A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc kiến thức đã học.
- GV nắm được thông tin từ học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy.
2. Kỹ năng:
Làm bài thi tự luận, vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập
3. Thái độ: Tự giác tích cực
B. Phương pháp giảng dạy: - Kiểm tra đánh giá
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên: Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và thang điểm
.2. Học sinh: Ôn tập
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (0,5’)
Lớp 8A Tổng số: Vắng:
Lớp 8B Tổng số: Vắng:
Tiết: 19 Ngày soạn: ... / ... / ... KIỂM TRA 1 TIẾT. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm chắc kiến thức đã học. - GV nắm được thông tin từ học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy. 2. Kỹ năng: Làm bài thi tự luận, vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập 3. Thái độ: Tự giác tích cực B. Phương pháp giảng dạy: - Kiểm tra đánh giá C. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và thang điểm .2. Học sinh: Ôn tập D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (0,5’) Lớp 8A Tổng số: Vắng: Lớp 8B Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (0,5’)Kiểm tra 1 tiết b. Triển khai bài dạy: Đề chẵn Ma trận đề Tỉ trọng câu hỏi/điểm Lĩnh vực nội dung Cấp độ tư duy T S Biết Hiểu VD thấp TN TL TN TL TN TL Bộ xương 1 2đ 1 1đ 2 3đ Bạch cầu – miễn dịch 1 1đ 1 1đ 1 1đ 3 3đ Vận chuyển máu qua hệ mạch 2 2đ 1 2đ 3 4đ Tổng số câu 2 4 2 8 Tỉ trọng điểm 3đ 4đ 3đ 10đ Đề Câu 1: Trình bày các phần chính của bộ xương. Có mấy loại xương? Câu 2: Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì? Câu 3: Điều gì xảy ra khi nhịp tim tăng, tim làm việc quá sức? Do đâu mà tim làm việc quá sức? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác hại cho tim, mạch? Đề lẻ Ma trận đề Tỉ trọng câu hỏi/điểm Lĩnh vực nội dung Cấp độ tư duy T S Biết Hiểu VD thấp TN TL TN TL TN TL Bộ xương 1 1đ 1 2đ 2 3đ Cấu tạo và tính chất của cơ 1 2đ 1 1đ 2 3đ Tim và mạch máu 1 2đ 1 2đ 2 4đ Tổng số câu 2 3 1 6 Tỉ trọng điểm 3đ 5đ 2đ 10đ Đề Câu 1: Có mấy loại khớp xương ? Nêu vai trò của từng loại khớp ? Câu 2: Tính chất của cơ là gì? Cơ chế phản xạ của sự co cơ. Câu 3: Trình bày cấu tạo của tim. Phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch 4. Củng cố: (1’) - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài. - Nghiên cứu bài: thực hành (Chuẩn bị băng gạc, bông y tế) Đáp án: Đề chẵn Câu 1: * Các phần chính của bộ xương :(2đ) - Bộ xương là bộ phận nâng đỡ bảo vệ cơ thể và là nơi bám của các cơ. - Bộ xương gồm nhiều xương được chia là 3 phần : + Xương đầu : xương sọ, xương mặt. + Xương thân : xương cột sống, xương lồng ngực. + Xương chi : xương chi trên, xương chi dưới. * Có 3 loại xương : (1đ)) - Xương dài : hình ống (xương ống tay) ở giữa rỗng chứa tuỷ. - Xương ngắn : kích thước ngắn (đốt sống) - Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng (xương sọ) Câu 2: (3đ) - Miễn dịch là khả năng không mắc một hay một số bệnh nào đó dù sống trong môi trường có mầm bệnh. (1đ) - Có hai loại miễn dịch: (1đ) + Miễn dịch tự nhiên (Bẩm sinh hoặc tập nhiễm): Khả năng tự chống bệnh của cơ thể. + Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vắc xin. - Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là miễn dịch nhân tạo do con người tạo ra, còn miễn dịch tự nhiên là do bản thân con người có được hoặc do tập nhiễm (1đ) Câu 3: - Tim đập nhanh hơn sẽ dẫn đến bệnh suy tim, đến một lúc nào đó sẽ ngừng đập hẳn. (1đ) - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim phải tăng nhịp không mong muốn: Bẩm sinh, mất máu, hồi hộp, vi rút vi khuẩn... (1đ) - Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim, mạch (2đ) Đề lẻ: Câu 1: (3đ) *Có 3 loại khớp xương : (1đ) + Khớp động + Khớp bất động. + Khớp bán động. * Vai trò của các loại khớp xương. (2đ) + Khớp động : là khớp cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn đầu khớp nắm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch) ® đảm bảo sự linh hoạt của tay, chân. + Khớp bất động : là loại khớp không cử động được giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan hoặc nâng đỡ. + Khớp bán động : là những khớp cử động hạn chế giúp xương thành khoang bảo vệ, giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đứng thẳng, lao động (cột sống). Câu 2: *Tính chất cơ bản của cơ là sự co và giãn cơ. (2đ) - Khi bị kích thích cơ phản ứng lại bằng cách co cơ. - Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên ® bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang. *Cơ chế phản xạ của co cơ : (1đ) Kích thích ® cơ quan thụ cảm( dây hướng tâm ) ® Trung ương thần kinh (dây li tâm ) ® cơ co. Câu 3: * Cấu tạo của tim (2đ) a. Cấu tạo ngoài : Màng tim bao bọc bên ngoài. Tâm thất lớn tạo thành đỉnh tim. b. Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nửa bên trái dày hơn nửa bên phải. - Giữa TN với TT và giữa TT với các mạch máu có các van tim cho phép máu chỉ chảy theo một chiều. * Phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch (2đ) Nội dung Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch 1.Cấu tạo: -Thành mạch -Lòng trong -Đặc điểm khác -3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, biểu bìà dày Hẹp Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ -3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, biểu bìà mỏng -Rộng - Có van 1 chiều -Một lớp biểu bì mỏng -Hẹp nhất - Nhỏ, phân nhánh nhiều 2. Chức năng - Đẩy máu từ tim -> các cơ quan, vận tốc và áp suất lớn Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ - Trao đổi chất với tế bào
Tài liệu đính kèm: