và đẻ non cao
- Phụ nữ làm mẹ sớm không có điều kiện học tập và phấn đấu trong công tác
- Chưa đủ kiến thức và khả năng làm mẹ=>con dễ bị còi xương 
- Nạo hút thai ở tuổi vị thành niên dễ bị dính tử cung, tắc vòi trứng...
3. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Trả lời câu hỏi D - SGK
- GV giải thích từng biện pháp?
- Thảo luận nhóm để trả lời
- Ngăn trứng chín và rụng
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng
- Chống sự làm tổ của trứng
Củng cố 
- ý nghĩa của tránh thai và các biện pháp tránh thai?
- Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi - SGK
- Nghiên cứu bài: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục theo các thông tin trong bảng 64.1 và 64.2
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 67: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
A. Mục tiêu
- Nêu được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến như lậu, giang mai, HIV/ AIDS
- Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh lậu, giang mai, HIV/AID. Triệu chứng có thể phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục
- Xác định rõ các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
Nêu những tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên?
+ Bài mới 
1.Bệnh lậu
- Cung cấp thong tin về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách lây truyền lậu cho HS thông qua bảng 64.1
- Trình bày triệu chứng và tác hại của lậu?
- Lậu lây lan qua hình thức nào?
- Đọc  trong bảng 64.1 để ghi nhớ kiến thức
- Đại diện HS trả lời câu hỏi 
+ Nguyên nhân:
- Do song cầu khuẩn gây nên
+ Triệu chứng: 
- Nam: đái buốt, nước tiểu lẫn máu và mủ trắng
- Nữ: hôi, khí hư trắng đục và vàng
+ Tác hại: Gây vô sinh
2. Bệnh giang mai
- Nêu nguyên nhân gây bệnh giang mai
- Triệu chứng của giang mai như thế nào?
- Giang mai gây hại như thế nào? 
- Giang mai có thể lây lan qua những hình thức nào?
- Nhận xét => kết luận 
- Đọc bảng 64.2 và ghi nhớ kiến thức
- Thảo luận nhóm và trả l
lời câu hỏi 
- Đại diện trả lời
+ Nguyên nhân: Do xoắn khuẩn 
+ Triệu chứng: Xuất hiện các vết loét nông có bờ
- Có chấm đỏ khắp người
- Săng chấn thần kinh 
+ Tác hại:
- Tổn thương đến các phủ tạng
- Sinh con quái thai dị dạng
+ Lây lan: qua hoạt động tình dục, truyền máu, tiếp xúc nhau thai
Củng cố 
- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh lậu và giang mai?
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài - trả lời câu hỏi SGk
- Nghiên cứu bài trong các chương VI- XI để ôn tập học kỳ II
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 68: Bài tập
Chữa một số bài tập trong vở Bài tập Sinh học 8 (NXBGD-2006)
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 69: Dạng bài 66
A. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức đã học
- Nắm chắc các kiến thức chính đã học
- Vận dụng các kiến thức để tổng hợp phân tích
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
+ Bài mới 
1. Hệ thống hoá kiến thức
a. Hệ bài tiết:
- Cơ quan tham gia bài tiết
- Hoạt động bài tiết nước tiểu
b. Da:
- Cấu tạo da
- Chức năng da
c. Hệ thần kinh 
- Tuỷ sống
- Bộ não
- Hoạt động thần kinh 
d. Các cơ quan phân tích
- Mắt
- Tai
e. Hệ nội tiết:
- Tuyến yên
- Tuyến giáp
- Tuyến tuỵ
- Tuyến trên thận
- Tuyến sinh dục
f. Cơ quan sinh dục:
- Nam
- Nữ
- Phát triển tuổi dậy thì
2. Câu hỏi ôn tập
1, Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu?
2, Bộ não người có cấu tạo như thế nào? Vẽ các vùng trên não?
3, Cấu tạo và chức năng của tuỷ sống?
4, Trình bày cấu tạo các cơ quan phân tích thị giác, thính giáC. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
?
5, Đặc điểm hệ nội tiết? So sánh với hệ ngoại tiết?
6, Vai trò và đặc điểm của Hooc môn?
