Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Nguyễn Thị Thơm

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Nguyễn Thị Thơm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa môn học.

- Xác định được vị trí của con người trong vị trí tự nhiên.

- Xác định được phương pháp học tập bộ môn phù hợp cho bản thân.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.

3. Thái độ:

- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng

 

doc 156 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Nguyễn Thị Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 -Tiết 1. Bài mở đầu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa môn học.
Xác định được vị trí của con người trong vị trí tự nhiên.
Xác định được phương pháp học tập bộ môn phù hợp cho bản thân.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.
3. Thái độ:
- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
II. Chuẩn bị:
Phiếu học tập: Nội dung phiếu giống SGK nên học sinh có thể làm sẵn ở nhà.
Bảng phụ tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3. Hoặc máy chiếu.
III. Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên.
Mục tiêu:
Chỉ rõ vị trí của người là thuộc lớp thú.
Bằng ví dụ chứng minh được người tiến hóa hơn thú.
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
Kể tên theo đúng trật tự từ thấp đến cao các ngành, lớp đã học.
- Ghi tên các ngành, lớp theo trật tự ở góc bảng? 
-Lớp động vật trong ngành ĐVCXS tiến hóa nhất?
-Hướng dẫn học sinh đọc thông tin 1:
+ Đặc điểm nào của người giống thú.
+ Đặc điểm nào của người khác thú.
- Chiếu phim trong hoặc treo bảng bài tập lựa chọn (lệnh 2)
Lưu ý: Trên bảng phụ thể hiện 4 cột để 4 nhóm đều được trình bày kết quả.
- Hướng dẫn thảo luận lớp: Nhận xét và phân tích các nhóm làm sai; nêu đáp án đúng.
- Giáo viên bổ sung kiến thức: ở động vật cũng có tư duy cụ thể (ví dụ con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa), còn người bên cành tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng nữa (ví dụ tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
- Trả lời độc lập:
Ngành: ĐVNS đRuột khoangđGiuntrònđGiun đốtđThân mềmđChân khớpđ ĐVCXS
Các lớp của ĐVCXS: CáđLưỡng cưđ Bò sátđ Chimđ Thú
- Trả lời độc lập: Lớp thú
- Nghiên cứu TT độc lập
- Phát phiếu học tập.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện 4 nhóm lên bảng điền đáp án lên 4 cột
- Các nhóm tự so sánh kết quả
- Phân tích và chọn đáp án đúng:
+ Sự phân hóa của bộ xương
+ Lao động có mục đích
+ Tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, ý thức
+ Biết dùng lửa
+ Não phát triển
Người có cấu tạo chung giống ĐVCXS
- Một số đặc điểm giống thú như: có lông mao đẻ con, nuôi con bằng sữa
- Người tiến hóa hơn thú nhờ những đặc điểm:
+ Phân hóa bộ xương phù hợp với chức năng lao động và tạo dáng đứng thẳng
+ Bộ não phát triển là cơ sở ngôn ngữ, chữ viết, ý thức và tư duy trừu tượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu:
- Xác định nhiệm vụ môn học.
- Nêu mối quan hệ chứng minh sinh học Người và các ngành khoa học khác.
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Hướng dẫn cho học sinh đọc thông tin:
+ Nhiệm vụ: Cần nghiên cứu vấn đề gì
+ ý nghĩa: Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì
- Yêu cầu học sinh quan sát H1.1; 1.2; 1.3, trả lời câu hỏi SGK.
- Hãy phân tích cụ thể mối quan hệ đó?
Nếu được thêm hình ảnh vào mục này, em sẽ thêm vào hình nào? Vì sao em thêm vào những hình đó?
- HS nghiên cứu thông tin độc lập
- HS trả lời hai vấn đề đó:
+ Cần nghiên cứu: Cấu tạo, chức năng sinh lý từ tế bào đến hệ cơ quan, mối quan hệ qua lại với môi trường
+ Nghiên cứu để bảo vệ sức khỏe
- HS trả lời độc lập: Y tế, giáo dục, thể thao.
- Thảo luận nhóm bàn nhanh, đại diện nhóm phân tích. Dự kiến:
+ Hiểu được cấu tạo và chức năng sinh lý từng bộ phận mới dễ dàng chuẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Biết cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ và xương để có biện pháp luyện tập và thi đấu hợp lý, không quá sức hạn chế chấn thương.
+ Hiểu được các quá trình sinh lý trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể để giảng dạy những kiến thức phù hợp.
-1-2 nhóm khác bổ sung.
- Trả lời độc lập - HS bổ sung
Dự kiến trả lời:Người mẫu trên sàn diễn, họa sĩ đang vẽ, kiến trúc sư đang thiết kế nhà
Kết luận 2: Nhiệm vụ:
 + Chứng minh loài người trừ động vật nhưng con người ở nấc thang tiến hóa cao nhất.
 + Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng sinh lý về cơ thể người, thấy được mối quan hệ của cơ thể đối với môi trường, với các ngành khoa học xã hội và tự nhiên khác. Từ đó phương pháp rèn luyện thân thể và phòng chống bệnh tật.
Hoạt động 3: Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh:
Mục tiêu: Nêu được phương pháp đặc thù của bộ môn.
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Viết trên bảng phụ một loại phương pháp học tập bộ môn:
Quan sát
Thí nghiệm
Đọc tài liệu
Suy luận
Vận dụng vào thực tiễn
Ghi nhớ
Trên cơ sở các phương pháp học môn HS 6,7, hãy lựa chọn những phương pháp chính để nghiên cứu trên người?
- Giáo Viên nhận xét và nêu 3 phương pháp chính.
Lưu ý tất cả phương pháp trên đều cần thiết cho môn học.
-HS đọc TT SGK và độc lập suy nghĩ trả lời.
-4 HS lên bảng đánh dấu vào hàng dọc lựa chọn của mình
- HS khác phân tích và nêu ý kiến cá nhân.
- Đáp án : Quan sát, thí nghiệm, vận dụng.
Kết luận 3:
Phương pháp chính:Quan sát, thí nghiệm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
IV. Kiểm tra- Đánh giá- Củng cố:
HS tự củng cố kiến thức cho mình dựa trên 3 kết luận của 3 hoạt động. Giáo viên có thể dùng 3 câu hỏi củng cố (2 câu hỏi trang 7- SGK)
V. Hướng dẫn về nhà:
Tìm hiểu các cơ quan của thú.
Nghiên cứu trước H2.3
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Tiết 2.Cấu tạo cơ thể người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu tên các hệ cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí và chức năng hệ cơ quan đó.
- Phân tích để thấy rõ sự thống nhất hoạt động của các cơ quan. Từ đó thấy được cơ thể người là một thể thống nhất hoàn chỉnh.
2. Kỹ năng: Qua sát, phân tích, phát triển trí tưởng tượng, tư duy.
3. Thái độ: Vệ sinh các cơ quan trong cơ thể hợp lý.
II. Phương pháp:
Hỏi đáp - tìm tòi.
Hợp tác nhóm nhỏ.
Phân tích trên sơ đồ.
III.Chuẩn bị:
Phiếu học tập, bảng phụ (bảng 2) hoặc máy chiếu.
Tranh vẽ H2.1; 2.2 hoặc mô hình.
Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.
IV. Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra: Nêu cấu tạo chung của cơ thể thú? Nên các hệ cơ quan ở thú?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần cơ thể
Mục tiêu:
Nêu được các phần của cơ thể và các cơ quan trong mỗi phần
Chỉ ra được vị trí của các cơ quan trên tranh hoặc mô hình
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh H2.1 và H2.2 hoặc dùng mô hình.
-Ghi ở góc bảng 2 cột: Khoang ngực và khoang bụng.
- Nhận sét giúp HS tìm ra đáp án đúng.
- Quan sát và thực hiện theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày 5 câu hỏi SGK, 1 HS lên ghi tên các cơ quan vào trong 2 cột đó.
-1-2 nhóm nhận xét, hoàn chỉnh. Dự kiến:
+ Cơ thể được da bao bọc. Trên da có sản phẩm như lông, móng, tóc
+ Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân, tay chân
+ Khoang ngực- Khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực: Tim, phổi
+ Khoang bụng: dạ dày, ruột, tuyến gan, tuyến tụy, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản
-1-2 HS lên chỉ vị trí các cơ quan trên mô hình hoặc tranh câm.
Kết luận 1:
Cơ thể người được bao bọc bằng da.
