Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tà Long

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tà Long

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo và chức năng của nơ ron

- Nắm được 5 thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, phân tích thông tin trong kênh hình để lĩnh hội kiến thức.

 3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ cơ thể

B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp tái hiện

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Sơ đồ cung phản xạ.

2. Học sinh: Nghiên cứu về phản xạ .

 

doc 15 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 5	Ngày soạn: 5/9/2010
PHẢN XẠ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và chức năng của nơ ron
- Nắm được 5 thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, phân tích thông tin trong kênh hình để lĩnh hội kiến thức.
 3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cơ thể
B. Phương pháp giảng dạy: 	Vấn đáp tái hiện 
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Sơ đồ cung phản xạ. 
2. Học sinh: Nghiên cứu về phản xạ .
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các mô chính trong cơ thể, cấu tạo và chức năng của từng loại mô?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
Ở người: 	Sờ tay vào vật nóng ® rụt tay.
Nhìn thấy quả khế ® tiết nước bọt.
Hiện tượng rụt tay, tiết nước bọt đó là phản xạ. Vậy phản xạ được thực hiện nhờ cơ chế nào? Cơ sở vật chất của hoạt động phản xạ là gì ?
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơ ron.
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ ở bài 4 và quan sát hình 6.1 ® thảo luận :
- Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh ? 
HS: (TB thần kinh (nơ ron) + TB thần kinh đệm (TK giao).
GV: Mô tả cấu tạo của một nơ ron điển hình ?
HS: trả lời
GV giải thích thêm về xi nap : là diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơ ron này với nơ ron kế tiếp.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK trả lời câu hỏi :
- Nơ ron có những tính chất cơ bản nào ? 
- Nói rõ hướng lan truyền của xung thần kinh trong nơ ron ? 
- Có mấy loại nơ ron ?
- Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm ? 
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.
Cấu tạo và chức năng của nơ ron :
1.Cấu tạo : 1 nơ ron gồm 
Thân chứa nhân.
Nhiều sợi nhánh
1 sợi trục.
2.Chức năng : 
Cảm ứng
Dẫn truyền
* Sự dẫn truyền xung thần kinh trong dây thần kinh chỉ theo 1 chiều.
Có 3 loại nơ ron :
+ NR hướng tâm (cảm giác)
+ NR trung gian (liên lạc)
+ NR li tâm (vận động)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các thành phần của cung phản xạ và vòng phản xạ.
GV: Yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin mục II.2 SGK ® trao đổi nhóm để trả lời.
- Phản xạ là gì ? (Cho ví dụ)
- Nêu điều khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật ? 
HS: Nghiên cứu và thảo luận.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh, còn cảm ứng ở thực vật không phải do hệ thần kinh điều khiển
GV: Nhận xét và kết luận 
GV: Treo hình vẽ 6.2 ® HS quan sát thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi hoạt động :
- Các loại nơ ron tạo nên một cung phản xạ? 
- Các thành phần của một cung phản xạ ? 
- Con đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ ?
- Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó ?
HS: Thảo luận 
GV: Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung.
HS: Trình bày, cả lớp theo dõi
GV: Tóm tắt đường dẫn truyền xung thần kinh theo cung phản xạ trong ví dụ HS đã nêu.
HS: Lắng nghe
GV: Đặt vấn đề : Bằng cách nào trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ đã đáp ứng được kích thích chưa ? 
HS: Nhờ có thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm theo dây hướng tâm trung ương thần kinh.
GV: Giải thích con đường dẫn truyền xung thần kinh trong vòng phản xạ dựa vào hình 6.3.
HS: Theo dõi.
GV: Vòng phản xạ là gì ? Phân biệt với cung phản xạ ? 
HS: Trả lời 
GV: Ghi bảng.
II . Cung phản xạ :
Phản xạ :
- Là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Cung phản xạ :
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron li tâm, cơ quan phản ứng.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
Vòng phản xạ :
 Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và luồng thông tin ngược.
 4. Củng cố:
Có mấy loại nơ ron ? 
Các loại nơ ron khác nhau ở điểm nào?
Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ ?
1 HS đọc ghi nhớ.
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Xem trước bài 7.
Tiết: 6	Ngày soạn: 6/9/2010
THỰC HÀNH:
QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: Tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ cơ thể
B. Phương pháp giảng dạy: 	Thực hành
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: 
Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm.
Một con ếch sống, 
Dung dịch sinh lý 0,65% NaC1, ống hút, dung dịch, axit axêtic 1% cái ống hút.
Bộ tiêu bản động vật.
2. Học sinh: 
Mỗi tổ: 1 con ếch, 
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: GV cho HS quan sát tranh: động vật đơn bào, tập đoàn Vôn vốc ® trả lời câu hỏi: Sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng của tập đoàn Vôn vốc so với động vật đơn bào là gì? (GV giảng giải thêm: Tập đoàn Vôn vốc đã có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng ® đó là cơ sở hình thành mô ở động vật đa bào).
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
- GV: 
Nêu mục tiêu của bài thực hành (như A)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
GV: giới thiệu dụng cụ và vật liệu cần thiết.
Hướng dẫn quy trình thực hành kết hợp thao tác mẫu.
- GV: giới thiệu cách làm tiêu bản tế bào mô cơ vân và thao tác mẫu
- HS: Quan sát và lắng nghe
- GV: yêu cầu quan sát các mô ® vẽ hình.
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
+ Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm.
+ Một con ếch sống, 
+ Dung dịch sinh lý 0,65% NaC1, ống hút, dung dịch, axit axêtic 1% cái ống hút.
+ Bộ tiêu bản động vật.
II. Quy trình thực hành
1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
a- Cách làm tiêu bản mô cơ vân
+ Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ.
+ Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch).
+ Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn hai bên mép rạch.
+ Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách một sợi mảnh.
+ Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lý 0,65% NaCL.
+ Đậy la men, nhỏ axit axêtíc.
b- Quan sát tế bào: Thấy được các phần chính: màng, tế bào chất, nhân, vân ngang 
2. Quan sát tiêu bản các loại mô khác
HĐ2: Tổ chức học sinh thực hành
- GV: phân 2 bàn lập thành một nhóm và vị trí làm việc của mỗi nhóm.
- HS: làm việc theo nhóm
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm 
- HS: Làm theo các bước
- GV: Đi kiểm tra công việc của các nhóm, giúp đỡ nhóm nào chưa làm được.
- GV: Yêu cầu các nhóm điều chỉnh kính hiển vi.
GV cần lưu ý: Sau khi HS quan sát được tế bào thì phải kiểm tra lại, tránh hiện tượng HS nhầm lẫn, hay là miêu tả theo Sgk.
HĐ3: Tổng kết và đánh giá
- GV: yêu cầu HS
+ Ngừng thực hành.
+ Cá nhân hoàn thành mẫu báo cáo dựa trên mẫu của nhóm.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn.
- GV: Hướng dẫn HS hoàn thành.
- HS: đổi chéo sản phẩm của các nhóm.
 * Báo cáo kết quả:
- GV: yêu cầu các nhóm tự nhận xét về kết quả làm việc của nhóm mình.
- HS: Các nhóm tự nhận xét.
- GV: Nhận xét chung về tiết thực hành về:
+ Sự chuẩn bị (dụng cụ, mẫu báo cáo thực hành)
+ Trình tự, thao tác.
+ Tinh thần, thái độ trong khi thực hành.
+ Kết quả làm việc.
- GV: cho điểm các nhóm
III. Báo cáo thực hành:
 4. Củng cố:
Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt.
Phê bình nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm
Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì?
Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công.
Lý do nào làm cho mẫu của một số nhóm chưa đạt yêu cầu.
Yêu cầu các nhóm:
Làm vệ sinh, dọn sạch lớp.
Thu dụng cụ đầy đủ, rửa sạch lau khô, tiêu bản mẫu xếp vào hộp.
5. Dặn dò:
Về nhà, tự hoàn thiện báo cáo vào vở bài tập
Xem trước bài 8 “Bộ xương”
Tiết: 7	Ngày soạn: 10/9/2010
Chương II. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CƠ THỂ
BỘ XƯƠNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống
Kể tên các phần của bộ xương người
Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được các xương chính ngay trên cơ thể bản thân.
Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn và xương dẹt về hình thái và cấu tạo.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng phân tích tổng hợp 
 3. Thái độ:
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ cơ thể
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp – hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh vẽ bộ xương .
2. Học sinh: Tìm hiểu về bộ xương của con người .
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt phương pháp làm mô cơ vân?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Sự vận động của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Nhiệm vụ học tập đề ra ở chương này là tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cơ và xương, những đặc điểm của cơ, xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động, giữ gìn vệ sinh cơ xương.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các thành phần chính của bộ xương.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 ® 7.3 liên hệ các phần của bộ xương trên cơ thể.
HS: Quan sát hình vẽ 
GV: Sử dụng tranh vẽ, mô hình giới thiệu về bộ xương, cấu tạo hộp sọ, cột sống và lồng ngực.
HS: Quan sát và lắng nghe
GV: Nêu các câu hỏi hoạt động. HS thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.
- Chức năng của bộ xương là gì ?
- Bộ xương gồm có những phần nào ?
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Yêu cầu một số học sinh trả lời
HS: Trả lời, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Lắng nghe và hoàn thiện câu trả lời.
GV: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân ? 
HS: Giống : có các phần tương ứng nhau. Khác : về kích thước; cấu tạo, khác nhau của đai vai, đai hông, đặc điểm hình thái và sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay và bàn chân.
GV: Tại sao có sự khác nhau giữa xương tay và xương chân ? 
HS: Là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng.
I . Các phần chính của bộ xương :
- Bộ xương là bộ phận nâng đỡ bảo vệ cơ thể và là nơi bám của các cơ.
- Bộ xương gồm nhiều xương được chia là 3 phần :
+ Xương đầu : xương sọ, xương mặt.
+ Xương thân : xương cột sống, xương lồng ngực.
+ Xương chi : xương chi trên, xương chi dưới.
Hoạt động 2 : Phân biệt các loại xương.
GV: Yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin mục II. Liên hệ bản thân trả lời câu hỏi :
- Có mấy loại xương ? Chúng phân biệt nhau ở đặc điểm nào ?
HS: Đọc thông tin và trả lời
GV: Giải thích đặc điểm của 3 loại xương dựa trên tranh vẽ hoặc xương thật.
HS: Lắng nghe và quan sát.
GV: Xác định các loại xương trên cơ thể người hay chỉ trên mô hình ?
HS: Xác định
II.Phân biệt các loại xương :
Có 3 loại xương :
- Xương dài : hình ống (xương ống tay) ở giữa rỗng chứa tuỷ.
- Xương ngắn : kích thước ngắn (đốt sống)
- Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng (xương sọ)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các khớp xương.
GV: Treo tranh vẽ hình 7.4 giới thiệu cho HS định nghĩa khớp xương và 3 loại khớp, mỗi loại lấy vài ví dụ để HS xác định trên cơ thể bản thân.
- Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động ? 
HS: Gồm 1 đầu xương lồi hình bán cầu của xương đùi lồng vào 1 hốc xương của xương chày. Mặt của mỗi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi ® giảm sự cọ xát giữa 2 đầu xương.Giữa khớp có một túi đệm chứa đầy chất dịch nhầy (túi hoạt dịch).
Bên ngoài khớp là những dây chằng đàn hồi và dai đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín bọc 2 đầu xương lại. Nhờ những đặc điểm cấu tạo trên làm khớp xương cử động dễ dàng.
GV: Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao?
? Nêu đặc điểm của khớp bất động ?
HS: Trả lời
GV: Giải thích làm rõ vai trò từng loại khớp ® chốt lại những ý chính ghi bảng.
III.Các khớp xương :
- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.
- Có 3 loại khớp xương :
+ Khớp động : là khớp cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn đầu khớp nắm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch) ® đảm bảo sự linh hoạt của tay, chân.
+ Khớp bất động : là loại khớp không cử động được giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan hoặc nâng đỡ.
+ Khớp bán động : là những khớp cử động hạn chế giúp xương thành khoang bảo vệ, giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đứng thẳng, lao động (cột sống).
