Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng

I. MỤC TIÊU:Học xong bi ny học sinh phải:

- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.

- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng quan sát so sánh.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to các hình 48. 1-2-3.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Bảng phụ phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A/ Kiểm tra bài cũ: 5phút

? Mô tả cấu tạo trong của đại não.

? Ở người có những vùng chức năng nào mà động vật không có?

B/ Vào bài mới :

1.Mở bài: 1phút

- Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi : Xét về chức năng của hệ thần kinh được phân chia như thế nào ?

- Sau đó GV giới thiệu như sách giáo khoa trang 151

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8, kì II - Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :8/3/11	 Tiết :50
Ngày dạy :12/3/11	 Tuần :26
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 48 : HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU:Học xong bài này học sinh phải:
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.	
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to các hình 48. 1-2-3. 
Chuẩn bị của học sinh:
- Bảng phụ phiếu học tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/ Kiểm tra bài cũ:	5phút 
? Mô tả cấu tạo trong của đại não.
? Ở người có những vùng chức năng nào mà động vật không có?
B/ Vào bài mới :	
1.Mở bài: 1phút 
- Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi : Xét về chức năng của hệ thần kinh được phân chia như thế nào ?
- Sau đó GV giới thiệu như sách giáo khoa trang 151
2.Phát triển bài:
ND1 : I-CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cung phản xạ sinh dưỡngvà so sánh với cung phản xạ vận động 15 phút 
Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV yêu cầu học sinh quan sát hình 48.1 
? Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A và B.
? Nêu rõ sự giống và khác nhau của cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. 
-GV chốt lại kiến thức.
HS vận dụng kiến thức đã có kết hợp quan sát hình à nêu được đường đi của xung thần kinh và cung phản xạ sinh dưỡng.
-Giồng nhau:
+Trung khu nằm ở chất xám
+Có 3 nơ ron:Hương stâm,trung gian và li tâm.
-Khác nhau:Cung PXSD có 2 nơ ron li tâm nối tiếp nhau,có hạch giao cảm hoặc đối giao cảm.
-HS nhận xét,bổ sung.
 ND 2 :II- CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng	15 phút 
Tiến hành:
-GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin quan sát hình 48.3
?Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào ?
-GV yêu cầu học sinh quan sát lại hình 48. 1-2-3 đọc thông tin bảng 48.1à tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
-GV gọi một học sinh đọc to bảng 48. 1 
HS tự thu nhận thông tin à Nêu được phần TƯ và phần ngoại biên ..
HS làm việc độc lập với SGK . Thảo luận nhóm à Nêu được các đặc điểm khác nhau.
+ Trung ương.
+ Ngoại biên.
+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
+ Tiểu kết :
Hệ thần kinh sinh dưỡng;
+ Trung ương: nằm ở đại não và tủy sống 
+ Ngoại biên : dây thần kinh và hạch thần kinh.
 Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ : Giao cảm và đối giao cảm .
 ND 3 :III- CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng	 10 phút 
-Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 48. 3 đọc kỹ nội dung bảng 48.2à thảo luận.
?Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
? Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai vai trò như thế nào trong đời sống?
-HS tự thu nhận và xử lí thông tin.
-Thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến.
-Yêu cầu nêu được : 2 bộ phận có tác dụng đối lập.
Ýù nghĩa :Điều hòa hoạt động các cơ quan.
-Đại diện nhóm phát biểu . Các nhóm khác bổ sung.
- 
+ Tiểu kết :
 Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng ( cơ trơn , cơ tim và các tuyến )
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :	3 phút
1.Tổng kết:GV tóm tắt bài học
2. Dùng các từ:Phần trung ương,hạch thần kinh,đối lập,đối giao cảm,giao cảm,hoàn chỉnh đoạn thông tin sau:
Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:,. . . . . . . . . . . . . . . . .nằm trong não,tuỷ sống và bộ phận ngoại biên là các. . . . . . . . . . . . . . và các dây thần kinh.
Hệ thần kinh giao cảm dược chia thành bộ phận. . . . . . . . . . . . . và . . . . . . . . . . . .Hai phân hệ này thực hiện chứ năng. . . . . . . . . . . . .để điều hoà hoạt động của các nội quan trong cơ thể.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :	5 phút 
	- Học bài theo nội dung SGK.
	- Làm câu hỏi 2 vào vở .
	- Đọc mục “ Em có biết ?”
	- Đọc trước bài 49.
	+Trả lời câu hỏi có trong bài
	+Quan sát hình vẽ có trong bài
	+Thực hiện lệnh có trong bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • doc50.doc