Gồm 2 phần: ngực và bụng, được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực: Tim, phổi
+ Khoang bụng: Dạ dày, gan, ruột, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và chức năng của các hệ cơ quan.
Mục tiêu:
Nêu đúng thành phần cơ quan trong từng hệ cơ quan.
Xác định chức năng chính trong từng hệ cơ quan.
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vận dụng kiến thức cũ, cho biết thế nào là hệ cơ quan?
Chiếu bảng 2 hoặc treo bảng phụ
-- Giáo viên nhận xét
- Chiếu bảng đáp án
- Cho điểm khuyến khích các nhóm
- Trả lời độc lập: các cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một chức năngđ hệ cơ quan.
- Phát phiếu học tập (có thể thể trên giấy trong)
- Thảo luận nhóm trên giấy trong
- Chiếu hoặc HS tự đọc kết quả của các nhóm.
- Các nhóm tự nhận sét bài làm của nhau.
- Các nhóm đối chiếu với đáp án và đánh giá kết quả lẫn nhau.
Bảng 2: Thành phần chức năng các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan
 trong từng hệ cơ quan
Chức năng 
các hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng + O2 đến tế bào và V/c chất thải + CO2 ra khỏi tế bào
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản, phổi
Trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái.
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
- Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan.
 So sánh với thú và cho biết ở người ngoài các hệ cơ quan trên còn có những hệ cơ quan nào khác? (HS trả lời độc lập: hệ sinh dục, hệ nội tiết, da, giác quan)
 Hoạt động 3: Phân tích phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan.
 Mục tiêu: HS phân tích mối quan hệ mật thiết giữa các hệ cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hiểu rõ sự điều khiển của các hệ thần kinh và hệ nội tiết.
 Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo hoặc chiếu sơ độ H2.3
- Hướng dẫn Hs nghiên cứu TT trên kênh hình:
+ Mũi tên hai chiều thể hiện rõ mối quan hệ qua lại (thông tin điều khiển và TT ngược)
+Tùy chọn một hệ cơ quan làm trọnh tâm sau đó phân tích mối quan hệ với các hệ cơ quan khác
? Mũi tên liền nét(đ) cho biết điều gì?
? Mũi tên nét đứt(>) cho biết điều gì?
? Phân tích ví dụ về sự hoạt động của 1 hệ cơ quan liên quan tới hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác?
? Mối liên quan đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
? Ngoài sơ đồ trên em có thể vẽ 1 sơ đồ khác có sự tham gia của các hệ khác (sinh dục, nội tiết, giác quan) thể hiện mối quan hệ không? (về nhà)
- Qua sát nghiên cứu độc lập sơ đồ
- HS trả lời độc lập, thảo luận lớp. Dự kiến:
+ Vai trò chỉ đạo, điều khiển của hệ thần kinh đến các cơ quan
+Đường liên hệ được báo về cho TWTK biết được tình trạng các hệ cơ quan
+ Khi vận động viên chạy đua(hệ vận động) đ cần nhiều ô xyđbáo về cho TƯTKđhệ hô hấp: tăng cường quá trình lấy ô xy, thải cácbônicđhệ tuần hoàn luân chuyển nhanh để kịp thời mang ô xy đến tế bào đhệ bài tiết thải mồ hôi để cân bằng nhiệt
+Thống nhất hoạt động
 Kết luận 3:
 - HTK và HNT điều khiển sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch.
 - Các hệ cơ quan hoạt động phối hợp đảm bảo cơ thể người là thống nhất nhằm thích nghi cao độ với môi trường sống.
IV. Củng cố:
Tổ chức chơi ghép chữ: Lớp trưởng phát cho một số bạn một số phiếu nhỏ.
 Khi lớp trưởng nêu tên hệ cơ quan các HS có phiếu có tên các cơ quan và chức năng tương ứng dậy đọc to phiếu của mình, Hs nào đứng dậy sai hoặc không đứng dậy sẽ bị phạt bởi hình thức đặt ra từ trước.
 - Giáo Viên đưa ra một hoạt động (ví dụ: bóng đá) -HS phân tích ự hoạt động phối hợp các hệ cơ quan.
V. Hướng dẫn về nhà:
Xem lại phần cấu tạo tế bào thực vật.