 4. Củng cố:
- Bộ xương người có mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào?
- Sự khác nhau giưa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
- Có mấy loại khớp ? Nêu vai trò của từng loại khớp ?
- 1 ® 2 HS đọc to phần ghi nhớ.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Soạn bài 8, mỗi tổ chuẩn bị 2 xương đùi ếch (gà).
Tiết: 8	Ngày soạn: 13/9/2010
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS trình bày được cấu tạo chung của một xương dài từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
Nêu đươc cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
2. Kỹ năng:
Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
 3. Thái độ:
Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ cơ thể.
B. Phương pháp giảng dạy: Trực quan –vấn đáp 
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: 
Sơ đồ cấu tạo của xương. Một số dụng cụ thí nghiệm ( xương đùi ếch , HCL 10% , đèn cồn.)
.2. Học sinh: 
Kết quả của ngâm xương và đốt xương 
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.
Lớp 8A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 8B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự khác nhau giưa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 1 HS đọc mục “Em có biết ?” GV nêu vấn đề : Vậy sức chịu đứng lớn được như vậy của xương do đâu mà có ? ® Tiết học này sẽ giải đáp.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương.
GV: treo tranh vẽ hình 8.1 ® 2 HS quan sát và đọc thông tin mục I.1 đối chiếu hình vẽ trả lời câu hỏi :
- Xương dài có cấu tạo như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Lật tấm che ở cột 1, cột 2 của bảng 8.1 để cho HS thấy đáp án.
HS: Hoàn thiện đáp án
GV: Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương 
HS: Hình ống : xương nhẹ, chắc; nan xương : phân tán lực. 
GV: Giới thiệu cấu tạo của xương được vận dụng để xây cột trụ cầu, vòm cửa tiết kiệm và bền vững.
I.Cấu tạo của xương :
- Xương có cấu tạo gồm : Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.
- Xương dài có cấu trúc hình ống, mô xương xốp ở 2 đầu xương trong xương chứa tuỷ đỏ là nơi sản sinh ra hồng cầu, khung xương chứa tuỷ đỏ (ở trẻ em) hoặc tuỷ vàng (ở người lớn).
2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 8.4 ® 5 SGK chú ý tới vai trò, vị trí của sụn tăng trưởng.
HS: Quan sát 
GV: Dùng hình 8.5 mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò của sụn tăng trưởng.
- Quan sát hình 8.5 cho biết vai trò của sụn tăng trưởng ?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu về sự phát triển của xương ở các độ tuổi khác nhau .
II.Sự to ra và dài ra của xương :
- Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của tế bào màng xương.
- Xương dài ra nhờ sự phân chia của các TB lớp sụn tăng trưởng.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về thành phần hoá học và tính chất của xương .
GV: hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm. 
Lưu ý HS :
- Ngâm xương trong HCL để là gì ? Còn lại thành phần nào trong xương ? ® kết luận.
Đốt xương thì thành phần nào bị cháy ? Còn lại thành phần nào trong xương ? ® kết luận về vài trò của chất bị cháy.
HS: Làm thí nghiệm
GV: Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra về kết luận gì về thành phần và tính chất của xương ?
HS: Đọc thông tin để khẳng định những kết luận.
GV: Giới thiệu tỉ lệ 2 chất cốt giao và vô cơ ở độ tuổi trẻ em, người già.
HS: Lắng nghe
III.Thành phần hoá học và tính chất của xương :
Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng.
+ Chất cốt giao : tạo cho xương có tính mềm dẻo ® chịu lực tốt.
+ Chất muối khoáng làm cho xương có tính rắn chắc ® nâng đỡ cơ thể.
 4. Củng cố:
Yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 31 SGK
Xương dài có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ?
Trình bày các thí nghiệm tìm hiểu thành phần và tính chất của xương ?
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Câu 3 : Khi hầm xương ® chất cốt giao bị phân huỷ ® chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất cốt giao nên bở.
Xem trước bài 9 “ Cấu tạo và tính chất của cơ”

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of sinh_8_theo_chuan.doc