Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải

Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học.

2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng CNTT và TT - Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Phẩm chất: Giúp HS phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn .

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở học bài.

 

doc 70 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
TIẾT 1:
BÀI 1: MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học.
2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Phẩm chất: Giúp HS phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn .
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở học bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Em hãy kể tên các ngành động vật đã học trong chương trình sinh học 7? 
HS: 
1. Ngành ĐV Nguyên sinh.	2. Ngành Ruột khoang
3. Ngành Giun dẹp.	4. Ngành giun tròn
5. Ngành Giun đốt. 	6. Ngành Thân mềm
7. Ngành Chân khớp. 	8. Ngành động vật có xương sống
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?
+ HS: Trong Ngành động vật có xương sống, lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất, đặc biệt là bộ Linh trưởng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV: Theo em con người thuộc ngành động vật nào?
+ HS: Ngành ĐV có xương sống.
Bước 4: Kết luận, nhận định:Vậy còn con người có vị trí như thế nào trong tự nhiên và chương trình sinh học 8 học những vấn đề gì, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động 2.1: Vị trí của con người trong tự nhiên: 
 a. Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu phần thông tin ⬜
- HS các nhóm tự nghiên cứu và giải phần ▽ trong SGK.
+ Con người có những đặc điểm gì giống lớp thú? 
+ Con người có những đặc điểm gì khác biệt so với động vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ” Em có kết luận gì về vị trí của con người trong tự nhiên?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- Giống nhau về cấu tạo chung: Các phần của bộ xương, sự sắp xếp các nội quan. Có lông mao. Có tuyến sữa. Bộ răng phân hóa. Đẻ con.
 I. Vị trí của con người trong tự nhiên: 
- Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng à hình thành ý thức.
- Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích nhất định à làm chủ tự nhiên.
- Biết dùng lửa để nấu chin thức ăn.
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.
Hoạt động 2.2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
a. Mục tiêu:
- HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học cơ thể người và vệ sinh.
- Biết đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Chỉ ra được mối liên quan giữa môn học với các bộ môn khoa học khác.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời các vấn đề sau:
+ Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì?
+ Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? 
+ Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK trang 5, trao đổi nhóm chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đang học.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Một vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 GV kết luận kiến thức.
- Hs ghi nhớ kiến thức.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như: y học, TDTT, điêu khắc, hội họa 
Hoạt động 2.3: Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh.
a. Mục tiêu: Chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn, đó là học qua mô hình, tranh, thí nghiệm.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Các nhóm HS nghiên cứu SGK, trả lời.
+ Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? 
+ GV lấy ví dụ cụ thể minh họa cho các phương pháp mà HS nêu ra.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trao đổi nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Một vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 GV kết luận kiến thức.
- Hs ghi nhớ kiến thức.
III. Phương pháp học tập môn học.
Kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
C. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện : 
(1) Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
(2) Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
-Khi bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ vận động) hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ ( hệ bài tiết, hệ tiêu hóa)-> chứng tỏ hệ thần kinh điều hòa hoạt độngcác hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Hoạt động 4 : HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
-Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?
- Do cơ thể là một khối thống nhất của sự phối hợp hoạt động các cơ quan , các hệ cơ quan dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
- Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật.
TIẾT 2,3,4,5 
CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
Tổng số tiết: 04 tiết (từ tiết 2 đến tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người. 
- HS phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể ..), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con).
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Biết được khái niệm mô, phân biệt các loại mô chính trong cơ thể.
- Biết được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân. 
- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ và mô liên kết .
- Biết được cấu tạo và chức năng của nơron
- HS chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
2. Năng lực:
- Các năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: HS nghiên cứu tài liệu, SGK ..tìm kiếm kiến thức
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời câu hỏi, thu thập thông tin từ thực tế, SGK.
+ Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 
+ Vận dụng: Vận dụng lý thuyết vào thực tế.
- Các năng lực đặc thù: Quan sát đề, bảng,đưa ra các tiên đoán, tìm kiếm kiến thức.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, bảo vệ động vật
- Nhân ái: Biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng kết quả báo cáo của các nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành phẩm chất chăm học, ham học, có tinh thần tự học, tham gia tích cực trong các hoạt động của nhóm.
- Phẩm chất trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm trong công việc, bảo vệ ý kiến cá nhân và của nhóm, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Bảng mô tả chủ đề:
Tiết
Tên hoạt động
Dự kiến thời gian
1
- Nội dung 1: Cấu tạo cơ thể người+Tế bào
45 phút
2
- Nội dung 2: Mô
45 phút
3
- Nội dung 3: Thực hành quan sát tế bào và mô
4
- Nội dung 4: Phản xạ 
TIẾT 2 :
Nội dung 1: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI +TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người. 
- Biết được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể ..), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con).
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Năng lực : Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Phẩm chất:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
- Giúp HS phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người.
+ Sơ đồ phóng to hình 2.3 SGK trang 9.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng phụ về chức năng chi tiết của các bào quan chủ yếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. Hoạt động 1 : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học  ... với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV liên hệ thực tế bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao cách phòng tránh
+ Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ đâu?
+ Huyết áp là gì? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và H18.1; 18.2/58 SGK, trả lời.
+ Tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch thay đổi ntn? Ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch?
+ Máu vận chuyển trong động mạch là do đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS khác nhận xét và bổ sung: Phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim (ngăn tim, van tim) và hệ mạch.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
- Huyết áp là lực tác động lên thành mạch máu do sức đẩy của tim tạo ra.
- Máu vận chuyển liên tục qua hệ mạch
 + Ở động mạch là nhờ sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch
 + Ở tĩnh mạch là nhờ sức hút của lồng ngực khi hít vào, lực hút của tâm nhĩ khi dãn ra, tác động của cơ bắp lên thành mạch.
Hoạt động 2.3: Vệ sinh tim mạch
a. Mục tiêu: Nêu được các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch, Biết được 1 số biện pháp phòng tránh, rèn luyện tim mạch, Tác nhân gây hại cho hệ tim mạch, biện pháp phòng tránh, rèn luyện tim mạch.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/59, trả lời.
 + Hãy chỉ ra tác nhân gây hại cho hệ tim mạch?
+ Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa?
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
+ So sánh khả năng làm việc của tim ở vận động viên so với nguời bình thường? → việc rèn luyện tim có ý nghĩa gì?
+ Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch?
+ Bản thân em đã rèn luyện chưa? Nếu chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs thảo luận trả lời các câu hỏi
Sản phẩm:
+ Hãy nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
→ ▪ Không sử dụng các chất kích thích: rượu, thuốc lá, 
 ▪ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm → phát hiện các khuyết tật liên quan đến bệnh tim mạch
 ▪ Khi bị sốc hay stress phải điều chỉnh cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ
 ▪ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu
 ▪ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật
+ Hãy kể những biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
→ Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp 
HS có thể kể: bệnh hở van tim, nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nghiên cứu thông tin và bảng 18 SGK/59, trả lời.
- Làm tăng hiệu suất làm việc của tim.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Vệ sinh tim mạch
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu
 - Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp. 
C. Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn các tác nhân có hại cho hệ tim mạch và biện pháp bảo vệ, biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
b) Tổ chức thực hiện
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV đặt một số câu hỏi để HS trả lời trực tiếp
+ Hãy nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
+ Hãy kể những biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
+ Hãy chọn các câu trả lời đúng
Câu 1. Huyết áp tối đa đo được khi
A. tâm nhĩ dãn. 	B. tâm thất co.
C. tâm thất dãn.	D. tâm nhĩ co.
Câu 2. Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp lớn nhất ?
A. Động mạch cảnh ngoài	B. Động mạch chủ
C. Động mạch phổi	D. Động mạch thận.
Câu 3. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch?
A. Kem	B. Sữa tươi
C. Cá hồi	D. Lòng đỏ trứng gà
Câu 4. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án trên	
HS thực hiện nhiệm vụ 
Sản phẩm: 1B, 2B, 3C, 4D
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày kết quả
- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
D. Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức giải thích được một số vấn đề liên quan đến tim và hệ mạch
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ 
 Giải thích vì sao không nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều colesteron?
HS thực hiện nhiệm vụ 
Sản phẩm: 
- Không nên. Vì khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều colesteron sẽ ngấm vào thành mạch kèm theo nhấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vỡ ra.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
Đọc mục “em có biết”, đọc trước Nội dung 7: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
TIẾT 18
NỘI DUNG 7: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- HS phân biệt được chảy máu động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Biết cách sơ cứu và băng cầm máu cho chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: băng, gạc, bông, dây cao su mỏng, vải mềm sạch.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. Hoạt động 1 : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS. 
? Các dụng cụ đó theo em được dùng để làm gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS: Các nhóm đưa dụng cụ ra cho GV kiểm tra.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào hiểu biết thực tế nêu được vai trò của các dụng cụ à GV dẫn vào bài
B. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các dạng chảy máu
a. Mục tiêu: Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch 
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV thông báo về các dạng chảy máu là: 
+ Chảy máu mao mạch.
+ Chảy máu tĩnh mạch.
+ Chảy máu động mạch.
+ Hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu
- Bằng kiến thức thực tế và suy đoán, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức
1. Các dạng chảy máu:
Có 3 dạng :
- Chảy máu mao mạch: chảy ít chậm.
- Chảy máu tĩnh mạch: chảy máu nhiều hơn, nhanh hơn.
- Chảy máu động mạch: chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương:
a. Mục tiêu: Biết cách ga rô và nắm được những qui định khi đặt ga rô
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – học sinh
Nội dung cần đạt
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV quan sát các nhóm làm việc giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.
- GV công nhận đánh giá đúng và phân tích đánh giá chưa đúng của các nhóm.
+ Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Phía các nhóm:
+ Bước 1: cá nhân tự nghiên cứu SGK trang 61 
+ Bước 2: Mỗi nhóm tiến hành băng bó theo hướng dẫn.
+ Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm các nhóm khác nhận xét 
- Các nhóm tiến hành theo 3bước tương tự như mục a 
- Tham khảo thêm hình 19.1 SGK. Yêu cầu :
+ Mẫu băng gọn, không chặt quá, không lỏng quá.
+ Vị trí dây ga rô cách vết thương không quá gần và không xa.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Cuối cùng GV công nhận đánh giá đúng và chưa đúng.
* GV nhận xét giờ học:
Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt.
Phê bình HS chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm.
 2. Tập băng bó vết thương:
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay. (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch) 
* Các bước tiến hành: SGK tr.61 .
* Lưu ý: sau khi băng nếu vết thương vẫn còn chảy máu đưa nạn nhân đến bệnh viện .
b. Băng bó vết thương ở cổ tay: (chảy máu ở động mạch)
* Các bước tiến hành: SGK tr. 62 .
* Lưu ý: SGK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện:
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch theo mẫu ở mục IV sgk/t63.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Hoàn thành báo cáo thu hoạch
 - Chuẩn bị trước bài 20 “Hô hấp và các cơ quan hô hấp”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.doc