Nghiên cứu trước H3.2
Tiết 3. tế bào
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu  ...  dạng đơn giản
-Protêin, gluxit, lipit, axit nucleic..
- Ví dụ: aa àprotein,
glyxerin + axit béo à lipit
- Oxy hoá các hợp chất hữu cơ phức tạp, tạo thành các chất vô cơ đơn giản, giải phóng năng lượng trong các liên kết hoá học
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày khái niệm về chuyển hoá
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá, hiện tượng trao đổi giữa tế bào và môi trường trong. Cung cấp trực tiếp nguyên liệu cho chuyển hoá, đồng thời mang các sản phẩm chuyển hoá ra khỏi tế bào.
- Trao đổi chất không thực hiện quá trình tích luỹ và giải phóng năng lượng 
Kết luận 1.1:
- Quá trình biến đổi các chất đơn giản đã được hấp thụ thành các chất đặc trưng, có cáu trúc phức tạp, tích luỹ năng lượng: Quá trình oxy hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản, giải phóng năng lượng àquá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quả trình chuyển hoá
 Hoạt động 1.2: Các quá trình chuyển hoá
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Treo sơ đồ H32.1
- Yêu cầu thảo luận:
+ Chuyyển hoá vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào mục đích nào
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
- Hướng dẫn làm bài 1:
So sánh đồng hoá - dị hoá về: Qúa trình biến đổi chất, năng lượng, nơi xảy ra
- Hướng dẫn làm bài 2: Dùng dấu = để thể hiện tỉ lệ
- Giáo viên chọn 2 nhóm ( thưòng là một nhóm có kết quả đúng, và một nhóm có kết quả sai) để cho cả lớp thảo luận và nhận xét
- Chiếu hoặc treo bảng phụ có đáp án đúng
- Nghiên cứu sơ đồ
- Thảo luận
+ Gồm hai quá trình: đồng hoá và dị hoá
+ Tổng hợp chất mới xây dựng tế bào, sinh công, sinh nhiệt
- Nghiên cứu thông tin độc lập
- Phát phiếu học tập ( hoặc cho mỗi nhóm sử dụng 2 bảng con)
- Thảo luận nhóm
- Chiếu kết quả các nhóm hoặc đưa bảng con khi có hiệu lệnh kết thúc của giáo viên
1. So sánh bản chất đồng hoá - dị hoá
Đồng hoá
Dị hoá
Tổng hợp các chất
 Phân giải các chất
Tích luỹ năng lượng
Giải phóng năng lượng
Xảy ra trong tế bào
Xảy ra trong tế bào
2. Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá trong cơ thể
Biểu hiện
Tỉ lệ đồng hoá - dị hoá
Lứa tuổi
Người lớn
Đồng hoá < Dị hoá
Trẻ em
Đồng hoá > Dị hoá
Trạng thái
Lao động
Đồng hoá < Dị hoá
Nghỉ ngơi
Đồng hoá > Dị hoá
Kết luận 1.2
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm hai quá trình: Đồng hoá và dị hoá
+ Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất, tích luỹ năng lượng
+ Dị hoá: Phân giải các chất, giải phóng năng lượng
- Đồng hoá và di hoá xảy ra trong tế bào và có mối quan hệ mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau.
- Tỉ lệ đồng hoá và dị hóa ở những cơ thể và trạng thái khác nhau là khác nhau
 Hoạt động 2: Khái niêm chuyển hoá cơ bản và ý nghĩa
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm chuyển hoá cơ bản
- Nêu ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản
Tiến hành:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
? Cơ thểh ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
? Thế nào là chuyển hoá cơ bản?
? Nghỉ ngơi trong chuyển hoá cơ bản có khác với nghỉ ngơi bình thường không, phải có điều kiện gì?
? Lúc đó năng lượng trong chuyển hoá cơ bản tiêu tốn nhằm mục đích gì?
? Đơn vị tính?
? Xác định chuyển hoá cơ bản để làm gì?
- Ví dụ: người trưởng thành bình thường có chuyển hoá cơ bản: 4,2kJ. Nếu chênh lệch quá lớn ( ví dụ: đo được 6,9kJ ) thì có dấu hiệu bệnh lý. 