Củng cố 
- Trả lời và học thuộc các câu hỏi ôn tập
Tập vẽ hình Bộ não
Hướng dẫn 
- Chuẩn bị giấy kiểm tra học kỳ II
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 70: Kiểm tra học kỳ II
A. Mục tiêu
- Đánh giá kết quả tiếp thu của HS
- Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp, phân tích và so sánh
B. Chuẩn bị
- GV: Câu ôn tập cho HS
- HS: ôn tập theo các câu hỏi ôn tập
Đề bài:
Câu I:
 Trình bày cấu tạo của cầu mắt? Nêu rõ vai trò của điểm vàng và điểm mù?
Câu II:
- So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Đặc điểm và vai trò của hooc môn
Câu III: 
- Vẽ và chú thích đầy đủ các vùng thần kinh trên vỏ não?
Đáp án:
Câu I:
* Cấu tạo cầu mắt:
- Màng cứng
- Màng mạch
- Màng lưới
- Khối dịch trong suốt
* Vai trò của điểm vàng và điểm mù:
- Điểm vàng: Tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc
- Điểm mù: Dẫn truyền kích thích lên não
Câu II:
* So sánh:
+ Điểm khác:
Điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Cấu tạo
- Một đầu hở
- Hai đầu hở
Chức năng 
- Tiết hooc môn
- Tiết nhiều loại sản phẩm
* Điểm giống:
- Cấu tạo từ tế bào tuyến
- Hoạt động: Tiết chất
* Đặc tính của hooc môn:
- Mỗi loại Hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lý nhất định
- Có hoạt tính rất cao
- Không có tính đặc trưng
* Vai trò của hooc môn:
- Điều hoà và ổn định hoạt động sinh lý của cơ thể
Câu III:
- Vẽ đúng, đẹp 1đ
- Chú thích đủ 8 vùng thần kinh 1đ
Ngày tháng năm 2011 
Ngày tháng năm 2011
Tiết 70: Đại dịch HIV- Thảm hoạ của loài người
A. Mục tiêu
- Trình bày rõ tác hại của AIDS
- Nêu được các đặc điểm sống của Vi rút gây AIDS
- Xác định được các con đường lây truyền và cách phòng tránh
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài
- HS: Nghiên cứu bài theo Hướng dẫn 
C. Hoạt động	+ ổn định tổ chức
	+ Kiểm tra bài cũ
+ Bài mới 
1. AIDS là gì? HIV là gì?
- Cung cấp thông tin SGK
- AIDS là gì?
- HIV là gì?
- Đặc điểm sống của HIV như thế nào? 
- GV Nhận xét => kết luận 
- Hoàn thành nội dung bảng 65-203-SGK
- Nêu các con đường lây lan HIV
- Đọc SGK => trả lời câu hỏi 
- Đại diện trả lời
- Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung 
- Đại diện Trình bày 
+ AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
+ HIV:Là một loại vi rút
 HIV sống trong máu người bệnh tấn công bạch cầu và phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể
+ HIV lấy truyền qua đường máu, đường tình dục, nhau thai
2. Đại dịch AIDS- Thảm hoạ của loài người
- Nhận xét tình hình phát triển đại dịch AIDS ở Việt Nam và thế giới?
- Tại sao AIDS là thảm hoạ của loài người?
- Nhận xét => kết luận 
- Đọc SGk và các thông tin đại chúng để trả lời
- Đại diện trả lời
- Chưa có thuốc đặc trị AIDS
- Dịch phát triển khắp nơi trên trái đất
- Tỷ lệ tử vong cao
3. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV:
- Cung cấp thông tin 3 - SGk
- Hoàn thành D3- SGK
- Nhận xét => kết luận 
- Đọc 3 - SGK
- Thảo luận nhóm để hoàn thành D3
- Đại diện nhóm Trình bày 
- Không quan hệ tình dục bừa bãi
- Thử máu ttrước khi truyền 
- Không tiêm chích ma tuý
- Không mang thai khi nhiễm HIV
Củng cố 
- AIDS là gì? Tác hại của HIV/ AIDS? 
- Nêu các con đường lây lan và cách phòng tránh
Hướng dẫn 
- Học thuộc bài theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 8 KH2.doc