- Có. Vì các cơ quan vẫn hoạt động: tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, ổn định thân nhiệt
- Đọc thông tin
- Chuyển hoá co bản là năng lượng cần thiết tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Sau khi ăn 12h, nằm nghỉ không cử động
- Duy trì sự sống
- kJ/1h/1kg
- So sánh chuyển hoá cơ bản của một người với thang chuển hoá cơ bản ở các lứa tuổi khác nhau ở trạng thái bình thường à xác định bệnh lý và trạng thái sức khoẻ
Kết luận 2:
- Chuyển hoá năng nặng cần thiết tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Mục đích củ việc xác định chuyển hoá cơ bản: xác định bệnh lý
 Hoạt động 3: Điều hoà sự chuyển hoá vậ chất và năng lượng
Mục tiêu: Trình bày cơ chế điều hoà quá trình chuyển hoá
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin
? Chuyển hoá cơ bản chịu sự điều khiển của yếu tố nào? 
? Cơ chế hoạt động như thế nào?
- Nghiên cứu thông tin độc lập
- Thần kinh và thể dịch
- Cơ chế thần kinh: các trung khu thần kinh ở não bộ phát ra các sung thần kinh điều khiển quá trình tăng, giảm quá trình tổng hợp hay phân huỷ các chất trong tế bào
- Cơ chế thể dịch: Các tuyến nội tiết tiết hoocmon đổ vào máu điều tiết các quá trình trên
Kết luận 3
Chuyển hoá được điều hoà bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch
IV. Kiểm tra - Đáng giá- Củng cố
Hãy đánh dấu (x) vào nội dung em cho là sai:
a. ă Đồng hoá tích luỹ năng lượng còn dị hoá giải phóng năng lượng
b. ă Đồng hoá tổng hợp chất còn dị hoá phân giải các chất
c. ă Đồng hoá xảy ra trong tế bào còn dị hoá xảy ra ngoài cơ thể 
d. ă Đồng hoá và dị hoá liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất
e. ă Đồng hoá và dị hoá đều chịu sự điều hoà của cơ chế thần kinh và thể dịch
Đáp án: c
V. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc mục em có biết và giải thích: Nguyên tắc hoạt động của phòng đo nhiệt? Mục đích của việc thiết kế phòng đo nhiệt?
- Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3. Hướng dẫn câu 3:
+ Phân biệt: Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 cấp độ trao đổi chất
+ Mối quan hệ: Mục 3
- Tìm hiểu các dạng năng lượng
- Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng
Tiết thứ 34
Thân nhiệt
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu khái niệm thân nhiệt
- Trình bày các cơ chế điều hoà thân nhiệt
- giải thích được cơ sở khoa học của các phản ứng cơ thể trong các điều kiện thời tiết khác nhau
2.Kỹ năng:
- Phân tích
3.Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
II. Phương pháp: 
- Hỏi đáp - tìm tòi
III. Chuẩn bị: - Phiếu học tập
- Bảng phụ
IV.Các hoạt động:
 ĐVĐ: Có bao giờ em đo nhiệt độ của cơ thể mình và đo bằng dụng cụ gì? (Nhiệt kế)? Bao nhiêu độ? (bình thường là 37oC). Có khi nào nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm không? (sốt). Lượng nhiệt đó do đâu mà có? Làm thế nào để luôn ổn định nhiêt độ đó?
Hoạt động 1: Thân nhiệt
Mục tiêu:
- Khái niệm thân nhiệt
- Nêu được quá trình sản sinh nhiệt
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin
? Cho biết quá trình nào trong tế bào sản sinh nhiệt? 
? Tất cả nhiệt lượng đó có giữ lại trong cơ thể không?
? Nhiệt độ cơ thể đo được gọi là gì?
? Hãy dự đoán xem khi nhiệt độ môi trường 40oC hoặc khi 20oC thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
? Vì sao?
- HS nghiên cứu thông tin độc lập
- Quá trình dị hoá
- Chỉ giữ lại một phần tạo nên nhiệt độ cơ thể.Phần lớn toả ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết.
- Thân nhiệt
- Luôn ổn định 37oC
- Cơ thể luôn xảy ra hai quá trình đồng thời: Sinh nhiệt ( dị hoá- tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết) à thân nhiệt ổn định
Kết luận 1.1
Thân nhiệt: Nhiệt độ của cơ thể 
 Cơ thể luôn xảy ra 2 quá trình đồng thời : Sinh nhiệt (dị hoá - tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết) thân nhiệt ổn định
ĐVĐ: Nhờ đâu mà ở người bình thường 2 quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt luôn ở trạng thái ổnđịnh?
Hoạt động 2: Cơ chế điều hoà thân nhiệt
Mục tiêu?
Nêu được vai trò của da trong điều hoá thân nhiệt
Chứng tỏ được vai trò chỉ đạo của hệ thần kinh trong việc điều hoà thân nhiệt
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức về chuyển hoá năng lượng để trả lời các câu hỏi
? Nhiệt do hoạt động cơ thể sinh ra đi đâu, để làm gì?
? Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
? Vì sao về mùa hè da hồng hào còn mùa đông thường tái và có hiện tượng sởn gai ốc?
? Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không có gió cảm thấy như thế nào và phản ứng của cơ thể ra sao?
? Vậy da có vai trò gì trong sự điều hoà thân nhiệt?
? Hoạt động điều hoà của da có phải là phản xạ không? Tại sao? 
? Ngoài cơ chế điều khiển co dãn mạch dưới da và tiết mồ hôi còn có cơ chế nào nữa không?
? Hãy phân tích cơ chế điều hoà thần kinh
Thảo luận nhóm 5 câu hỏi sách giáo khoa
+ Nhiệt tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể, một phần toả ra môi trường để ổn định thân nhiệt
+ Hô hấp, tiết mồ hôi, qua da
+ Mùa hè nên nhiệt độ môi trường cao, cần tăng cường toả nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, trời lạnh mạch máu co lại, cơ lỗ chân lông co nhằm tránh mất nhiệt
+Mồ hôi tiết ra nhiều khó bay hơi, chảy thành dòng, cảm thấy bứt rứt khó chịu 
+ Liên quan đến sự dãn nở mạch máu dưới da để điều hoà thân nhiệt
+ Là phản xạ, vì chịu sự điều khiển của hệ thần kinh
+ Co dãn lỗ chân lông, tăng cường uống nước, tăng hoặc giảm quá trình dị hoá
Kết luận 2;
Thân nhiệt ổn định nhờ sự điều hoà theo cơ chế thần kinh: co dãn mạch máu dưới da, tăng giảm quá trình dị hoá, hoạt động tiết mồ hôi, co dãn lỗ chân lông
Da giữ vai trò quan trọng trong hoạt động toả nhiệt của cơ thể
Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng lạnh
Mục tiêu:
Đề ra các phương pháp rèn luyện để bảo vệ cơ thể trước những thay đổi đột ngột của thời tiết
Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống
Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS đọc thông tin
Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp
 ? Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa dông khác nhau như thế nào?
? Mùa hè cần làm gì để chống nóng?
? Để chống rét cần phải làm gì?
? Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng?
? Việc xây nhà, xây công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng và chống lạnh?
? Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không?
Đọc thông tin
Thảo luận 6 vấn đề trong phàn lệnh
+ Mùa đông cần những chất giàu năng lượng, mùa hè cần nhiều chất giàu vitamin và muối khoáng
+Uống nhiều nước, không chơi thể thao ngoài trời nắng dưới nhiệt độ cao
+ Giữ ấm, tránh gió lạnh đột ngột
+ Làm cho cơ thể thích nghi dần với điều kiện thời tiết
+ Hướng nhà: tránh gió độc, tránh nắng chiều, vật liệu làm nhà thích hợp với điều kiện thời tiết
+ Cây xanh có khả năng điều hoà nhiệt độ
Kết luận 3:
Đối với các vùng miền có khí hậu khác nhau cần có biện pháp chống nóng hoặc chống lạnh thích hợp: hướng nhà hợp lý, thức ăn tuỳ theo mùa, bảo vệ cơ thể, trồng cây xanh
Rèn luyện cơ thể thích nghi dần với điều kiện thời tiết làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
Kiểm tra - Đánh giá - Củng cố
Điều phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày để đề phòng:
Cảm nóng cần chú ý các điểm sau:
Tắm ngay khi người đang nóng nực
 Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh
Hạ nhiệt một cách từ từ
Tránh ngồi chỗ có gió lùa
Cả c và d
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau:
 a) Mặc thật nhiều quần áo
 b) Mặc đủ ấm
 c) Ngâm chân nước muối nóng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 HKI.doc